Sự phát triển kinh tế giữa các khu vực kinh tế - pdf 21

Download miễn phí Tiểu luận Sự phát triển kinh tế giữa các khu vực kinh tế



Chính phủ cần tập trung ngân sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, áp dụng các chính sách đầu tư đa dạng vào phát triển cơ sở hạ tầng như đường cao tốc mới, mạng lưới điện mới, hệ thống thông tin liên lạc và truyền thông, hệ thống cấp thoát nước . Sự bất cập của hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần phát triển chưa tương xứng vẫn là một nút cổ chai đối với hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Mặc dù đã có sự đầu tư khá lớn của chính phủ từ nguồn vốn ngân sách và vốn ODA, hiện vẫn còn nhiều bất cập và chậm trễ trong phát triển các công trình hạ tầng quan trọng, đặc biệt là điện năng và công trình giao thông kết nối các cảng biển chiến lược với các khu công nghiệp và thành phố. Việc thiếu hụt nguồn điện ổn định tại các khu công nghiệp và tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng – đặc biệt tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – chỉ là 2 trong nhiều ví dụ cho thấy nhu cầu cấp bách trong việc nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ải là dân thành thị. Thứ hai là an ninh xã hội. Một khi phân hóa lớn đến một độ đáng kể, tranh chấp xã hội (giữa nông dân với nhau, và giữa nông dân - dân thành phố) là điều khó tránh. Thứ ba, dân nông thôn tự mình di chuyển về đô thị, tạo ra những bài toán xã hội mới về nhà ở, số người thất nghiệp, và những tệ nạn sinh ra từ cùng kiệt khốn. Mức sinh hoạt kinh tế đô thị sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, với một dân số quá lớn thiếu công ăn việc làm.
2.2. Mất cân bằng về phân bố dân cư và phân bố các hoạt động kinh tế:
Dân cư và nguồn lao động nước ta phân bố không đều. Điều đó phụ thuộc vào lịch sử định cư, trình độ phát triển kinh tế -xã hội, mức độ màu mỡ của đất đai, sự phong phú của nguồn nước v.v… Tính chất không đồng đều này thể hiện rõ rệt giữa các vùng và ngay trong nội bộ từng vùng lãnh thổ.
Khoảng 80% số dân tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao (đồng bằng sông Hồng 1180 người/km2 – 1999). Ở trung du và miền núi, dân cư thưa thớt hơn nhiều (TâyNguyên là 67 người/km2, Tây Bắc là 62 người/km2). Tại những vùng trung du và miền núi đang rất cần nguồn lao động để phát triển kinh tế thì dân cư lại thưa thớt, cũng do điều kiện tự nhiên mà khó có thể huy đông được nguồn nhân lực từ những vùng đông dân khác đến. Ở các khu trung tâm, thành thị thi dân cư lại tập trung đông đúc dẫn tới dư thừa lao động.
Những đặc trưng của di dân hiện nay, đã khác so với trước đây: Về động lực: việc làm, thu nhập (không nhất thiết là đất canh tác), hôn nhân và đoàn tụ gia đình. Về hướng: nông thôn - đô thị, Bắc - Nam; Về hình thức: đa dạng, di dân kinh tế mới, di dân định canh, định cư, di dân ổn định biên giới và di dân tự phát. Về quy mô di chuyển: ngày càng lớn. Riêng giai đoạn 1961 - 1997, đã có 5,9 triệu dân di chuyển tới các vùng theo dự án. ở Thành phố Hồ Chí Minh, luồng di dân tự do đến không ngừng tăng lên. Thí dụ, trong giai đoạn 1986 - 1990, số dân nhập cư vào Thành phố Hồ Chí Minh là 178.196 người; giai đoạn 1994 - 1999: đã tăng lên 415.387 người, và chỉ tính riêng từ ngày 1-4-2002 đến 1-4-2003, con số này đã là 106.197 người. Sau 26 năm từ 1999 đến 2005, dân số Tây Nguyên đã tăng hơn 3 lần, chủ yếu do dân nhập cư. Tây Nguyên trở thành nơi hội tụ dân di cư từ nhiều tỉnh, thành, nhiều dân tộc và nhiều tôn giáo.
Hướng di dân cũng đã thay đổi đáng kể, từ nông thôn - nông thôn phía Bắc trước năm 1975 đến di dân Bắc - Nam rồi chuyển sang hướng di dân nông thôn - đô thị và trong nước ra nước ngoài những năm gần đây. Khoảng 10 năm trở lại đây, số phụ nữ lấy chồng nước ngoài khá lớn và có xu hướng tăng lên, đặc biệt là ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết hôn với người nước ngoài là một nguyên nhân mới, đáng kể của di dân và đang gây ra những hậu quả phức tạp về các mặt dân số, pháp lý, tâm lý xã hội.
