Tích lũy tư bản chủ nghĩa - pdf 20

Download miễn phí Tiểu luận Tích lũy tư bản chủ nghĩa



Tích tụ tư bản bị một xu hướng ngược lại cản trở, đó là xu hướng phân tán của tư bản. Xu hướng này biểu hiện ở chỗ: hay tư bản mới tích luỹ không nhập vào tư bản cũ mà tách ra thành một tư bản mới hoạt động độc lập, hay một tư bản cũ bị phân chia thành nhiều tư bản nhỏ, như trong trường hợp chia gia tài. Nhưng xu hướng này lại bị xu hướng tập trung tư bản cản trở và lấn át. Tích tụ tư bản là một yếu tố tất yếu, bởi vì một mặt đó là yêu cầu của quyluật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản của cạnh tranh và của tiến bộ kỹ thuật. Mặt khác trình độ bóc lột và khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được ngày càng tăng trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản là điều kiện vật chất làm cho khả năng tư bản hóa giá trị thặng dư biến thành hiện thực tích luỹ tư bản.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

i cách: hay là kéo dài thời gian lao động hay tăng cường độ lao động của số công nhân hiện có hay phải tuyển thêm lao động mới.
"Nhưng muốn làm cho các yếu tố đó thực sự hoạt động với tư cách là tư bản, thì giai cấp các nhà tư bản cần có thêm một số lao động. Nếu việc bóc lột những công nhân đang làm việc không thể tăng thêm bằng cách kéo dài thì giờ hay nâng cao cường độ, thì phải tuyển thêm sức lao động".
(Trích: C.Mác bộ"Tư bản", quyển I, tập 3, C22, tr.35).
3. Những kết luận C.Mác rút ra từ việc nghiên cứu tái sản xuất mở rộng
Những kết luận mà C.Mác rút ra từ việc nghiên cứu tái sản xuất giản đơn vẫn biểu hiện đầy đủ trong tái sản xuất mở rộng. Song nghiên cứu tái sản xuất mở rộng C.Mác còn rút ra một số kết luận sau:
Sự phân tích trên đã chỉ rõ tư bản tích luỹ là giá trị thặng dư chuyển hóa thành tư bản, là sản phẩm của chính bản thân cách sản xuất tư bản chủ nghĩa. C.Mác chỉ rõ; đối với tư bản phụ thêm "đó là giá trị thặng dư được tư bản hóa. Ngay từ lúc mới ra đời, không một nguyên tử giá trị nào của nó mà lại không phải do lao động không công của người khác tạo ra".
Hơn nữa tư bản tích luỹ chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản, trái lại tư bản ứng trước chiếm một tỷ lệ ngày càng nhro bé, không đáng kể, chỉ là "một giọt nước trong dòng sông ngày càng lớn của tích luỹ".
Như vậy, toàn bộ sự giàu có của giai cấp tư sản đều là kết quả chiếm đoạt lao động thặng dư do lao động không công của giai cấp công nhân tạo ra.
"Hơn nữa là tư bản không làm giàu theo tỷ lệ với lao động cá nhân của hắn hay tỷ lệ với sự không tiêu dùng của cá nhân hắn như người trữ của, mà làm giàu theo tỷ lệ với khối lượng sức lao động của người khác mà hắn bòn rút được và tỷ lệ với mức hy sinh mọi sự hưởng thụ trong cuộc sống mà hắn bắt công nhân phải chịu".
Và "đặc biệt họ làm giàu được rất nhiều bằng cách ăn cắp của những người cha mẹ đem gửi con cho họ làm thợ học việc và phải trả tiền rất đắt cho việc dạy nghề, tuy những trẻ học nghề đó phải ăn đói. Mặt khác lợi nhuận chung bình bấy giờ còn thấp, và việc tích luỹ đòi hỏi phải tiết kiệm rất nhiều. Họ sống như những kẻ trữ của, và thậm chí cũng không dám tiêu dùng đến những lợi tức do tư bản của họ kiếm được".
(Trích: C.Mác bộ"Tư bản", quyển I, tập 3, C22, tr.59).
4. Những nhân tố quyết định quy mô của tích luỹ tư bản
Quy mô của tích luỹ tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư và sự phân chia khối lượng giá trị thặng dư thành quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản. Nếu tỷ lệ đó không đổi thì quy mô tích luỹ phụ thuộc vào những nhân tố quyết định quy mô của khối lượng giá trị thặng dư.
"Nếu tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tư bản và thu nhập đã có sẵn thì rõ ràng là đại lượng của tư bản tích luỹ sẽ do đại lượng tuyệt đối của giá trị thặng dư quyết định".
(Trích: C.Mác bộ"Tư bản", quyển I, tập 3, C22, tr.66).
a. Nâng cao trình độ bóc lột sức lao động
