Dựa vào các lí thuyết kinh tế và đầu tư, giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế - pdf 21

Download miễn phí Đề tài Dựa vào các lí thuyết kinh tế và đầu tư, giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế



MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ THUYẾT KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ VỀ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ 2
I. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ VÀ PHÂN LOẠI. 2
1. Khái niệm 2
2. Phân loại đầu tư 2
2.1. Theo mối quan hệ của chủ đầu tư với đối tượng đầu tư: 2
2.2 Theo bản chất của đầu tư 3
2.3 Theo nguồn vốn 3
2.4 Theo cấp quản lý 4
II. KHÁI NIỆM TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 4
1. Khái niệm 4
2. Một số chỉ tiêu đánh giá 5
2.1. Một số thước đo của sự tăng trưởng 5
2.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) 5
2.1.2. Tổng thu nhập quốc dân ( GNI ) 6
2.1.3. Thu nhập bình quân đầu người 7
2.2. Các chỉ số về cơ cấu kinh tế 7
2.2.1. Chỉ số cơ cấu ngành 7
2.2.2. Chỉ số cơ cấu xuất nhập khẩu 7
2.2.3. Chỉ số tiết kiệm - đầu tư 7
2.3. Đánh giá sự phát triển xã hội 8
2.3.1. Mức tăng dân số hàng năm 8
2.3.2. Số calo bình quân trên đầu người 8
2.3.3. Chỉ số cơ cấu nông thôn và thành thị 8
2.3.4. Chỉ số phát triển con người ( HDI ) 8
III. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUA CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ 9
1. Đầu tư tác động đến tổng cung của nền kinh tế. 9
1.1. Lí thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái cổ điển. 9
1.2. Quan điểm tăng trưởng kinh tế của K.Marx 9
1.3.Lí thuyết tân cổ điển về đầu tư. 10
1.4. Mô hình Harrod-Domar 10
2. Mô hình của Keynes: Đầu tư là nhân tố kích thích tổng cầu của nền kinh tế. 11
3.Đầu tư tạo sự phát triển cho các ngành kinh tế mũi nhọn từ đó tạo ra sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế. 13
3.1. Mô hình các giai đoạn phát triển của W.Rostow 13
3.2. Mô hình hai khu vực của Arthus Lewis 14
3.3. Mô hình hai khu vực của Oshima. 15
4. Đầu tư được coi là cú huých từ bên ngoài giúp các nước đang phát triển thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo. 16
5.Đầu tư đúng hướng cho phép khai thác lợi thế tuyệt đối và tương đối, thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển. 17
5.1. Quan điểm của Adam Smith 17
5.2 Lí thuyết của Ricarđo và Heckscher-Ohlin. 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 19
I. TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 19
1.Tổng quan về kinh tế 19
2. Một số vấn đề xã hội 21
II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TÁC ĐỘNG VÀO TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM 22
1. Dựa vào vai trò của đầu tư tác động lên tổng cầu 22
2. Dựa vào vai trò của đầu tư tác động lên tổng cung. 23
3.Vai trò của đầu tư nước ngoài trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển 26
4. Đứng dưới mô hình các giai đoạn phát triển kinh tế của W.Rostow. 28
5. Đầu tư đúng hướng, khai thác được lợi thế, tăng giá trị xuất khẩu. 30
III. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM. 31
1. Hạn chế của đầu tư. 31
1.1. Giải ngân thấp ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển. 31
1.2. Sự tăng lên của hệ số ICOR cho thấy Việt Nam đang duy trì mức” tăng trưởng bằng lượng” mà thiếu quan tâm đến “tăng trưởng bằng chất”. 33
1.3. Cái "nóng" trong quy hoạch phát triển và tình trạng phân tán dàn trải trong đầu tư. 35
1.4. Vốn phân bổ chưa hợp lí giữa các ngành và các khu vực được đầu tư. 37
1.5. Tình trạng đáng báo động về nợ đọng trong xây dựng. 38
1.6. Những bất cập và tồn tại trong cơ chế đầu tư. 39
1.7. Tham nhũng, chất lượng nguồn nhân lực- hai điều đáng quan tâm. 40
2. Hạn chế trong tăng trưởng, phát triển kinh tế. 43
2.1. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, tăng trưởng khá cao nhưng chưa bền vững. 43
2.2. Mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu. 45
2.3. Chưa có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế. 45
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 45
1. Những giải pháp chặn, phòng, chống thất thoát và lãng phí trong xây dựng cơ bản. 45
2.Điều chỉnh cơ cấu đầu tư Nhà nước 45
3.Thực hiện đồng thời phân cấp thẩm quyền ra quyết định đầu tư và hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư. 45
4.Nâng cao chất lượng của công tác qui hoạch phát triển kinh tế- xã hội. 45
5.Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực đầu tư. 45
6. Triển khai mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật - công nghệ 45
7.Các ngân hàng thương mại cần tăng tỉ trọng huy động vốn trung và dài hạn 45
KẾT LUẬN 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO .63
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

pital đã có số vốn gần 4 tỉ đô la Mỹ. Những thông tin vừa nêu cho thấy nguồn vốn đầu tư tài chính nước ngoài đã tăng nhanh đáng kể, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
4. Đứng dưới mô hình các giai đoạn phát triển kinh tế của W.Rostow.
Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị cất cánh, đây được coi là thời kỳ quá độ giữa xã hội truyền thống và sự cất cánh. Trong giai đoạn này nhiều điều kiện cần thiết để cất cánh đã bắt đầu xuất hiện, đó là những hiểu biết về khoa học kỹ thuật đã bắt đầu được áp dụng vào sản xuất cả nông nghiệp và công nghiệp. Giáo dục được mở rộng và có những cải tiến để phù hợp yêu cầu của sự phát triển. Nhu cầu đầu tư tăng lên đã thúc đẩy sự hoạt động của ngân hàng và sự ra đời của các tổ chức huy động vốn .Tiếp đó giao lưu hàng hóa trong và ngoài nước tăng đã thúc đẩy sự hoạt động của ngành giao thông vận tải, thông tin liên lạc.
Ngành khoa học trong nước đã làm chủ được công nghệ sản xuất giống nhân tạo và công nghệ sản xuất một số loại thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Một số địa phương đã triển trên diện rộng những kết quả khoa học mới này. Khoa học và công nghệ hướng vào việc giải quyết những vấn đề lí luận và thực tiễn và dự báo những xu thế phát triển, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương phát triển kinh tế xã hội, xây dựng con người, bảo vệ môi trường dự báo phòng chống thiên tai. KHCN hướng vào việc nâng cao năng suất lao động ,đổi mới sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường, xây dựng năng lực công nghệ quốc gia…
Để phát triển được một mức độ khoa học áp dụng vào thực tế thì nước ta đã có những đầu tư thỏa đáng cho giáo dục đặc biệt từ năm 1985 dến nay. Giáo dục đại học, cao đẳng cũng ngày càng được mở rộng về quy mô đào tạo, cơ sở vật chất ngày càng được nâng cấp, chương trình đào tạo dần dần được đổi mới. Nền giáo dục đại học Việt Nam một mặt đã đáp ứng xu hướng thế giới là tiến tới phổ cập giáo dục đại học, mặt khác vẫn giữ nền tảng giáo dục tinh hoa.
Trong những năm qua, để thúc đẩy giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học, Nhà nước đã thực hiện xã hội hóa để huy động tiềm năng của các thành phần kinh tế cho giáo dục và đào tạo. Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục và đào tạo đã tăng từ 15% năm 2000 lên 18% năm 2005 với cơ cấu tăng chi cho những nhiệm vụ trọng tâm của ngành như đổi mới chương trình, bồi dưỡng giáo viên, tăng cường giáo dục miền núi.
Các dự án ODA trong giáo dục đào tạo cũng đã dành phần lớn cho giáo dục cơ bản và đang được triển khai với tổng vốn vay hàng trăm triệu USD. Việt Nam cũng đang tiến hành một dự án đặc biệt "Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn" với khoản kinh phí lớn nhằm tạo mọi cơ hội, điều kiện cho những trẻ có hoàn cảnh khó khăn được đi học. Dự án đã được triển khai tại 219 huyện khó khăn thuộc 40 tỉnh trong cả nước với gần 15.000 điểm trường.
