Tăng cường công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội - pdf 20

Link tải miễn phí luận văn
LỜI NÓI ĐẦU
1/ Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thuế thu nhập doanh nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách. Mức thuế cao hay thấp áp dụng cho các chủ thể thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là khác nhau, điều đó phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đặt ra trong phân phối thu nhập của quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Từ năm 2008 tới nay, nước ta chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả do chi phí, lạm phát cao từ đó ảnh hưởng tới kết quả thu ngân sách. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nhằm tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thì số thuế TNDN càng giảm nhiều hơn.
Về cơ chế quản lý thuế, luật quản lý thuế có hiệu lực thì cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế theo chức năng, người nộp thuế thực hiện cơ chế tự khai tự tính, tự nộp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khoản kê khai của mình. Tuy nhiên, thực hiện cơ chế “tự khai, tự tính, tự nộp” cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gian lận về thuế, trốn thuế với nhiều hình thức tinh vi, khó phát hiện, khai kết quả SXKD hàng năm lỗ khá phổ biến; công tác kiểm tra thuế TNDN còn nhiều hạn chế. Từ những tìm hiểu thực tế tại phòng kiểm tra số 1, chi cục thuế huyện Từ Liêm, em đã quyết định chọn đề tài luận văn của mình là : “Tăng cường công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội” nhằm phản ánh về tình hình công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi em thực tập.
2/ Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp do Chi cục thuế huyện Từ Liêm thực hiện.
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu phân tích thực trạng công tác kiểm tra thuế và các nguyên nhân của thực trạng đố để tìm kiếm các giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế theo hướng hiện đại, vừa đảm bảo hiệu lực, vừa nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nói riêng và của cả quá trình quản lý thu thuế nói chung.
3/ Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý thuyết và thực tiễn của việc tổ chức và thực hiện hoạt động kiểm tra thuế TNDN ở Chi cục thuế huyện Từ Liêm, TP Hà Nội.
4/ Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích tổng hợp, diễn giải quy nạp, so sánh...trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để thực hiện các nội dung nghiên cứu.
5/ Kết cấu của luận văn
Gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp ở Chi cục thuế huyện Từ Liêm.
Chương 3: Giải pháp cơ bản trong tăng cường công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1.1 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm
Khái niệm: Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi những chi phí để tạo ra thu nhập trong mỗi kì tính thuế.
Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế TNDN là một sắc thuế trong hệ thống thuế của nước ta. Do đó, thuế TNDN mang đầy đủ đặc điểm chung của thuế nhà nước. Bên cạnh đó, thuế TNDN còn có những đặc điểm riêng biệt. Cụ thể:
 Thuế TNDN là loại thuế trực thu. Tính chất trực thu của loại thuế này được biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế theo ý nghĩa kinh tế, không có sự chuyển giao gánh nặng về thuế từ người nộp thuế sang người chịu thuế.
 Về thực chất, thuế TNDN đánh vào lợi nhuận của các cơ sở kinh doanh. Bởi vậy, mức động viên của NSNN đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh doanh cũng như quy mô lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế cao sẽ phải nộp thuế nhiều.
 Thuế TNDN chỉ đánh vào phần thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi các khoản chi phí liên quan tạo ra khoản thu nhập đó.
 Thuế TNDN thường có thuế suất đều. Khác với thuế thu nhập cá nhân, thường được quy định một tỷ lệ nhất định và áp dụng cho mọi đối tượng nộp thuế. Việc thực hiện mục tiêu công bằng được thông qua các hình thức ưu đãi, miễn giảm thuế. Điều đó vừa tạo động cơ khuyến khích các cơ sở kinh doanh đầu tư phát triển sản xuất, vừa đảmbảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế.

5XcjtEOVm15R5b7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status