Hoàn thiện quá trình lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện - pdf 20

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện quá trình lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện



MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÌNH TỰ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 6
1. Khái niệm và vai trò của lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC 6
1.1. Khái niệm về lập kế hoạch và lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC 6
1.2. Vai trò của kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC 10
2. Trình tự lập kế hoạch kiểm toán 11
2.1. Lập kế hoạch chiến lược 11
2.2. Lập kế hoạch tổng thể 12
2.2.1. Chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán 14
2.2.2. Thu thập thông tin cơ sở 21
2.2.3. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hang 24
2.2.4. Thực hiện thủ tục phân tích 26
2.2.5. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro 26
2.2.6. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hang và đánh giá rủi ro kiểm soát 28
2.3. Thiết kế chương trình kiểm toán 30
2.3.1. Chương trình kiểm toán 33
2.3.2. Quy trình thiết kế chương trình kiểm toán 33
2.3.2.1. Thiết kế các trắc nghiệm công việc 34
2.3.2.2. Thiết kế các trắc nghiệm phân tích 35
2.3.2.3. Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư 35
PHẦN II. THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CPA VIETNAM THỰC HIỆN. 37
I. Đặc điểm của Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam ảnh hưởng tới trình tự lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính. 37
1.Quá trình hình thành và phát triển 37
2. Các loại hình dịch vụ mà Công ty đang cung cấp 38
3.Thị trường khách hàng của CPA VIETNAM 40
4. Đặc điểm tổ chức quản lý trong Công ty 41
4.1. Mô hình tổ chức bộ máy 41
4.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng 43
5. Đặc điểm công tác kiểm toán tại CPA VIETNAM 45
5.1. Các bước tiến hành kiểm toán 45
5.2. Phương pháp kiểm toán của công ty 45
II. Trình tự lập kế hoạch kiểm toán do CPA VIETNAM thực hiện tại khách hàng. 50
1. Công việc thực hiện trước kiểm toán 50
1.1. Gửi thư chào hàng dịch vụ kiểm toán 50
1.2. Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán 52
1.3. Lựa chọn nhóm kiểm toán 52
1.4. Thiết lập các điều khoản trong hợp đồng 54
2. Lập kế hoạch tổng thể 57
2.1. Khái quát về trình tự lập kế hoạch kiểm toán tổng thể của CPA VIETNAM 57
2.2. Thu thập các thông tin về khách hàng. 58
2.3. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng. 59
2.4. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. 61
2.4.1. Tìm hiểu và đánh giá môi trường kiểm soát 61
2.4.2. Tìm hiểu và đánh giá quy trình kế toán áp dụng 62
2.4.3. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát 64
2.5. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ. 66
2.6. Xác định mức trọng yếu. 69
2.7. Đánh giá rủi ro kiểm toán đối với số dư đầu năm của các khoản mục trên BCTC 69
2.7.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư của các khoản mục 70
2.7.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với các khoản mục trên BCTC 71
2.7.3. Kết luận về rủi ro kiểm toán và rủi ro phát hiện đối với các khoản mục. 71
3. Lập chương trình kiểm toán. 72
3.1. Khái quát về lập chương trình kiểm toán tại CPA VIETNAM 72
3.2. Tổng hợp các rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng. 72
3.3.Xác định phương pháp kiểm toán 74
3.4. Xác định các thủ tục kiểm tra chi tiết 74
3.5. Tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán 78
PHẦN III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TẠI CPA VIETNAM 80
1. Tính tất yếu của việc hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán tại CPA VIETNAM 80
2. Giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại CPA VIETNAM 82
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