Cùng với quá trình công nghiệp hóa đất nước, di cư sẽ ngày càng sôi động. Vì vậy, cần có chính sách phân bố dân số cân đối với tài nguyên môi trường của các vùng kinh tế - sinh thái. Thực hiện việc phân bố dân cư hợp lý giữa các khu vực, vùng địa lý kinh tế và các đơn vị hành chính để khai thác tốt nhất tiềm năng đất đai, tài nguyên, giải tỏa sức ép dân số quá lớn ở đồng bằng sông Hồng. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đăng ký hộ tịch, hộ khẩu và tách chức năng kinh tế, xã hội ra khỏi "Sổ hộ khẩu". Đẩy mạnh bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản của người di cư nói chung và di dân tự do nói riêng, đặc biệt phòng, chống các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của người di cư. Phổ biến những kiến thức cần thiết khi di cư (đăng ký hộ khẩu, tìm việc, ký kết hợp đồng lao động, bảo vệ sức khỏe, tiết kiệm, ...). Nêu những tấm gương di cư xóa đói, giảm cùng kiệt và làm giàu chân chính.
Hiện nay các khu đô thị phát triển thi lực lượng lao động tập trung vào đó càng đông đặc biệt là lao động có trình độ kỹ thuật vì vậy nó là điều kiên thúc đẩy sự phát triển về kinh tế nâng cao đời sống của người đân ngược lại các khu trung du, miền núi thì đang cần đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng cao thì lại không thu hút được.
Sự phân bố lực lượng lao động trong ngành cũng không đồng đều. Về mặt cầu, nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay chủ yếu được phân bổ trong khu vực nông nghiệp, nơi kỹ năng, tay nghề, và trình độ của người lao động thường không cần cao. Lực lượng lao động đang làm việc trong khu vực công nghiệp chỉ chiếm 20% và trong khu vực dịch vụ chỉ chiếm khoảng 26%. Điều này phần nào phản ánh cầu lao động giản đơn, phổ thông ở Việt Nam vẫn còn khá lớn. Đồng thời, phần lớn lao động ở Việt Nam hiện nay đang làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh.
Sự phân bố dân cư không đều còn thể hiện giữa thành thị và nông thôn. 76,5% số dân sinh sống ở nông thôn, còn ở thành thị chiếm 23,5% (số liệu năm 1999).Tình hình phân bố dân cư như vậy gây ra những khó khăn cho việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và việc khai thác nguồn tài nguyên hiện có ở mỗi vùng.
Sự mất cân đối về phân bố các hoạt động kinh tế gây ra tình trạng phát triển không đồng đều. Các hoạt động sản xuất công nghiệp mang lại lợi nhuận cao, thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước, nâng cao đời sống cho người dân thì lại hầu như tập trung vào các thành phố lớn. Trong khi đó ở nông thôn hầu hết là sản xuất nông nghiệp, ở đây mật độ dân cư phân bố khá đông mà việc tăng tỷ trọng sản lượng nông nghiệp để tăng thêm thu nhập thì không còn hợp lý trong bối cảnh mà đầu tư cho nông nghiệp đang còn ít, cơ sở hạ tầng kém phát triển, quy hoạch không đồng bộ. Theo TS. Đặng Kim Sơn Viện Trưởng Viện Chiến Lược vs Phát Triển Nông thôn cho rằng, một định hướng chiến lược mới cho nông nghiệp, nông thôn phải xây dựng nhằm đảm bảo sự phát triển dài hạn và bền vững trong bối cảnh công nghiệp hóa, đô thị hóa, toàn cầu hóa của Việt Nam đang bước vào giai đoạn tăng tốc. 
Do đó, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn sang các ngành phi nông nghiệp cần gắn bó phối hợp với kinh trế đô thị, công nghiệp, dịch vụ. Trên cơ sở cải thiện môi trường đầu tư ở nông thôn, phát triển thị trường tài nguyên (lao động, vốn, đất, khoa học công nghệ) để phát huy và nuôi dưỡng nội lực của khu vực kinh tế nông thôn. 
3 . Tính quy luật của sự phát triển không đồng đều và nguyên nhân:
3.1. Sự phân bố các nguồn lực tự nhiên và nguồn lực nhân tạo:
Những tài nguyên thiên nhiên như dầu lửa, than đá, đất đai, nguồn nước… là những nhân tố thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Sự phân bố các nguồn tài nguyên này không đồng đều. Ở những khu vực được thiên nhiên ưu đãi thì kinh tế và đời sống của người dân tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên cần nhận thức được một vấn đề là nguồn tài nguyên sẽ dần cạn kiệt và không tái tạo được.
3.2. Những khó khăn trong việc điều chỉnh lao động:
Sự phát triển kinh tế không thể tách rời nhân tố lao động, có thể nói yếu tố ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status