Phân biệt hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường - pdf 21

Download miễn phí Tiểu luận Phân biệt hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường



Hình thức cộng đồng tiền dân tộc như thị tộc, bộ tộc, bộ lạc. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của dân tộc tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các nước đế quốc thi hành chính sách vũ trang xâm lươc, cướp bóc, nô dịch các dân tộc nhỏ từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa. Mác và Ăngghen nêu lên quan điểm cơ bản có tính chất phương pháp luận để nhận thức và giải quyết vấn đề nguồn gốc, bản chất của dân tộc, những quan hệ cơ bản của dân tộc,thái độ của giai cấp công nhân và Đảng của nó về vấn đề dân tộc.
Lênin đã phát triển quan điểm này thành hệ thống lý luận toàn diện và sâu sắc về dân tộc, làm cơ sở cho cương lĩnh, đường lối, chính sách của các đảng cộng sản về vấn đề dân tộc. Do đó, theo Lênin có hai xu hướng phát triển của vấn đề dân tộc trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản:
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Đề bài
(Đề 2)
***
Câu hỏi:
Câu 1: Phân biệt hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường.
Câu 2: Hãy cho biết quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân tộc. Đảng và Nhà nước ta đã làm gì để tăng cường củng cố khối Đại đoàn kết toàn dân tộc?
Bài làm
Câu 1:
Để phân biệt hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường trước tiên ta đi tìm hiểu thế nào là hàng hóa, sức lao động và hàng hóa sức lao động.
a. Hàng hóa
Hàng hóa đươc hiểu theo nghĩa hẹp là vật chất tồn tại có hình dạng xác định trong không gian và có thể trao đổi, mua bán được. Theo nghĩa rộng, hàng hóa là tất cả những gì có thể trao đổi, mua bán được.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, hàng hóa cũng được định nghĩa là sản phẩm của lao động thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa có thể là hữu hình như sắt thép, quyển sách hay ở dạng vô hình như sức lao động. Mác định nghĩa hàng hóa trước hết là đồ vật mang hình dạng có khả năng thỏa mãn nhu cầu con người nhờ vào các tính chất của nó. Để đồ vật trở thành hàng hóa cần có:
- Tính ích dụng đối với người dùng
- Giá trị (kinh tế), nghĩa là được chi phí bởi lao động
- Sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm
Hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị (hay giá trị trao đổi). Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động sản xuất hàng hóa có hai mặt: Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa, lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa là ích dụng của hàng hóa thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Ví dụ, công dụng của một cái kéo là để cắt nên giá trị sử dụng của nó là để cắt; công dụng của bút để viết nên giá trị sử dụng của nó là để viết. Một hàng hóa có thể có một công dụng hay nhiều công dụng nên nó có thể có nhiều giá trị sử dụng khác nhau.
- Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Cả quần áo và thóc lúa đều là sản phẩm của quá trình sản xuất thông qua lao động, là sản phẩm của lao động, có lao động kết tinh vào trong đó. Có sự chi phí về thời gian, sức lực và trí tuệ của con người khi sản xuất chúng.
Khi đưa ra ngoài thị trường để trao đổi, mua bán thì giá trị của hàng hóa thể hiện qua giá trị trao đổi hay giá cả của hàng hóa. Ví dụ một cái tủ có thể trao đổi được với hai lượng bạc, trong khi một cái bàn có thể trao đổi được một lượng bạc. Như vậy giá trị của cái tủ lớn hơn giá trị của cái bàn.
Những nhà tư sản coi giá trị của hàng hóa là do sức cầu và công dụng của nó là hoàn toàn sai.
Mác đã nói: Nếu người ta có cách biến than chì thành kim cương thì kim cương cũng sẽ rẻ như gạch. Đó là vì lao động (trừu tượng) kết tinh trong nó giảm xuống. Mặc dù sức cầu và công dụng của nó không đổi.
