Giải pháp nâng cao Công tác thu, chi và quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La - pdf 21

Download miễn phí Đề tài Giải pháp nâng cao Công tác thu, chi và quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH 3
1.1 Tính tất yếu khách quan và sự hình thành, phát triển BHXH 3
1.1.1 Sự tồn tại khách quan của BHXH 3
1.1.2 Khái niệm về BHXH và các khái niệm khác có liên quan BHXH 5
1.2 Bản chất, chức năng, tính chất của BHXH 7
1.2.1. Bản chất 7
1.2.2 Chức năng 8
1.2.3 Tính chất 9
1.3 Những nguyên tắc của BHXH 10
1.4 Đối tượng thu của BHXH 10
1.5 Nguồn chi trả các chế độ BHXH 12
1.6 Chi trả BHXH 13
1.6.1 Hệ thống các chế độ BHXH 13
1.6.2 Phân loại chi trả BHXH 14
1.6.2.1 Các chế độ BHXH hàng tháng 14
1.6.2.2. Các chế độ BHXH một lần 15
1.6.3 Chi trả các chế độ BHXH từ nguồn quỹ BHXH 15
1.6.3.1Quỹ ốm đau và thai sản 15
1.6.3.2 Quỹ TNLĐ-BNN 15
1.6.3.3 Quỹ hưu trí tử tuất 16
PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU, CHI TẠI BHXH THÀNH PHỐ SƠN LA TỈNH SƠN LA 17
2.1.Lịch sử hình thành BHXH tỉnh Sơn La 17
2.2 Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Sơn La và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban 18
2.2.1 Phòng Chế độ BHXH 20
2.2.2 Phòng Kế hoạch Tài chính 20
2.2.3 Phòng Thu 20
2.2.4 Phòng Giám định BHYT 21
2.2.5 Phòng Cấp sổ, thẻ 21
2.2.6 Phòng Công nghệ thông tin 21
2.2.7 Phòng Tổ chức - Hành chính 22
2.2.8 Phòng Kiểm tra 22
2.2.9 Phòng Tiếp nhận và quản lý hồ sơ 22
2.3 Thực trạng hoạt động của BHXH tỉnh Sơn La 23
2.3.1 Công tác thu BHXH, BHYT bắt buộc 23
2.3.2. Công tác thu BHYT tự nguyện 25
2.3.3 Công tác chi BHXH, BHYT 25
2.3.4 Công tác giải quyết các chế độ BHXH 32
2.3.5 Công tác kế hoạch-tài chính 33
2.3.6 Công tác kiểm tra 34
2.3.7 Công tác giám định BHYT 35
2.4. Các kết quả đã đạt được. 35
2.4.1. Các thành tựu chung của BHXH tỉnh Sơn La và tỉnh Sơn La 35
2.4.2 Kết quả của công tác thu quĩ BHXH 38
2.4.3.1 Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 40
2.4.3.2 Việc thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ xã, thị trấn: 41
2.4.3.3 công tác thu BHXH ở khối giáo dục 41
2.4.3.4 công tác thu BHXH ở khối y tế: 42
2.4.3 Kết quả công tác chi BHXH: 42
2.4.3.1 Các chế độ BHXH ngắn hạn: 43
2.4.3.2 Các chế độ BHXH dài hạn: 44
2.5. Những khó khăn, tồn tại 45
2.5.1 Đối với quá trình thu BHXH 45
2.5.2 Với quá trình chi BHXH. 48
PHẦN III CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC THU CHI BHXH TẠI BHXH TỈNH SƠN LA 50
3.1 Các giải pháp nâng cao hiệu qủa công tác thu chi 50
3.1.1 . Về mức thu và đối tượng thu 50
3.1.2. Về phương pháp thu. 51
3.1.3 Về điều kiện làm việc 51
3.1.4. Về cơ chế quản lý . 52
3.1.5. Thực hiện BHXH theo phương pháp cấp sổ BHXH cho từng người 52
3.2. Đề xuất của cá nhân 54
3.2.1. Kiến nghị giải pháp tăng khả năng cân đối quỹ BHXH 54
3.2.1.1. Nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH 54
3.2.1.2. Giải pháp tăng khả năng cân đối quỹ BHXH 55
3.2.2.Tăng cường dịch vụ trợ giúp pháp lý về BHXH để đảm bảo quyền lợi cho người lao động 56
3.2.2.1 Sự hiểu biết pháp luật hiện tại của người lao động 56
3. 2.2.2. Hoạt động của hệ thống trợ giúp pháp lý hiện nay 57
3.2.2.3. Hướng tăng cường dịch vụ trợ giúp pháp lý về BHXH cho người lao động 57
3.2.3. Kiện toàn một số loại hình đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH 58
3.2.4. Kiến nghị sửa đổi một số chế độ về BHXH và một số quy định trong công tác chi trả các chế độ BHXH 61
LỜI KẾT 63
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

điều chỉnh lớn về mức tiền lương tối thiểu (15/09/2005 tăng từ 290.000 lên 350.000đ, ngày 7/9/2006 tăng lên 450.000đ và từ ngày 1/10/2007 tăng lên 540.000đ) nên mức hưởng cũng tăng theo do đó số tiền chi trả trong năm cũng tăng lên. Song tốc độ tăng lại giảm dần từng năm, nguyên nhân do số lượng đối tượng tham gia dần ổn định tăng lên không nhiều qua các năm và đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện nên rủi ro gặp phải trong cuộc sống cũng giảm.
