Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần secpentin và phân bón Thanh Hóa - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần secpentin và phân bón Thanh Hóa



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
Chương I: Hiệu quả kinh doanh và những chỉ tiêu đánh giá 4
I. Khái niệm hiệu quả kinh doanh 4
II. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 8
1. Các chỉ tiêu chung 8
2. Chỉ tiêu cụ thể 9
2.1.Doanh thu 9
2.2.Lợi nhuận 10
2.3.Tỷ suất lợi nhuận 11
2.4. Hiệu quả sử dụng lao động 12
2.5. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định 13
2.6. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 13
2.7. Nộp ngân sách nhà nước: 14
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 14
1. Các nhân tố bên ngoài 14
2.Các nhân tố thuộc nội bộ doanh nghiệp: 20
IV. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp cổ phần trong nền kinh tế thị trường 22
1. Đặc điểm của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa 22
2.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần hóa. 24
3.Tình hình hiệu quả kinh doanh của các công ty sau cổ phần hóa 25
4.Các yếu tố cải thiện hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần 27
Chương II: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa 29
I. Tổng quan về công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa 29
1.Lịch sử hình thành và phát triển công ty 29
2.Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm cung cấp 31
3.Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty 31
4.Một số đặc điểm về kỹ thuật của công ty 36
II. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa. 47
1. Kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2007-2009 47
2.Hiệu quả kinh doanh 49
3.Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty 53
Chương III. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa 60
I. Phân tích ma trận Swot của công ty 60
II. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cảu công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa 63
1. Nâng cao năng lực quản lý. 63
2.Củng cố chiến lược Marketing 66
3.Nâng cao công nghệ- kỹ thuật 67
4.Nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn 68
Kết Luận 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

óa, tình hình hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đã được cải thiện hơn so với các doanh nghiệp nhà nước. Đạt được những nguyên nhân đó là do một số nguyên nhân sau:
Sau khi cổ phần hóa các doanh nghiệp giải tỏa được những kho khăn về vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự chủ sản xuất kinh doanh, phát huy được tiềm năng,trí tuệ của người lao động.
Cổ phần hóa làm cho người lao động trở thành người chủ thực sự của doanh nghiệp cho nên nó tạo động lực cho người lao động, phát huy quyền làm chủ và tinh thần trách nhiệm của người lao động.
Cổ phần hóa xóa bỏ chế độ bao cấp của Nhà nước đối với Doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải năng động, làm ăn thực sự có lãi để có thể cạnh tranh trên thị trường.Do đó tạo điều kiện và buộc doanh nghiệp, các nhà quản lý cũng như người lao động nâng cao chất lượng lao động, đổi mới phong cách quản lý và làm việc.
Để cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường sau khi xóa bỏ chế độ bao cấp của Nhà nước doanh nghiệp phải tự đánh giá đúng khả năng của mình để đưa ra các quyết sách hợp lý và tự chịu trách nhiệm về quyết sách đó.
Doanh nghiệp có thể được chủ động về vốn nên có thể thu hút vốn từ nhiều nguồn, đặc biệt trên thị trường chứng khoán một kênh huy động vốn thuận lợi và quan trong của công ty cổ phần trong kinh tế thị trường.
Tuy vậy, từ sự phân tích trên cũng cho thấy hiệu quả hoạt dộng của các công ty cổ phần được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước còn chưa cao do nhưng nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Đối vơi đất nước phát triển theo con đường kế hoạch hóa tập trung sau một thời gian dài như đất nước ta thì hình thức công ty cổ phần còn khá xa lạ đối với hầu hết người dân, do đó hạn chế sự đầu tư từ phía xã hội do tâm lý sợ rủi ro. Thị trường tài chính đã có, nhưng hoạt dộng còn kém hiệu quả, chưa hấp dẫn và tạo niềm tin cho các doanh nghiệp và tầng lớp dân cư.
Hình thức công ty cổ phần mới được đưa vào áp dụng cho các doanh nghiệp ở nước ta nên nhìn chung cơ chế chính sách, luật pháp liên quan đến công ty cổ phần còn thiếu tính đồng bộ, đôi khi còn chồng chéo mâu thuẫn nhau. Mặc dù Nhà nước đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế nhưng trên thực tế, vẫn còn những sự phân biệt đối xử nhất định( như cho vay dưới hình thức tín chấp, cung cấp thông tin, quan hệ với một số cơ quan chức năng: thuế, quản lý thị trường…)Chính sách đối với người lao động sau cổ phần hóa cũng có nhiều tồn tại bất cập, như giải quyết lao động dư thừa,bảo hiểm… chưa chú trọng đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng lao động.
Bên cạnh sự thiếu đồng bộ của cơ chế, chính sách thì hệ thống tư vấn,hộ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa còn thiếu hoạt động chưa hiệu quả, do đó, các công ty cổ phần còn thiếu nơi giải đáp những vướng mắc trong kinh doanh và quản lý.