- Nâng cao trình độ bóc lột sức lao động bằng cách cắt xén vào tiền công: C.Mác giả định rằng người công nhân nhận được tiền công đúng giá trị sức lao động của mình. Nhưng trong thực tế nhà tư bản còn cắt xén một phần tiền công để tăng tích luỹ tư bản.
"Nhưng trong thực tế việc cướng ép hạ tiền công xuống thấp hơn giá trị sức lao động đóng một vai trò quá quan trọng, khiến cho chúng ta không thể không nói qua đến vấn đề ấy. Trong những giới hạn nhất định, việc đó thực tế đem biến quỹ tiêu dùng cần thiết của công nhân thành quỹ tích luỹ của tư bản".
(Trích: C.Mác bộ"Tư bản", quyển I, tập 3, C22, tr.69).
Và "nhưng nếu như công nhân có thể sống bằng không khí thì người ta không thể mua họ bằng bất cứ giá nào. Do đó, lao động không mất tiền là một giới hạn theo nghĩa toán học. Không bao giờ có thể đạt tới giới hạn đó tùy rằng bao giờ cũng có thể tiến đến gần nó. Xu hướng thường xuyên của tư bản là muốn học tiền công xuống tới điểm hư vô đó".
(Trích: C.Mác bộ"Tư bản", quyển I, tập 3, C22, tr.69).
Vậy nhà tư bản không chỉ chiếm đoạt lao động thặng dư mà còn chiếm đoạt cả một phần lao động tất yếu của công nhân, biến một phần quý tiêu dùng của công nhân thành tích luỹ tư bản.
Nâng cao trình độ bóc lột sức lao động bằng cách tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động. Việc tăng cường độ lao động rõ ràng làm tăng thêm giá trị thặng dư, do đó làm tăng bộ phận giá trị thặng dư tư bản hóa, tức là làm tăng tích luỹ. Số lượng lao động tăng thêm mà nhà tư bản chiếm không do tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động không đòi hỏi phải tăng thêm tư bản một cách tương ứng. Hơn nữa tư bản sẽ được hoàn vốn nhanh, tránh được hao mòn vô hình, giảm được chi phí bảo quản, sớm cải tiến kỹ thuật. Để mở rộng quy mô bóc lột nhà tư bản có thể tăng thời gian sử dụng máy móc, thiết bị trong ngày, tức nâng cao hệ số sản xuất mà không cần đầu tư thêm nguyên liệu, vật liệu một cách tương ứng. Điều đó có lợi cho nhà tư bản vì khấu hao nhanh hơn, thời gian thay thế thiết bị sẽ sớm hơn. Mặt khác nhà tư bản bắt công nhân hiện đang có việc phải tăng cường độ lao động, hay kéo dài thời gian lao động để tăng khối lượng giá trị thặng dư. C.Mác chỉ rõ: "Số lao động phụ thêm dó ức lao động khẩn trương hơn tạo ra, có thể làm tăng thêm sản phẩm thặng dư, tức là thực thể của tích luỹ, mà không cần tăng thêm phần tư bản bất biến một cách tương ứng".
(Trích: C.Mác bộ"Tư bản", quyển I, tập 3, C22, tr.75).
Trong ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp hầm mỏ, đối tượng lao động là tặng vật của thiên nhiên, cho nên ở đây tư bản bất biến hầu như chỉ có thiết bị; vì vậy nhà tư bản càng quan tâm sử dụng các thủ đoạn trên để tăng thêm quy mô tích luỹ mà không cần tăng thêm tư bản ứng trước.
"Tư bản bất biến ở đây hầu như hoàn toàn chỉ gồm có những tư liệu lao động có thể chịu đựng được rất tốt việc tăng thêm số lượng lao động (ví dụ bằng cách đặt ca ngày và ca đêm)".
(Trích: C.Mác bộ"Tư bản", quyển I, tập 3, C22, tr.75).
Trong ngành nông nghiệp cũng vậy, khi đã có một số tư bản ứng ra nhất định, chỉ cần tăng thêm sự tác động của lao động đối với ruộng đất cũng đủ làm tăng thêm sự phì nhiêu của ruộng đất lên một cách kỳ diệu.
C.Mác nhấn mạnh: "... một khi nắm được hai nguồn gốc đầu tiên tạo ra của cải là sức lao động và đất đai, thì tư bản có một số sức bành trướng cho phép nó tăng những yếu tố tích lũy của nó lên quá những giới hạn dường như được quy định bởi đại lượng của bản thân tư bản".
(Trích: C.Mác bộ"Tư bản", quyển I, tập 3, C22, tr.76-77).
b) Nâng cao năng suất lao động xã hội:
- Năng suất lao động cao làm cho giá cả hàng hóa giảm. Do đó, với một khối lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích luỹ có thể mua được tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm nhiều hơn, mặt khác phần dành cho tiêu dùng của nhà ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status