Dưới đây ta sẽ phân tích chi tiết tình hình chi trả cụ thể của mỗi loại chế độ như sau:
Chi trả các chế độ thường xuyên: Các chế độ chi thường xuyên bao gồm chi trả lương hưu, trợ cấp tuất, trợ cấp công nhân cao su, MSLĐ, TNLĐ-BNN, trợ cấp 91, trợ cấp cán bộ xã. Số tiền chi trả cho các chế độ BHXH thường xuyên được lấy từ cả 2 nguồn quỹ BHXH và NSNN.
4 năm qua Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đã chi trả cho hơn 84.000 đối tượng thuộc các chế độ BHXH thường xuyên với số tiền chi trả là 1081.664trđ. Hàng năm Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đã chi trả các chế độ BHXH thường xuyên cho một số lượng đối tượng tương đối lớn, trung bình mỗi năm hơn 20.000 đối tượng, số đối tượng tăng đều qua các năm dẫn tới số tiền chi các chế độ thường xuyên cũng tăng lên. Trong đó từ nguồn NSNN vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể ( trên dưới 80%) với số lượng đối tượng lớn trên 17.000 người, còn từ nguồn quỹ BHXH chiếm tỷ lệ nhỏ hơn (trên dưới 20%) với số đối tượng trung bình là gần 4.000 người (biểu 8).
Bảng 3: Tình hình thực hiện công tác chi các chế độ thường xuyên
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Quỹ
NSNN
Số người
Số tiền
(tr.đ)
Số người
Số tiền
(tr.đ)
2005
3.016
24.635
17.707
148.891
2006
3.768
42.633
17.305
192.286
2007
4.269
61.106
17.001
239.347
2008
4.902
83.912
16.592
288.854
Tổng
15.955
212.286
68.605
869.378
(nguồn BHXH Tỉnh Sơn La)
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể mặc dù số tiền do NSNN đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên tuy nhiên tỷ trọng đó đang có xu hướng giảm xuống và khoảng cách giữa số tiền chi trả của quỹ và của NSNN đang có xu hướng rút ngắn lại. Năm 2005 số tiền chi thường xuyên từ nguồn quỹ BHXH là 24.635 trđ, còn từ nguồn NSNN 148.891 trđ gấp 6,04 lần quỹ BHXH; đến năm 2008 số tiền chi thường xuyên từ nguồn NSNN là 288.854 trđ chỉ còn gấp quỹ BHXH 3,44 lần với số tiền là 83.912 trđ, mặc dù vậy đây vẫn là một tỷ lệ khá cao. Nguyên nhân chính là do số đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên từ nguồn NSNN lớn hơn rất nhiều so với từ nguồn Quỹ BHXH, mặc dù các năm sau đó số đối tượng hưởng từ nguồn NSNN có xu hướng giảm xuống còn từ nguồn quỹ BHXH có xu hướng tăng lên nhưng khoảng cách vẫn rất lớn, trung bình gấp hơn 4 lần.
Số tiền chi trả từ nguồn quỹ BHXH tăng mạnh qua các năm, sau 4 năm thì số tiền chi trả đã tăng lên 3,5 lần: từ 24.635 trđ lên tới 83.912 trđ, nguyên nhân chính là do số đối tượng do quỹ chi trả tăng lên. Mặc dù số đối tượng do NSNN chi trả giảm nhưng số tiền NSNN chi trả mỗi năm vẫn tiếp tục tăng lên, nguyên nhân có thể là do mức tiền lương tối thiểu trong thời gian qua liên tục tăng lên nên mức trợ cấp bình quân đầu người tăng lên làm cho tổng chi vẫn tăng lên mặc dù số đối tượng giảm đi.