Cơ chế cũ được duy trì trong một thời gia khá dài nên còn đề năng tâm lý,thói quen của các nhà quản lý cũng như người lao động. Nhận thức của người lao động và người chủ về công ty cổ phần và cơ chế hoạt động của nó còn hạn chế.
Sau cổ phần hóa, cơ sở vật chất kỹ thuật mặc dù đã có những thay đổi nhưng về cơ bản, kỹ thuật vẫn còn lạc hậu. Trình độ tay nghề của người lao động,kiến thức và kinh nghiệm của các cán bộ quản lý vừa thiếu, vừa yếu.
Chương II: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa
I. Tổng quan về công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa
1.Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Tên công ty:Công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa.
Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty: (Ông) Nguyễn Tiến Cường.
Địa chỉ công ty: Xã Hoàng Giang-huyện Nông Cống-tỉnh Thanh Hóa.
Công ty được đóng trên 2 địa bàn:
Khu vực khai thác mỏ nằm trên địa bàn xã Tế Lợi- huyện Nông Cống- tỉnh Thanh Hóa cạnh quốc lộ 45, cách thị trấn Nông Cống 3km về phía Nam.
Trụ sở chính của công ty và phân xưởng hóa chất nằm trên địa bàn xã Hoàng Giang-huyện Nông Cống- tỉnh Thanh Hóa cạnh quốc lộ 45 và ga Yên Thái.
Tài khoản : 431.101.000001 tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nông Cống.
Vốn điều lệ : 3.811.300.000
(Ba tỷ tám trăm mười một triệu ba trăm ngàn đồng)
Hồ sơ pháp lý của công ty bao gồm:
Quyết định số 82/2004 QĐ –BCN ngày 24/08/2004 về việc cổ phần hóa doanh nghiệp và Quyết định số 134/2004 QĐ- BCN ngày 16/11/2004 của Bộ công nghiệp về việc chuyển Công ty Secpentin và hóa chất Thanh Hóa thành Công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa.
Giấy phép kinh doanh số 2603000232 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 20/12/2004.
Điểm lại hoạt động của Công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa có thể kể đến một số cột mốc tiêu biểu như sau:
Ngày 12/07/1975: Công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa( tiền thân là Mỏ Secpentin Thanh Hóa) được Tổng cục Hóa chất,nay là Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam ký quyết định thành lập vào ngày 12/07/1975, với nhiệm vụ chính là khai thác và cung cấp quặng cho các nhà máy sản xuất phân lân nung chảy.
Ngày 16/01/1976: Tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên được thành lập.
Ngày 10/1981: Mỏ tiếp nhận thêm Xưởng nghiền Apatit Yên Thái, là cơ sở đang được đầu tư xây dựng dở dang.
Ngày 27/12/1992: Mỏ được Bộ trưởng Bộ công nghiệp ký quyết định số 643/CNNG – TC về việc đổi tên thành xí nghiệp Secpentin và Hóa chất Thanh Hóa.
Ngày 11/06/1996: Xí nghiệp Secpentin và Hóa chất Thanh Hóa được đổi tên thành Công ty Secpentin và Hóa chất Thanh hóa theo quyết định số 1527/QDD – TCCB của Bộ trưởng Bộ công nghiệp.
Những năm đầu mới thành lập, là đơn bị hạc toán phụ thuộc. Sau này chuyển sang là đơn vị hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh cảu mình. Là một doanh nghiệp tồn tại từ cơ chế quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường.Thời gian đầu công ty gặp không ít khó khăn do cơ chế chính sách và điều kiện kinh tế của đất nước,nên sản lượng sản xuất và tiêu thụ đạt rất thấp, đời sống người lao động gặp khá nhiều khó khăn. Nhưng sau này do thích ứng được với cơ chế mới,tinh giảm bộ máy, nâng cao trình độ quản lý, đổi mới công nghệ,đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất,chất lượng sản phẩm,giá cả hợp lý và ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hang nên sản lượng sản xuất và tiêu thụ đã tăng lên rất nhiều,tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước;quy mô của công ty không ngừng được mở rộng,đời sống nhân dân được đảm bảo,đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và tham gia tốt các chính sách xã hội của địa phương.
Ngày 16/11/2004: Công ty hoạt động theo Quyết định số 82/2004 QĐ–BCN ngày 24/08/2004 về việc cổ phần hóa doanh nghiệp và Quyết định số 134/2004 QĐ-BCN ngày 16/11/2004 của Bộ công nghiệp về việc chuyển Công ty Secpentin và hóa chất Thanh Hóa thành công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa.
Sau khi chuyển sang công ty cổ phần, công ty hoàn toàn tự chủ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status