Phân tích các lý do ra đời Ngân hàng phát triển. Liên hệ với lý do ra đời của Ngân hàng phát triển Việt Nam - pdf 21

Download miễn phí Đề tài Phân tích các lý do ra đời Ngân hàng phát triển. Liên hệ với lý do ra đời của Ngân hàng phát triển Việt Nam



MỤC LỤC
1. Tổng quan về NHPT 2
1.1. Khái niệm NHPT 2
1.2. Đặc điểm cơ bản của NHPT 2
2. Lý do ra đời của NHPT 3
2.1. Xuất phát từ nhu cầu “cần một tổ chức có thể tài trợ cho tất cả các dự án phát triển” .3
2.2. Đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho phát triển kinh tế 4
2.3. Thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội trong tài trợ dài hạn (chính sách tín dụng có hạn chế và ưu tiên, chương trình tín dụng chỉ định) 6
2.4. Yêu cầu thực hiện các mục tiêu phát triển có hiệu quả 7
3. NHPT Việt Nam (The Vietnam Development Bank – VDB) 8
3.1. Giới thiệu chung 8
3.2. Lý do ra đời 9
3.3. Nhận xét 10
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

MỤC LỤC
Đề tài: Phân tích các lý do ra đời NHPT. Liên hệ với lý do ra đời của NHPT Việt Nam
***
Tổng quan về NHPT
Khái niệm NHPT
Trong quá trình phát triển của nền kinh tế, các tổ chức tài chính trung gian - đặc biệt là hệ thống ngân hàng, ngày càng đóng vai trò quan trọng. Các tổ chức này hoạt động như một kênh dẫn vốn hiệu quả, thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và tài trợ cho các dự án, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững. Phần lớn các ngân hàng hoạt động vì mục tiêu tối đa hoá lợi ích cho chủ sở hữu, song vì mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế với cơ cấu hợp lý vừa phải đảm bảo các vấn đề xã hội, do đó sự ra đời của các tổ chức hoạt động hướng tới các lợi ích an sinh xã hội là một điều tất yếu. Ngân hàng phát triển (NHPT) là một tổ chức như vậy.
Xuất phát từ khái niệm “Ngân hàng phát triển là một tổ chức tín dụng mà hoạt động chủ yếu là tài trợ trung và dài hạn cho các dự án phát triển.” (giáo trình Ngân hàng phát triển – TS. Phan Thị Thu Hà, NXB Lao động – xã hội, 2005) có thể thấy sự ra đời ngân hàng phát triển gắn liền với các dự án phát triển. Mục tiêu, các hoạt động… của NHPT đều dựa trên và xoay quanh các dự án phát triển.
Đặc điểm cơ bản của NHPT
Phân tích tên gọi “ngân hàng phát triển” để hiểu đây cũng là một hình thức ngân hàng, tức là nó vẫn sẽ mang các đặc điểm cơ bản của một ngân hàng. NHPT cũng là một tổ chức tín dụng, hoạt động trên cơ sở lấy thu bù chi và có lãi. Dựa trên tính chất này mà NHPT được phân biệt với các tổ chức quản lývà hành chính khác. Tuy nhiên, cũng như sự giống và khác nhau giữa “dự án phát triển” và “dự án thương mại”, ngân hàng phát triển cũng có những điểm khác biệt so với ngân hàng thương mại, để có thể thực hiện tốt nhất mục tiêu “hướng đến các lợi ích xã hội” của mình.
NHPT là một tổ chức tài chính thuộc sở hữu 100% của Chính phủ: NHPT là tổ chức tài chính của Chính phủ, có nhiệm vụ tổ chức nguồn vốn cho dự án phát triển, nguồn tài trợ của Chính phủ dưới hình thức cấp tín dụng được thực hiện thông qua NHPT. Nói cách khác, NHPT hoạt động nhằm phục vụ chính sách phát triển của Nhà nước. Do đó NHPT được hưởng một số ưu đãi nhất định từ phía Nhà nước, ví dụ như: tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật….
Bên cạnh nguồn tài trợ từ Chính phủ, NHPT còn có khả năng tự huy động trên thị trường vốn, do đó NHPT có thể tài trợ một cách đa dạng với nhiều loại lãi suất, hình thức khác nhau. Do đó thích hợp cho nhiều loại dự án phát triển khác nhau. Thông qua NHPT, vốn ưu đãi được quay vòng có hiệu quả.
cách hoạt động chủ yếu là đầu tư trung và dài hạn cho các công trình kinh tế trọng điểm, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thông qua đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ. Điều này hoàn toàn tương ứng với đặc điểm của các dự án phát triển, chủ yếu là các dự án trung và dài hạn. Các nghiệp vụ chính mà NHPT thực hiện là:
Tìm kiếm các dự án theo định hướng của Chính phủ.
Phân tích, thẩm định các dự án, tính toán các mục tiêu xã hội bên cạnh mục tiêu kinh tế nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển.
Tài trợ trực tiếp hay gián tiếp thông qua các tổ chức tài chính khác.
Qua 3 đặc điểm cơ bản trên, có thể thấy sự khác biệt cơ bản và những ưu điểm vượt trội của NHPT trong việc tài trợ cho các dự án phát triển. Từ đây, ta suy ngược lại các lý do chủ yếu để NHPT ra đời.
Lý do ra đời của NHPT
Xuất phát từ nhu cầu “cần một tổ chức có thể tài trợ cho tất cả các dự án phát triển”
Có nhiều nguồn tài trợ cho dự án phát triển, như đã nghiên cứu trong đề tài trước, bao gồm: nguồn ngân sách nhà nước, từ các tổ chức tài chính quốc tế, vay ngân hàng thương mại hay từ những người hưởng lợi từ dự án. Tuy nhiên, mỗi nguồn tài trợ có những đặc điểm khác nhau và chỉ thích hợp cho một hay một số dự án nhất định. Từ đó làm nảy sinh nhu cầu có nguồn tài trợ rộng nhất, bao trùm nhất, có thể tài trợ cho tất cả các dự án. Và NHPT ra đời như là một điều tất yếu, vì nguồn tài trợ của nó đảm bảo đủ 3 yêu cầu: tập trung với khối lượng lớn trong thời gian ngắn, lãi suất thấp và thời gian sử dụng dài. Mặt khác, NHPT không chỉ đơn thuần là giải ngân, cấp tín dụng cho các dự án mà trước đó nó cũng thực hiện các nghiệp vụ như một ngân hàng thương mại, tức là cũng có phân tích, thẩm định các dự án dựa trên nguyên tắc cơ bản của tín dụng ngân hàng: người vay phải đảm bảo hoàn trả vốn và lãi sau thời gian cam kết. Đồng thời NHPT cũng phải quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn của các dự án, có biện pháp phòng ngừa rủi ro, có thể gợi ý hay hỗ trợ nếu các dự án gặp khó khăn… Như vậy đối tượng phục vụ của NHPT được mở rộng ra rất nhiều, từ những dự án quy mô trung bình cho tới những dự án lớn, có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của vùng, ngành hay liên quan đến phân phối thu nhập cho các tầng lớp dân cứ nghèo, cải thiện môi trường…
Đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho phát triển kinh tế
Để nền kinh tế phát triển thì nhu cầu vốn là rất lớn, đặc biệt vốn trung và dài hạn, ví dụ như:
+ Nhu cầu về cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng cho phát triển giao thông, thương mại mậu dịch, điện nước, y tế giáo dục… nhằm nâng cao giá trị cuộc sống.
+ Nhu cầu của các doanh nghiệp: đầu tư mới trang thiết bị máy móc, mở rộng quy mô sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều của cải hơn cho xã hội.
Tuy nhiên những nguồn để đáp ứng nhu cầu trên là rất hạn chế, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Nguyên nhân do:
- Hệ thống NHTM với nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu, chỉ tập trung cho vay ngắn hạn.
+ Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn thấp thường chỉ từ 3 đến 7 năm => Kỳ hạn cho vay của nhiều NHTM không phù hợp với các công trình xây dựng cơ bản, thu hồi vốn chậm, không phù hợp với các công trình xây dựng có quy mô lớn và sử dụng trong thời gian dài.
+ Thị trường nợ kém phát triển => các tài sản chủ yếu của NHTM kém thanh khoản vì vậy sẽ rất rủi ro nếu sử dụng các nguồn có kỳ hạn ngắn 1 - 3 năm để cho vay 10 - 20 năm.
+ Sự thay đổi tỷ giá theo hướng giảm giá nội tệ khiến NHTM rất khó khăn khi cung cấp các khoản cho vay trung và dài hạn bằng ngoại tệ. Mà đây là nguồn vốn rất cần thiết để các doanh nghiệp nhập thiết bị từ nước ngoài.
- Thị trường vốn trung, dài hạn không có koặc kém phát triển. Nhu cầu đầu tư dài hạn thường đáp ứng thông qua thị trường vốn dài hạn, hay thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, cả hai loại thị trường này đều đang bị hạn chế tại các nước đang phát triển. Thị trường chứng khoán ở những n
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status