Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam



MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Phần I: Cơ sở lý luận về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 3
I. Cơ sở lý luận về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 3
1. Cổ phần hóa 3
2. Nội dung của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 4
2.1. Đối tượng cổ phần hóa 4
2.2. Về lựa chọn hình thức tiến hành Cổ phần hóa 4
2.3. Xác định giá trị doanh nghiệp 5
2.4. Về việc xác định đối tượng mua cổ phần và cơ cấu phân chia cổ phần 5
3. Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 6
3.1. Khái niệm về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 6
3.2. Các hình thức chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 7
3.2.1. Chuyển đổi DNNN sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con 7
3.2.2. Chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH 1 thành viên 8
3.2.3. Chuyển đổi cơ chế quản lý đối với DNNN 9
3.2.4. Chuyển đổi quyền chủ sở hữu 10
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 10
1. Các nhân tố chủ quan 10
1.1. Xây dựng và phê duyệt phương án chuyển đổi 10
1.2. Hoạt động đăng ký kinh doanh 11
1.3.Về mặt tài chính và tư tưởng 12
2. Các nhân tố khách quan 12
2.1. Pháp luật và cơ chế chính sách 12
2.2. Chính quyền TW và chính quyền các cấp 13
2.3. Xác định tiêu chí, đối tượng chuyển đổi 13
III. Sự cần thiết trong việc thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 16
1. Sự thiếu hiệu quả trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước khi chưa cải cách chuyển đổi 16
1.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp còn thấp, tốc độ phát triển chưa cao 16
1.2. Doanh nghiệp nhà nước qui mô vẫn còn nhỏ, cơ cấu còn nhiều bất hợp lý, dàn trải, chồng chéo về ngành nghề và tổ chức quản lý 17
1.3. Công nợ của các doanh nghiệp nhà nước ngày càng tăng ; lao động thiếu việc làm và dôi dư còn lớn ; trình độ quản lý phần lớn còn yếu kém 17
1.4. Trình độ kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp nhà nước còn hết sức lạc hậu 18
2. Theo yêu cầu của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2005 19
IV. Kinh nghiệm về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước trong khu vực 21
1. Trung Quốc 21
2. Nga và các nước Đông Âu 25
3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 28
Phần II: Thực trạng cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 30
I. Tổng quan về doanh nghiệp nhà nước Việt Nam. 30
1. Số lượng doanh nghiệp nhà nước 30
2. Cơ cấu ngành 32
3. Loại hình doanh nghiệp nhà nước 34
4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước 36
II. Thực trạng quá trình cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 38
1. Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 38
2. Cổ phần hóa 41
III. Các chính sách của nhà nước về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 45
IV. Đánh giá chung về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp 47
1. Kết quả đạt được 47
2. Những tồn tại 49
3. Nguyên nhân của tồn tại 54
Phần III: Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 57
I. Định hướng và mục tiêu về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 57
1. Định hướng 57
2. Mục tiêu 58
II. Các giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 60
1. Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa 60
1.1. Hoàn thiện việc xác định giá trị doanh nghiệp và giải quyết những tồn đọng về mặt tài chính 60
1.2. Hoàn thiện chính sách ưu đãi đối với người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá 61
1.3. Đổi mới tổ chức chỉ đạo thực hiện quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 63
1.4. Tạo môi trường pháp lý đầy đủ, ngày càng đồng bộ hơn cho tổ chức và hoạt động của công ty Cổ phần 64
2. Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 65
2.1. Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng 65
2.2. Về điều kiện chuyển đổi 65
2.3. Về trình tự chuyển đổi và nguyên tắc xử lý tài chính, tài sản và lao động khi chuyển đổi và việc xác định vốn điều lệ 66
2.4. Về vấn đề chủ sở hữu 66
2.5. Về tổ chức quản lý 68
2.6. Về quản trị doanh nghiệp 68
2.7. Giải pháp về tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương 69
Kết luận 71
Danh mục tài liệu tham khảo 72
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ều quyền lợi trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì nó càng có thẩm quyền và động cơ trong việc chi phối các quyết định quản lý chủ yếu, như cơ cấu lại, bán tài sản, đóng cửa có lựa chọn một số hoạt động, sáp nhập với các doanh nghiệp khác… Do vậy, nếu một doanh nghiệp nhà nước có ý định giữ một vai trò chi phối và gánh trách nhiệm tổ chức lại các doanh nghiệp thành viên, hay nâng cao kết quả hoạt động của chúng thì cần nắm giữ một cổ phần khá lớn trong các doanh nghiệp này. Mặt khác, với doanh nghiệp nhà nước kiểu quản lý tài sản hay đầu tư đa mục tiêu người ta không thể trông đợi tiếng nói của doanh nghiệp nhà nước này có trọng lượng trong việc cơ cấu lại các doanh nghiệp, kh mà cổ phần của nó trong doanh nghiệp không nhiều. Thay vào đó, lợi nhuận tài chính trước mắt mới là mục tiêu.
