Báo cáo Đánh giá thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại nhà máy sản xuất mỳ- Chi nhánh công ty cổ phần Thái Bình Dương - pdf 20

Download miễn phí Báo cáo Đánh giá thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại nhà máy sản xuất mỳ- Chi nhánh công ty cổ phần Thái Bình Dương



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I 6
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC 6
I.Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 6
1.Một số khái niệm. 6
2.Các phương pháp đào tạo và phát triền nguồn nhân lực. 7
II. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC. 12
1. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp. 12
2.Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp. 14
III. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC. 16
1. Xác định nhu cầu đào tạo 17
2. Xác định mục tiêu đào tạo và phát triển 18
3. Xác định đối tượng đào tạo và phát triển 19
4. Xây dụng chương trình và lựa chọn phương pháp 19
5. Lựa chọn và đào tạo giáo viên 20
6. Dự tính chi phí đào tạo 20
7. Đánh giá chương trình đào tạo 21
IV. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 22
1. Mục đích của đào tạo và phát triển 22
2. Lý do phải đào tạo và phát triển 22
3.Vai trò, ý nghĩa của đào tạo và phát triển 23
ChươngII 23
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT MỲ- CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN THÁI BÌNH DƯƠNG. 24
I. Đặc điểm cơ bản của Nhà máy sản xuất Mỳ – Chi nhánh công ty cổ phần Thái Bình Dương. 24
1. Lịch sử hình thành và phát triển. 24
2. Chức năng nhiệm vụ của Nhà máy. 25
3. Cơ cấu tổ chức,Chức năng nhiệm vụ các bộ phận trong Nhà máy 25
3.3. Đặc điểm sản phẩm và sản xuất kinh doanh của Nhà máy. 32
II. Nét chính về nguồn nhân lực tại Nhà máy sản xuất Mỳ- chi nhánh công ty cổ phần Thái Bình Dương. 33
1. Cơ cấu nguồn nhân lực Nhà máy 33
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NHÀ MÁY. 35
1. Bộ máy thực hiện công tác đào tạo và phát triển 35
2. Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong Nhà máy. 37
3. Chính sách khuyến khích và sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo 46
4. Đánh giá chung về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Nhà máy. 47
CHƯƠNG III 53
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NHÀ MAY 53
I. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NHÀ MÁY 53
1. Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong thời gian tới. 53
2. Định hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Nhà máy đến năm 2010. 54
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIẺN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NHÀ MÁY 56
1. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của độ ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý và cá nhân đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 56
2. Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho từng thời kỳ hợp lý và chi tiết 57
3. Đánh giá chương trình đào tạo thường xuyên và có hiệu quả 61
4. Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho đào tạo. 63
5. Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức đào tạo trong và ngoài nước. 63
6. Hoàn thiện hơn chính sách khuyến khích vật chất, tinh thần và sử dụng cán bộ sau đào tạo và phát triển. 63
KẾT LUẬN 65
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