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì sự thay đổi và phát triển nhận thức đối với đời sống kinh tế dẫn đến cách hiểu hàng hóa không như các nhà kinh tế cổ điển xác định. Phạm trù hàng hóa mất đi ranh giới của sự hiển hiện vật lý của vật thể và tiến sát đến gần phạm trù giá trị. Tiền, cổ phiếu, quyền sở hữu nói chung, quyền sở hữu trí tuệ nói riêng, sức lao động, ... được xem là hàng hóa trong khi chúng không nhất thiết có những tính chất như đã liệt kê trên.
b. Sức lao động
Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể con người đang sống và được người đó sử dụng vào sản xuất hàng hóa.
Trong mọi xã hội, sức lao động đều là yếu tố của sản xuất nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hoá với hai điều kiện sau:
- Người lao động được tự do về thân thể, tức là có quyền tự chủ về sức lao động của mình và chỉ bán sức lao động trong một thời gian nhất định.
- Người lao động không có tư liệu sản xuất, không có khả năng bán cái gì ngoài sức lao động.
c. Hàng hóa sức lao động
Cũng giống như hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.
-Hàng hoá sức lao động là một hàng hoá đặc biệt, nó tồn tại trong con người và người ta chỉ có thể bán nó trong một khoản thời gian nhất định. Vì thế giá trị và giá trị sử dụng của nó khác với hàng hoá thông thường.
-Giá trị của hàng hoá sức lao động cũng do lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định. Cho nên giá trị của hàng hoá sức lao động được xác định gián tiếp qua giá trị những hàng hoá tiêu dùng mà người lao động dùng để tái sản xuất slđ để nuôi sống gia đình và chi phí học tập.
- Mặc khác lượng giá trị hàng hoá sức lao động bao gồm cả yếu tố tinh thần, vật chất và phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, điều kiện sảng xuất của mỗi quốc gia...Giá trị sức lao động không cố định : tăng lên khi nhu cầu trung bình về hàng hoá, dịch vụ của con người tăng và yêu cầu kỹ thuật lao động tăng; Giảm khi năng suất lao động xã hội tăng làm giảm giá trị hàng hoá tiêu dùng.
- Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động là khả năng thực hiện 1 loại lao động cụ thể nào đó và được thể hiện ra trong quá trình lao động. Giá trị sử dụng của sức lao động phải phù hợp với yêu cầu của người sử dụng sức lao động. Vì thế việc nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn là điều mà người lao động phải thường xuyên quan tâm đến nếu không muốn bị đào thải, thất nghiệp.
- Trong quá trình lao động, sức lao động đã chuyển hoá toàn bộ những lao động quá khứ của tư liệu sản xuất và lao động mới của nó sang sản phẩm mới, vì thế nó tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của nó. Đây chính là giá trị sử dụng đặc biệt của hàng hoá sức lao động- nguồn gốc của sự tăng giá trị trong quá trình sx, nguồn gốc của sự giàu có, nguồn gốc của giá trị thặng dư.
d. Phân biệt hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường
Như vậy, sau khi định nghĩa đầy đủ các khái niệm trên ta có thể so sánh hai loại hàng hóa trên như sau:
+ Giống nhau: Đều là hàng hoá và cùng có hai thuộc tính cơ bản là giá trị và giá trị sử dụng.
+ Khác nhau:
Hàng hóa sức lao động
Hàng hóa thông thường
Người mua có quyền sử dụng, không có quyền sở hữu, người bán phải phục tùng người mua.
Người mua và người bán hoàn toàn độc lập với nhau.
Mua bán có thời hạn.
Mua đứt, bán đứt.
Giá cả nhỏ hơn giá trị.
Giá cả có thể tương đương với giá trị.
Giá trị bao gồm cả yếu tố tinh thần, vật chất và lịch sử.
Chỉ thuần tuý là yếu tố vật chất.
Giá trị sử dụng đặc biệt: tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, đó chính là giá trị thặng dư.
Giá trị sử dụng thông thường.
Là nguồn gốc của giá trị thặng dư.
Biểu hiện của của cải.
Câu 2:
a. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc
Những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc, nhân dân là một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực phức t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status