Phần II: Thực trạng cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
I. Tổng quan về doanh nghiệp nhà nước Việt Nam.
1. Số lượng doanh nghiệp nhà nước
Theo cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ kế hoạch và đầu tư, số doanh nghiệp đăng kí mới vẫn tiếp tục tăng cao. Trong năm 2008, toàn quốc có 69636 doanh nghiệp được thành lập và vốn đăng kí đạt 569,533 tỷ đồng, tăng 12,24% về số lượng và 20,77% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2007. Tuy nhiên từ tháng 6 năm 2008, số doanh nghiệp đăng kí được kinh doanh có chiều hướng giảm sút so với các tháng đầu năm. Tổng số doanh nghiệp đã thành lập và đăng kí kinh doanh đến hết tháng 12-2008 là khoảng 376644 doanh nghiệp. Số vốn đăng kí bình quân là 8,7 tỷ đồng/ doanh nghiệp( năm 2007 số vốn đăng kí kinh doanh bình quân là 8,1 tỷ đồng). Tính trung bình mỗi tháng có khoảng 5443 doanh nghiệp, mỗi ngày có trên 180 doanh nghiệp mới ra đời( năm 2007 con số này lần lượt là 4850 doanh nghiệp và 161 doanh nghiệp). Các doanh nghiệp đã đăng kí và đang hoạt động còn huy động thêm 209,6 tỷ đồng vốn kinh doanh.
Bảng 2.1 Số lượng doanh nghiệp tăng thêm trong các năm từ 2000 đến 2008
Năm
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp tư nhân
Công ty TNHH
Công ty TNHH 1thành viên
Công ty cổ phần
Công ty hợp danh
Tổng số (hàng năm)
2000
6928
33003
19082
1156
3
60172
2001
27
7100
11121
0
1550
2
19800
2002
12
6532
12627
59
2305
0
21535
2003
20
7813
15781
98
4058
1
27771
2004
6
10405
20190
125
6497
7
37230
2005
8
9295
22341
292
8010
13
39959
2006
7
10320
25762
902
9669
3
46663
2007
0
10013
25756
8404
14733
1
53878
2008
4
8895
25449
14299
16670
1
69636
Nguồn: Trung tâm thông tin, Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ kế hoạch và đầu tư
Sắp xếp và đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước được xem là khâu đột phá trong chủ trương đột phá trong chủ trương đổi mới nền kinh tế ở nước ta từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Trong suốt 20 năm qua, việc thực hiện chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đã diễn ra liên tục thông qua hàng loạt các quyết định, nghị định của chính phủ. Đến nay hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã được sắp xếp và củng cố một bước rất cơ bản và đóng một vị trí quan trọng trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh đã chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, cơ cấu và qui mô bước đầu đuợc điều chỉnh theo hướng phù hợp hơn; nhiều doanh nghiệp nhà nước thích ứng được và hoạt động có hiệu quả trong cơ chế mới; trình độ quản lý và công nghệ có nhiều tiến bộ; vốn được bảo toàn và tăng thêm, bước đầu đa dạng các nguồn vốn để phát triển; vốn tự tích lũy, tự bổ sung, từ chỗ không đáng kể lên 27,8% tổng vốn sản xuất, kinh doanh; sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước được tăng lên.
