Nghiên cứu áp dụng phương thức thở NAVA trong thông khí hỗ trợ áp lực - pdf 21

Link download miễn phí cho anh em Ket-noi: Nghiên cứu áp dụng cách thở NAVA trong thông khí hỗ trợ áp lực

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thông khí nhân tạo (thở máy) là một biện pháp điều trị quan trọng đối với những bệnh nhân bị suy giảm chức năng thở tự nhiên, nhằm mục đích hỗ trợ thông khí và trao đổi oxy. Ứng dụng của thở máy ngày càng phổ biến, không chỉ riêng trong các khoa Hồi sức mà còn trong cả các cơ sở điều trị khác trong bệnh viện và ngoại viện, bao gồm các trung tâm chăm sóc y tế và tại các gia đình [1, 2].
Đồng thì là khái niệm phản ánh sự diễn ra cùng pha giữa nỗ lực thở của bệnh nhân với dòng khí cung cấp từ máy thở. Đây là yếu tố rất quan trọng, giúp bệnh nhân được hỗ trợ tốt nhất và tránh được các biến chứng trong quá trình thở máy [3].
Thông khí nhân tạo từ khi được áp dụng trên lâm sàng đã trải qua nhiều bước phát triển từ thông khí kiểm soát đến các cách thông khí hỗ trợ khác nhau nhằm hoàn thiện hơn mối tương tác giữa bệnh nhân với máy thở [4].
Thông khí hỗ trợ điều chỉnh theo tín hiệu thần kinh-NAVA (Neurally Adjusted Ventilatory Assist), được tác giả Christer Synderby giới thiệu lần đầu tiên năm 1999 [5], là một cách thông khí hỗ trợ phát triển mới nhất hiện nay. Trong NAVA, máy thở cung cấp sự hỗ trợ và kết thúc chu kỳ thở một cách phù hợp với nhu cầu thở của bệnh nhân theo từng nhịp thở. Nhu cầu thở của bệnh nhân được thay mặt bằng điện thế hoạt động của cơ hoành và được máy thở nhận biết nhờ một ống thông đặt vào thực quản ngang mức cơ hoành. Ống thông này ngoài chức năng trên còn đảm nhiệm chức năng nuôi dưỡng như một ống thông dạ dày. Mức độ hỗ trợ của máy với mỗi nhịp thở được xác định bằng giá trị tức thời của điện thế hoạt động cơ hành và giá trị mức NAVA được cài đặt [4, 6-8].
Các dữ liệu trên thực nghiệm và lâm sàng đã chứng minh NAVA có những ưu điểm vượt trội so với các cách thở trước đây như đạt được sự đồng thì tốt hơn, cải thiện giấc ngủ của bệnh nhân, nhu cầu an thần ít hơn, rút ngắn thời gian thở máy…,
Ở Việt Nam, việc áp dụng cách NAVA trong thở máy mới ở mức thử nghiệm và chưa thấy có công bố nào về ưu, nhược điểm của kiểu thở này.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tui tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu áp dụng cách thở NAVA trong thông khí hỗ trợ áp lực” nhằm mục tiêu:
1. Triển khai quy trình kỹ thuật kiểu thở NAVA trên các bệnh nhân thở máy tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai.
2. Sơ bộ đánh giá hiệu quả, một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai quy trình kỹ thuật kiểu thở NAVA.










CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Điều khiển nhịp thở tự nhiên
1.1.1. Trung tâm hô hấp

Hình 1.1. Cấu trúc của trung tâm hô hấp
Trung tâm hô hấp bao gồm nhiều nhóm neuron nằm đối xứng 2 bên rải rác ở hành não và cầu não [9].
1.1.1.1. Nhóm neuron hô hấp lưng (trung tâm hít vào):
- Vị trí: nằm trải suốt mặt sau hành não.
- Chức năng:
+ Phát xung động gây hít vào có nhịp, tạo nhịp thở bình thường khoảng 15 chu kỳ/phút gọi là tần số thở.
+ Phát xung động gây hít vào tăng dần
1.1.1.2. Nhóm neuron hô hấp bụng.
- Vị trí: nằm phía trước và phía bên của nhóm lưng, cách nhóm lưng 5mm.
- Chức năng: khi hô hấp nhẹ nhàng bình thường, nhóm neuron này không hoạt động. Khi cần tăng mạnh thông khí thì tín hiệu từ nhóm neuron lưng lan sang nhóm neuron bụng mới tham gia điều khiển hô hấp.
1.1.1.3. Trung tâm điều chỉnh thở:
- Vị trí: nằm ở phần lưng và phần trên của cầu não.
- Chức năng: trung tâm này liên tục gửi xung động tới vùng hít vào, làm ngừng xung động gây hít vào của nhóm lưng.
1.1.1.4. Trung tâm ngừng thở:
- Vị trí: nằm ở phần dưới của cầu não.
- Chức năng: phát xung động đến nhóm neuron lưng làm ngăn trở sự tắt các xung động hít vào, gây ngừng thở ở vị trí hít vào tối đa. Trung tâm này phối hợp với trung tâm điều chỉnh thở để điều hòa chiều sâu của động tác hít vào.
1.1.2. Các cơ hô hấp

Hình 1.2. Các cơ hô hấp
- Các cơ tham gia động tác hít vào: cơ ức-đòn-chũm, cơ bậc thang, cơ ngực nhỏ, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành.
- Các cơ tham gia động tác thở ra: cơ liên sườn trong, cơ thẳng bụng.
- Cơ hoành: là cơ có vai trò quan trọng nhất trong động tác hô hấp do cấu tạo đặc biệt của nó. Với diện tích khá rộng, khoảng 250 cm², khi cơ hoành co, hạ 1 cm sẽ làm tăng thể tích lồng ngực lên khoảng 250 ml. Khi co hết mức, cơ hoành hạ xuống 7-8cm và làm tăng thể tích lồng ngực lên tối đa, khoảng 2 lít.
1.1.3. Dẫn truyền thần kinh [9]


[hr:1hg7u1ey][/hr:1hg7u1ey]

download
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status