chứng nhận Đăng ký kinh doanh do sở Kế hoạch - Đầu tư Ninh Bình cấp ngày 24/7/2002.
- Vốn điều lệ 50 000 000 000 VND( Năm mươi tỷ đồng VN).
- Nghành nghề sản xuất: Sản xuất Mỳ gói có thương hiệu: mio để phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
* Quá trình hình thành phát triển.
Nhà máy sản xuất Mỳ có trụ sở tại khu công nghiệp Gián Khẩu Tỉnh Ninh Bình là chi nhánh của Công ty Cổ phần Thái Bình Dương(có trụ sở chính tại Phố Đội Cấn Quận Ba Đình Thành Phố Hà Nội). Do nhận thấy nhu cầu về lương thực và thực phẩm của thị trường trong nước và quốc tế là rất cao và qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu thị trường trong nước và một số nước khác công ty Cổ Phần Thái Bình Dương quyết định đầu tư vào lĩnh vực sản xuất Mỳ gói.
Nhà máy bắt đầu được khởi công xây dựng vào tháng 10 năm 2002, sau gần 1 năm xây dựng cơ sở vật chất, Nhà xưởng, trang bị máy móc trang thiết bị Nhà máy chính thức đi vào hoạt động ngày 20 tháng 8 năm 2003 với sản phẩm cho ra đời là Mỳ gói có thương hiệu mio. Sau hơn 4 năm bắt đầu hoạt động sản xuất, tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy ngày càng phát triển và sản phẩm Mỳ mio có một vị trí nhất định trên thị trường trong nước và một số nước ngoài.
2. Chức năng nhiệm vụ của Nhà máy.
2.1. Chức năng.
Nhà máy sản xuất Mỳ là đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty Cổ phần Thái Bình Dương, hoạt động sản xuất trên cơ sở khai thác nguồn nguyên liệu trong nước và nước ngoài, ngày càng tăng cường, mở rộng sản xuất để tạo ra sản phẩm phục vụ người tiêu dùng trong và ngoài nước để đem lại lợi nhuận cho Công ty, đồng thời khai thác nguồn nhân lực trong nước góp phần phát triển kinh tế xã hội của vùng nói riêng và cả nước nói chung.
2.2. Nhiệm vụ.
- Nhiệm vụ chính và quan trọng nhất của nhà máy là sản xuất ra sản phẩm Mỳ để phục vụ thị trường.
Tìm kiếm thị trường nguyên liệu để sản xuất.
Tiến hành mọi hoạt động để mở rộng thị trường tiêu thụ, phục vụ sự phát triển liên tục của Nhà máy.
Tuân thủ pháp luật của Nhà nước về sản xuất, hạch toán kinh doanh, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý lao động.
3. Cơ cấu tổ chức,Chức năng nhiệm vụ các bộ phận trong Nhà máy
3.1. Cơ cấu tổ chức của Nhà máy.
Biểu 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Nhà máy.
P TCHC
P
TCKT
P
KD
P
VT
P
QLSX
PX CHỘN,CÁN
PX HẤP, CHIÊN
PX LÀMNGUỘI , ĐÓNG GÓI
Ban giám đốc
Nguồn: Phòng Tổ chức – hành chính Nhà máy.
3.2. Chức năng nhiệm vụ các bộ phận.
3.2.1. Ban Giám đốc Nhà máy.
Là cơ quan quản lý Nhà máy, có quyền thay mặt cho Nhà máy quyết định mọi vấn đề về sản xuất của Nhà máy, về tìm kiếm nguyên liệu thị trường phục vụ sản xuất và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
* Giám đốc nhà máy.
Là người điều hành và có quyền quyết định cao nhất mọi vấn đề liên quan tới hoạt động của Nhà máy. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Nhà máy.
Nhiệm vụ:
Tổ chức thực, hiện hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch sản xuất của nhà máy theo kế hoạch của Công ty giao hàng tháng, quý, năm.
Trực tiếp phụ trách công tác kế hoạch sản xuất, công tác tổ chức, lao động tiền lương, tài chính kế toán của Nhà máy.
Được ký ban hành các quy định, quy chế quản lý nội bộ Nhà máy, phù hợp với quy chế Công ty và pháp luật.
Ký một số hợp đồng kinh tế theo sự uỷ quyền của Công ty.
* Phó Giám đốc Nhà máy.
Là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc được phân công, chủ động giảI quyết những công việc được Giám đốc nhà máy uỷ quyền, phân công theo quy định điều lệ của Nhà máy.
Phó Giám đốc Nhà máy thường trực.
Là người giúp việc Giám đốc, điều hành, quản lý lĩnh vực sản xuất , chất lượng sản phẩm và hành chính của Nhà máy theo sự phân công, uỷ quyền của Giám đốc.
Phó Giám đốc thường trực thay mặt Giám đốc Nhà máy giải quyết công việc khi Giám đốc Nhà máy đI văng.
Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị, Tổng Giám đốc Công ty, Giám đốc Nhà máy và trước pháp luật về công việc do mình phụ trách.
Có nhiệm vụ:
+ Trực tiếp giúp giám đốc quản lý quy trình sản xuất.
+ phụ trách kỹ thuật sản xuất, an toàn lao động, quản lý chất lượng sản phẩm.
+ Phụ trách công tác hành chính quản trị, đảm bảo an ninh, trật tự, y tế và vệ
sinh môi trường nhà máy.
+ Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên với giám đốc Nhà máy, Giám đốc
Công ty về những công việc mình đã và đang thực hiện và công việc phát sinh.
Phó Giám đốc phụ trách Vật tư và định mức vật tư.
Là người giúp việc Giám đốc, điều hành quản lý lĩnh vực vật tư, đảm bảo đầy đủ và kịp thời vật tư phục vụ sản xuất.
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Nhà máy, Giám đốc Công ty và Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty và pháp luật về lĩnh vực mình phụ trách.
Nhiệm vụ:
+ Phụ trách thu mua vật tư, nguyên liệu trong nước và nhập khẩu phục vụ sản xuất.
+ Định mức vật tư và quản lý vật tư trang thiết bị phục vụ sản xuất.
+ Đại diện cho Giám đốc Nhà máy làm việc với các nhà cung ứng vật tư trong và ngoài nước để giải quyết công việc liên quan tới vật tư và nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Báo cáo với Giám đốc Công ty, Giám đốc Nhà máy về những công việc đã và đang giải quyết và công việc phát sinh.
Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường.
Là người giúp việc Giám đốc Nhà máyđiều hành quản lý lĩnh vực tiêu thụ hàng hoá, mở rộng thị trường tiêu thụ và phát triển sản phẩm.
Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng quản trị , Giám đốc Công ty và Giám đốc Nhà máy và pháp luật về công việc do mình phụ trách.
Nhiệm vụ:
+ Phụ trách việc bán , giao hàng cho người mua, đại lý cả trong và ngoài nước.
+ Tiến hành các hoạt động quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.
+ Đại diện cho Giám đốc Nhà máy làm việc với các đại lý bên mua để giải quyết công việc liên quan tới tiêu thụ sản phẩm.
Báo cáo với Giám đốc Công ty, Giám đốc nhà máy về công việc đã và đang giải quyết và công việc phát sinh.
3.2.2. Phòng Tổ chức Hành chính.
Trực thuộc quản lý của Giám đốc Nhà máy có nhiệm vụ:
Tham mưu cho Giám đốc Nhà máy trong công việc kiện toàn đổi mới cơ cấu tổ chức, nhân sự trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà máy.
Giúp Giám đốc và thực hiện công tác quản lý nhân sự, lao động tiền lương của toàn Nhà máy và báo cáo thường xuyên với Giám đốc Nhà máy.
Thực hiện chức năng bảo vệ nội bộ, bảo đảm an ninh trật tự cho Nhà máy.
Thực hiện công tác an toàn lao động phòng chống cháy nổ trong Nhà máy.
Thực hiện công tác y tế, vệ sinh môi trường, đảm bảo sức khỏe cho công nhân, giải quyết các trường hợp bị tai nạn lao động trong nhà máy.
Thực hiện công tác hành chính văn phòng, văn thư lưu trữ.
3.2.3. Phòng Tài chính Kế toán.
Xây dựng kế hoạch và theo dõi quản lý tình hình sử dụng nguồn vốn của Nhà máy, đề xuất các biện pháp phát triển nguồn vốn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status