Cùng với quá trình nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, Đảng và Nhà nước đã chủ trương sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Do đó, số doanh nghiệp nhà nước đã giảm tới 68%, từ 12080 doanh nghiệp còn 5789 năm 1998 và đến năm 2002 còn 5280 doanh nghiệp. Trong đó, khoảng 3300 doanh nghiệp được sát nhập và khoảng 3500 doanh nghiệp bị giải thể. Số doanh nghiệp nhà nước giải thể hầu hết là các doanh nghiệp do địa phương trực tiếp quản lý và phần lớn là các doanh nghiệp cấp huyện, qui mô quá bé, không có khả năng tồn tại trong cơ chế thị trường. Về cơ bản hiện nay khôgn còn doanh nghiệp nhà nước cấp huyện mà chỉ còn doanh nghiệp nhà nước cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và do cán bộ, ngành ở trung ương trực tiếp quản lý. Trong tổng số doanh nghiệp nhà nước hiện nay có 51,4% số doanh nghiệp nhà nước do các địa phương trực tiếp quản lý và 48,6% số doanh nghiệp nhà nước do các bộ, ngành trung ương quản lý. Đồng thời theo báo cáo của ban đổi mới doanh nghiệp nhà nước Trung ương, tính đến 1-7-2007 đã có 902 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa.
Tính đến tháng 12-2008, bộ kế hoạch đầu tư ra quyết định rà soát doanh nghiệp trên cơ sở các báo cáo của các Cục thống kê, sở Kế hoạch và đầu tư, Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Kết quả sơ bộ cho thấy, tổng số doanh nghiệp đang tồn tại tại thời điểm 31-12-2008 là 328278 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động chiếm khoảng 71,2%; số doanh nghiệp đã đăng ký nhưng chưa hoạt động chiếm 6,4% và số doanh nghiệp thuộc đối tượng khác là 12,6% (chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài nhà nước như chi nhánh, hành chính sự nghiệp có thu; chuyển xuống hộ kinh doanh cá thể - không thuộc đối tượng hạch toán độc lập). Như vậy, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31-12- 2008 là 236843 doanh nghiệp trong đó có 3952 doanh nghiệp nhà nước. Trong năm 2009 do đẩy mạnh cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, cùng với áp lực về mặt thời gian khi hiệu lực của luật doanh nghiệp nhà nước 2005 sắp hết hạn vào 1-7-2010, các doanh nghiệp nhà nước đã gấp rút tiến hành chuyển đổi. Hiện nay số lượng doanh nghiệp nhà nước đang tồn tại còn khoảng 1507 doanh nghiệp.
2. Cơ cấu ngành
Khu vực doanh nghiệp nhà nước đã có những chuyển biến tích cực, tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong các ngành công nghiệp , xây dựng, thương mại và sửa chữa. Điều này thể thượng đúng xu hướng phát triển của doanh nghiệp nhà nước cần tập trung vào các lĩnh vực, các ngành trọng điểm của nền kinh tế và các lĩnh vực mà các doanh nghiệp của khu vực ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không muốn đầu tư vào do hiệu quả không cao.
Bảng 2.2 Cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo lĩnh vực hoạt động ( tháng 7-2008)
Lĩnh vực hoạt động
Tổng số
Tỷ lệ (%)
Trung ương
Địa phương
Nông nghiệp-lâm nghiệp
801
14,5
141
660
Thủy sản
48
0,9
2
46
Khai thác
135
2,4
63
72
Công nghiệp khai thác mỏ
1515
27,3
599
916
Sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt
73
1,3
1
72
Xây dựng
946
17,1
405
541
Thương mại và sửa chữa
1133
20,5
421
712
Khách sạn và nhà hàng
182
3,3
30
152
Vận tải và thông tin liên lạc
246
4,4
95
151
Tài chính và tín dụng
75
1,4
21
54
Khác
377
6,9
99
278
Tổng
5531
100
1877
3654
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2008
Nhìn chung, các doanh nghiệp nhà nước chiếm lĩnh hầu hết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, d
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status