Giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sơn La - pdf 21

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
DANH MỤC BẢNG
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG. 5
CHƯƠNG I. CƠ SỎ LÍ LUẬN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA. 5
1. Cơ sở lý luận chung của doanh nghiệp nhỏ và vừa. 5
1.1 Khái niệm. 5
1.2. Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa. 6
1.3. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa. 8
1.4. Ưu nhược điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa. 11
2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển kinh tế xã hội. 14
2.1. Tạo ra nhiều việc làm với chi phí thấp. 14
2.2. Cung cấp cho xã hội một khối lượng hàng hoá đáng kể về cả chất lượng, số lượng và chủng loại. 16
2.3. Gieo mầm cho các tài năng quản trị kinh doanh. 16
2.4. Tăng nguồn tiết kiệm và đầu tư cho dân địa phương. 17
2.5. Làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn. 17
2.6. Cải thiện mối quan hệ giữa các khu vực kinh tế khác nhau. 17
2.7. Tạo thu nhập. 17
2.8. thúc đẩy chuyển giao công nghệ. 18
2.9. Phát huy và tận dụng các nguồn lực địa phương, góp phần tăng trưởng kinh tế. 18
2.10. Giữ gìn và phát huy các ngành nghề truyền thống, thể hiện bản sắc dân tộc. 18
3. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số tỉnh. 20
3.1. Kinh nghiệm phát triển của tỉnh Điện Biên. 20
3.2. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp của tinh Hoà Bình. 23
3.3. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Sơn La. 26
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở SƠN LA GIAI ĐOẠN 2010-2015. 29
I. Các nhân tố kinh tế- xã hội của Sơn La tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa. 29
1. Điều kiện tự nhiên. 29
2. Cơ sở hạ tầng. 31
3. Nguồn nhân lực. 36
4. Tình hình phát triển kinh tế. 39
5. Các vấn đề xã hội. 41
II. Đánh giá cơ chế chính sách đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Sơn La. 43
1. Chính sách đăng kí kinh doanh. 43
2. Chính sách đất đai. 45
3. Chính sách lao động. 45
4. Chính sách vốn. 46
5. Chính sách khác. 46
III. Đánh giá chung về phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Sơn La. 47
1. Số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 48
1.2. Tình hình huy động vốn: 52
1.3. Phân bố các doanh nghiẹp nhỏ và vừa theo vùng. 53
1.4. Tạo công ăn việc làm và thu nhập: 53
1.5. Đóng góp về xuất khẩu 54
1.6. Đóng góp vào thu ngân sách địa phương: 55
2. Tồn tại. 55
3.Nguyên nhân tồn tại. 56
3.1.Vốn. 56
3.2. Tình hình thiết bị công nghệ. 57
3.3. Trình độ nhân lực, lao động và quản lý. 57
4. Tình hình và khả năng cạnh tranh của các DN tỉnh về sản phẩm, thị trường. 57
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH SƠN LA TRONG NHỮNG NĂM TỚI. 59
I. Cơ hội và thách thức đối với phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. 59
1. Cơ hội. 59
2. Thách thức. 61
II. Định hướng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Sơn La. 64
1. Định hướng. 64
2. Mục tiêu. 65
III. Giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Sơn La. 67
1. Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp. 67
2. Xúc tiến, vận động đầu tư và khuyến khích đầu tư. 68
3. Chính sách về thuế. 69
4. Chính sách về tín dụng. 71
5. Thành lập quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 72
6. Một số kiến nghị. 72
6.1. Với mục tiêu nền kinh tế phát triển cao, là một nước công nghiệp trung bình vào năm 2020. 72
6.2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần: 73
6.3. Các Bộ, ngành cần nhanh chống hoàn thiện các văn bản, quy định về việc thi hành các Luật chuyên ngành nhưng có liên quan đến Luật Doanh nghiệp để có sự thống nhất giữa cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và doanh nhân trong quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh. 74
6.4. Bộ Tài chính cần nghiên cứu chế định để lại 100% lệ phí đăng ký kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh sử dụng phục vụ công tác đăng ký kinh doanh cũng như những chi phí tiến hành khảo sát doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh. 74
KẾT LUẬN. 75
DANH MỤC THAM KHẢO. 76
LỜI NÓI ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài
Sau 20 năm thực hiện công tác đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi về toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh; sự công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định, Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp. Đạt được kết quả đó là do sự phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, với đường lối đổi mới đúng đắn đã phát huy thế và lực của đất nước ta.