các bước công việc được thực hiện.
Bằng chứng để chứng minh các thủ tục kiểm toán đã thực hiện. Thường sau khi hoàn thành một cuộc kiểm toán, kiểm táon viên kí tên hay kí tắt lên chương trình kiểm toán với thủ tục kiểm toán vừa hoàn thành.
2.3.2 Quy trình thiết kế chương trình kiểm toán .
Chựơng trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán được thiết kế thành ba phần: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích, trắc nghiệm số dư. Mỗi phần được chia nhỏ thành các chu kỳ nghiệp vụ và các khoản mục trên Báo cáo tài chính. Việc thiết kế các loại hình trắc nghiệm kiểm toán đều gồm bốn nội dung: xác định thủ tục kiểm toán, quy mô mẫu chọn, khoản mục được chọn và thời gian thực hiện.
2.3.2.1 Thiết kế các trắc nghiệm công việc.
Các thủ tục kiểm toán: Việc thiết kế các thủ tục kiểm toán của trắcnghiệm công việc thường tuân theo phương pháp luận bốn bước sau: cụ thể hoá các mục tiêu kiểm toán nội bộ cho các khoản mục được khảo sát; nhận diện quá trình kiểm soát đặc thù có tác dụng làm giảm rủi ro kiểm soát của từng mục tiêu kiểm soát nội bộ; thiết kế các thử nghiệm kiểm soát đối với từng quá trình kiểm soát đặc thù nói trên; thiết kế các trắc nghiệm công việc theo từng mục tiêu kiểm soát nội bộ có xét đến nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ và kết quả ước tính các thử nghiệm kiểm soát.
Quy mô chọn mẫu: Người ta thường dùng phương pháp chọn mẫu thuộc tính được sử dụng để ước tính tỉ lệ của phần tử trong tổng thể có chứa một đặc điểm hay thuộc tính được quan tâm.
Khoản mục được chọn: Sau khi xác định quy mô mẫu chọn, kiểm toán viên phải xác định các phần tử cá biệt mang tính thay mặt cao cho tổng thể.
Thời gian thực hiện: Các trắc nghệm công việc thường tiến hành vào giữa năm ( nếu hợp đồng kiểm toán dài hạn ) hay cuối năm. Các trắc nghiệm giữa năm thường được thực hiện để giúp cho cuộc kiểm toán vào thời điểm kết thúc năm tài chính, nhằm dàn đều công việc kiểm toán trong năm.
2.3.2.2 Thiết kế các trắc nghiệm phân tích.
Các trắc nghiệm phân tích được thiết kế để đánh giá tính hợp lý chung của các số dư tài khoản đang được kiểm toán. Trên cơ sở kết quả của việc thực hiện các trắc nghiệm phân tích đó, kiểm toán sẽ quyết định mở rộng hay thu hẹp các trắc nghiệm trực tiếp số dư. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, quy trình phân tích còn bao hàm những thủ tục phân tích chi tiết đối với số dư tài khoản và được thực hiện qua các bước sau: Xác định số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng cần được kiểm tra; tính toán giá trị ước tính của tài khoản cần được kiểm tra; xác định giá trị chênh lệch trọng yếu cần được kiểm tra; kiểm tra số chênh lệch trọng yếu; đánh giá kết quả kiểm tra.
2.3.2.3 Thiết kế các trắc nghiệm thực tế số dư.
Việc thiết kế các trắc nghiệm thực tế số dư cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính được tiến hành theo các bước sau:
Thứ nhất: Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro đối với khoản mục đang được kiểm toán; Thông qua việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu và phân bổ ước lượng này cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính, kiểm toán viên có thể xác định mức sai số có thể chấp nhận cho từng khoản mục. Sai số chấp nhận được của khoản mục càng thấp thì đòi hỏi số lượng bằng chứng kiểm toán thu thập được càng nhiều và ngược lại.
Thứ hai: Đánh giá rủi ro kiểm soát với chu trình kiểm toán được thực hiện: Quá trình kiểm soát hiệu quả sẽ làm giảm rủi ro kiểm soát đối với chu trình, do đó số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập trong các trắc nghiệm trực tiếp số dư và nghiệp vụ sẽ làm giảm xuống và ngược lại.
Thứ ba: Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư để thoả mãn các mục tiêu kiểm toán đặc thù của khoản mục đang xem xét: Các trắc nghiệm trực tiếp số dư được thiết kế dựa trên kết quả ước tính của trắc nghiệm kiểm toán trước đó và chúng được thiết kế làm các phần sau:
Các thủ tục kiểm toán: Trong toàn bộ quy trình lập kế hoạch kiểm toán đây phần công việc đòi hỏi những xét đoán nghề nghiệp quan trọng.
Quy mô chọn mẫu: Được xác định theo phương pháp chọn mẫu thông dụng để ước tính sai số bằng tiền trong tổng thể đang được kiểm toán, từ đó chọn ra quy mô mẫu thích hợp.
Khoản mục được chọn: Sau khi được quy mô mẫu chọn, các kiểm toán viên thường chọn mẫu ngẫu nhiên theo bảng số ngẫu nhiên hay chương trình máy tính để xác định các phần tử đại diện. Trong một số trường hợp, có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất để xác định các phần tử đại diện.
Thời gian thực hiện: Phần lớn các trắc nghiệm trực tiếp số dư được thực hiện vào thời điểm cuối kì ( kết thúc niên độ kế toán ).
Trên thực tế, các thủ tục kiểm toán ở các hình thức trắc nghiệm trên sẽ được kết hợp và sắp xếp lại theo một chương trình kiểm toán. Chương trình kiểm toán được thiết kế ngay trong giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán và có thể sửa đổi do hoàn cảnh thay đổi. Việc thay đổi chương trình kiểm toán không phải là điều bất thường vì dự kiến được tất cả tình huống xảy ra là điều rất khó khăn. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán: “Kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán sẽ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình kiểm toán nếu có những thay đổi về tình huống hay do những kết quả ngoài dự kiến của các thủ tục kiểm toán. Nội dung và nguyên nhân thay đổi kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán phải được ghi rõ trong hồ sơ kiểm toán.”
PHẦN II
THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH DO CPA VIETNAM THỰC HIỆN
I. Đặc điểm của Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam ảnh hưởng tới trình tự lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính.
1.Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam – CPA VIETNAM được thành lập trên cơ sở Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0105000002 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 23/6/2004. CPA VIETNAM là công ty hợp danh đầu tiên về kiểm toán được thành lập và thực hiện hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam theo Nghị định số 105/2005/NĐ – CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Theo đó, CPA VIETNAM là công ty chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khách hàng về kết quả của các cuộc kiểm toán.
Công ty có văn phòng làm việc đặt tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với đội ngũ nhân viên hùng hậu.
Tại Hà Nội, trụ sở công ty được đặt tại 17 Lô 2, khu đô thị Trung Yên, đường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, trụ sở công ty được đặt tại 1005, Lầu 10, Toà nhà 159, đường Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh.
CPA VIETNAM hoạt động theo Điều lệ Công ty được Hội đồng Thành viên Hợp danh phê duyệt ngày 01/06/2004 và Luật doanh nghiệp 2005.
Khi thành lập, tổng số vốn điều lệ của Công ty là 2.25 tỷ đồng với sự góp vốn của các th...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status