Trong thời gian qua số tiền chi trả các chế độ thường xuyên không ngừng tăng qua các năm: năm 2005 mới chỉ dừng ở mức 173.526 trđ nhưng đến năm 2008 đã lên tới 372.766 trđ (gấp hơn 2 lần), tốc độ phát triển bình quân là 129 %/ năm. Sở dĩ số tiền chi trả có tốc độ tăng nhanh như vậy là do 2 nguyên nhân sau:
Một là: do số đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên trên địa bàn tỉnh Sơn La có xu hướng liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên ta thấy sự gia tăng này chỉ xảy ra ở bên nguồn quỹ BHXH còn bên NSNN chỉ có biến động giảm không có biến động tăng. Nhưng tổng số đối tượng so với năm trước vẫn tăng lên do đó số tiền chi trả cũng tăng lên.
Hai là: do mức lương tối thiểu liên tục tăng trong thời gian qua (trong 3 năm 2005, 2006, 2007 như đã trình bày ở trên) làm cho số tiền chi trả bình quân 1 nguời tăng lên nên tổng số tiền chi trả cũng tăng lên. Năm 2005 số tiền chi trả bình quân cho một người là 8,37 trđ thì đến năm 2008 đã là 17,34 trđ (gấp 2,07 lần), tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 27%.
Bảng 4: Số tiền chi trả các chế độ BHXH thường xuyên (2005-2008)
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Hưu trí
Tuất
Công nhân cao su
MSLĐ
TNLĐ-BNN
Trợ cấp 91
Trợ cấp cán bộ xã
2005
150.136
2.391
-
21.143
820
327
1.069
2006
205.982
2.859
-
27.356
1.026
435
1.234
2007
259.584
3.504
-
34.297
1.164
550
1.350
2008
323.107
4.158
-
41.643
1.430
673
1.753
(nguồn BHXH Tỉnh Sơn La)
Số liệu ở bảng 9 cho thấy, thời gian qua ở Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La số tiền chi trả trong tất cả các chế độ BHXH thường xuyên đều tăng lên. Trong đó số tiền chi trả cho chế độ hưu trí, tuất, trợ cấp cán bộ xã được lấy từ cả 2 nguồn là quỹ BHXH và NSNN; còn trợ cấp công nhân cao su, MSLĐ, TC 91 chỉ do nguồn NSNN đảm bảo do 3 chế độ này chỉ được áp dụng trước ngày 01/01/1995, sau ngày 01/01/1995 Bảo hiểm xã hội Việt Nam không tổ chức thực hiện 3 chế độ này nữa. Bởi vậy số đối tượng hưởng trợ cấp 3 chế độ này trên địa bàn có xu hướng giảm xuống do chết hay chuyển đi nơi khác, tuy nhiên số tiền chi trả trợ cấp cho số đối tượng này hàng năm lại không ngừng tăng lên do trong giai đoạn này nhà nước liên tục nâng mức lương tối thiểu chung (15/09/2005 tăng từ 290.000 lên 350.000đ, ngày 7/9/2006 tăng lên 450.000đ và từ ngày 1/10/2007 tăng lên 540.000đ).
Chế độ TNLĐ-BNN thì chỉ do quỹ BHXH đảm bảo chi trả, số tiền chi trả hàng năm cho chế độ này không lớn lắm, bình quân mỗi năm 1.110 trđ, nguyên nhân có thể do trên địa bàn tỉnh Sơn La không có nhiều nhà máy công nghiệp mà chủ yếu là công nghiệp nhẹ và chế biến, hơn nữa việc đảm bảo an toàn cho người lao động rất được chú trọng nên tỷ lệ người bị TNLĐ-BNN hàng năm không nhiều, tuy nhiên số tiền chi trả vẫn tăng lên do tiền lương tối thiểu tăng lên. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi cho chế độ Hưu trí (hưu quân đội, hưu cán bộ, hưu xã phường) luôn chiếm trên 90% so với tổng chi thường xuyên, với số tiền chi trả bình quân mỗi năm là 234.702 trđ, trong đó tỷ trọng chi trả của quỹ BHXH so với tổng chi nhỏ hơn so với NSNN, tuy nhiên có xu hướng tăng lên do số đối tượng hưởng lương hưu từ nguồn NSNN có xu hướng giảm dần qua các năm, ngược lại số đối tượng hưởng lương hưu từ nguồn Quỹ BHXH lại có xu hướng tăng nhanh, bởi vì NSNN chỉ chi trả cho những đối tượng về hưu trước ngày 01/01/1995 nên cùng với thời gian số đối tượng chỉ giảm đi do các nguyên nhân như chết hay chuyển đi chứ không tăng lên, trong khi đó số người về hưu sau ngày 01/01/1995 lại ngày càng tăng lên. Mặc dù vậy số tiền chi trả lương hưu thường xuyên của NSNN vẫn rất lớn vì số đối tượng hưởng lương hưu thuộc NSNN đảm bảo hiện vẫn tương đối đông.
- Chi trả các chế độ BHXH một lần: hiện nay Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đang thực hiện chi trả một lần cho các chế độ: hưu t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status