Bên cạnh đó, Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách công bằng trong tiếp cận giáo dục, đặc biệt đối với trẻ dân tộc thiểu số, trẻ ở vùng khó khăn. Trước hết là ưu tiên đầu tư theo mục tiêu cho các địa bàn có nhiều khó khăn, phát hành công trái giáo dục để hỗ trợ cho các tỉnh miền núi, vùng khó khăn xây dựng trường học kiên cố, đạt chuẩn chất lượng và thực hiện xoá đói giảm nghèo, thông qua đó tạo nhiều cơ hội cho trẻ tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ giáo dục. Hệ thống các trường phổ thông nội trú và bán trú được củng cố và mở rộng với 13 trường trung ương, 50 trường tỉnh, 266 trường huyện và 519 trường bán trú xã, cụm xã.
Năm 2000, Việt Nam đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học. Từ năm học 2002-2003, tỷ lệ biết chữ của người lớn trong độ tuổi 15-24 đã đạt gần 95%, số năm đi học trung bình của người dân đạt mức 7,3 năm. Việc dạy chữ dân tộc đã được đẩy mạnh ở các địa phương, nhờ đó tỷ lệ người dân tộc thiểu số mù chữ giảm mạnh. Phổ cập giáo dục tiểu học đã đạt được thành tích đáng kể ở tất cả các vùng miền trong cả nước. Việt Nam được đánh giá là có tiến bộ nhanh hơn so với phần lớn các nước có thu nhập thấp khác trên thế giới trong việc khắc phục những sự chênh lệch về giới và về tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi.Tỷ lệ học sinh tiểu học nhập học đúng độ tuổi đã tăng từ 90% trong thập niên 1990 lên gần 98% trong năm học 2004-2005. Nếu như năm học 1997-1998, tỷ lệ học sinh hoàn thành bậc tiểu học đạt 68% thì đến năm học 2004-2005, tỷ lệ này đã đạt từ 99%-100% ở các vùng miền và tăng nhanh ở khu vực Tây Nguyên.
Các trường lớp của Việt Nam đã và đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn về hạ tầng cơ sở đảm bảo cho việc dạy và học có chất lượng tương đương với các nước khác trong khu vực. Hiện tại, cả nước đã có gần 500 trường mầm non, gần 3.200 trường tiểu học, trên 400 trường trung học cơ sở và phổ thông trung học đạt trường chuẩn quốc gia.
Để tiến lên giai đọan cất cánh, Việt Nam đầu tư vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo điều kiện phát triển các ngành có lợi thế so sánh, đầu tư cho ngành nghề đó để xuất khẩu ra nước ngoài. Ở Việt Nam hiện nay xác định 10 ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn. Theo đó, cả nước chỉ có 3 ngành công nghiệp mũi nhọn là cơ khí chế tạo (ô tô, đóng tàu, thiết bị toàn bộ, máy nông nghiệp, cơ điện tử); thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin; sản phẩm từ công nghệ mới (năng lượng mới, năng lượng tái tạo, công nghiệp phần mềm, nội dung số). 7 ngành công nghiệp ưu tiên là dệt may, da giày, nhựa, chế biến nông lâm thủy sản, khai thác chế biến bauxit nhôm, thép, hóa chất. Các ngành công nghiệp nói trên được ưu tiên bố trí đủ nhu cầu về đất khi đầu tư, được hỗ trợ xúc tiến thương mại...năm 2007,tỷ trọng hàng công nghiệp, hàng chế biến xuất khẩu năm 2007 chiếm 40,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
5. Đầu tư đúng hướng, khai thác được lợi thế, tăng giá trị xuất khẩu.
Trong những năm qua Việt Nam đã phát triển ngành công nghiệp theo hướng khai thác những lợi thế vốn có của đất nước như nguồn nguyên liệu thô sẵn có, nhân lực dồi dào... Các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển đã tăng trưởng khá mạnh, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu cao, thu về nguồn ngoại tệ cho đất nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên đáng kể theo từng năm
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu theo năm
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
Tổng kim ngạch xuất khẩu
20.777
20.861
23.163
30.120
31.247
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng kim ngạch xuất khẩu
36.452
45.405
58.578
69.104
84.015
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Rõ ràng rằng với những chính sách đầu tư đúng hướng tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng lên đáng kể. Năm 2007, giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt gần 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006, trong đó...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status