Trong sự nghiệp đổi mới để đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiên đại hoá thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các doanh nghiệp (DN) có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của các ngành và của cả nền kinh tế. Tạo thêm hàng hoá dịch vụ và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động; tăng thu nhập và nâng cao đời sống; tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước và đặc biệt được coi là “ chiếc đệm giảm sóc của thị trường”.
Nhận thức được tầm quan trọng của các DN, Đảng và nhà nước ta đã và đang có những chủ trương, chính sách, biện pháp, phương pháp quản lí nhằm tăng cường khuyến khích đầu tư phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Phát triển tốt các DN không những góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế, mà còn tạo sự ổn định chính trị, xã hội trong nước. Hơn nữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa có lợi thế là chi phí đầu tư không lớn dễ thích ứng với sự thay đổi của thị trường, phù hợp với sự quản lí của phần lớn các chủ doanh nghiệp ở nước ta hiện nay.
Ở một nước mà phần lớn lao động làm nông nghiệp như nước ta thì chính DN là tác nhân và động lực thúc đẩy sự nghiệp chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Ở nước ta, các DN tuy cũng đã có môi trường để đầu tư phát triển khá thuận lợi và đạt được những kết quả nhất định, song những kết quả ấy chưa tương xứng với vị trí và vai trò của DN, do phần lớn các doanh nghiệp đó vừa hình thành, còn yếu kém, sự phát triển của chúng cho đến nay vẫn mang tính tự nhiên, chưa theo một chiến lược với những bước đi phù hợp với chiến lược phát triển chung của đất nước.
Sơn La là một tỉnh miền núi tây bắc của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 1.412.500 ha, với dân số 1.080.641 , gồm 12 dân tộc anh em. Là một tỉnh còn rất nhiều khó khăn cơ sở vật chất kỹ thuật còn kém. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, Sơn La đã và đang được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như: vốn chương trình 327; chương trình 135; chương trình 134; chương trình 06; Tái định cư thủy điện Sơn La; chương trình 186; Kiên cố hóa trường lớp học; kiên cố hóa kênh mương; ngân sách tập trung đã góp phần thay đổi diện mạo của tỉnh. Trong những năm qua, cùng với các thành phần kinh tế khác, kinh tế tư nhân đóng góp một phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Sơn La. Hiện nay kinh tế tư nhân phát triển mạnh và chiếm tỷ trọng cao trong các ngành dịch vụ, chế biến và đang là thành phần kinh tế có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nhất là khi Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp được ban hành đã tạo được một môi trương kinh doanh thuận lợi hơn để làm nên sự khác biệt trong đời sống kinh tế trong những mặt như: giải phóng tư duy và sức sáng tạo về ý tưởng kinh doanh và cách tổ chức kinh doanh.
Trước tình hình đó và để thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX nhằm phát huy những thế mạnh, tiềm năng của các DN, thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, việc cụ thể hoá những chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích đầu tư phát triển những DN ngày càng trở thành nhu cầu cấp thiết. Để đóng góp phần nào nhỏ bé của mình vào việc tìm kiếm những giải pháp tích cực hỗ trợ phát triển các DN nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp này phát triển, góp phần thực hiện sự công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Do vậy em đã chọn đề tài: “Giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sơn La.” Từ đó có thể thấy doanh nghiệp tư nhân là nhân tố đáng kể góp phần tăng cường kinh tế của tỉnh Sơn La trong những năm qua. Đồng thời đóng góp cho công cuộc đổi mới đất nước trong quá trình công nghiệp hoá hiên đại hoá phát triển kinh tế xã hội đất nước.
2. Mục đích nghiên cứu
Chuyên đề được đưa ra với mục đích nêu khái quát hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời đưa ra những giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu nguồn gốc, bản chất sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào thực trang hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Sơn La, từ đó rút ra nhận xét và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp truyền thống như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, liệt kê, phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh, các phương pháp phân tích định tính, định lượng...
5. Bố cục
Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I. Cơ sỏ lí luận doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chương II. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Sơn La giai đoạn 2010-2015
Chương III. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Sơn La trong những năm tới.
Để hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp, em xin gửi lời Thank tới Phó GS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn người đã giúp đỡ em tận tình trong suốt thời gian thực tập, cùng các bác, các anh, các chị trong Phòng tổng hợp và kế hoạch đầu tư trong nước – Cục phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư đã chỉ bảo, giúp đỡ và cung cấp nguồn tài liệu cho em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này.


K6J4leBkJgLJ5uV
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status