Đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hoá: thực trạng và giải pháp - pdf 21

Download miễn phí Đề tài Đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hoá: thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 2
1.1. Ngành công nghiệp và vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 2
1.1.1. Khái niệm ngành công nghiệp 2
1.1.2. Tính quy luật của quá trình phát triển Công nghiệp 3
1.1.3. Vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 6
1.2.Đầu tư phát triển công nghiệp 11
1.2.1. Khái niệm và nội dung của đầu tư phát triển công nghiệp 11
1.3. Nguồn vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp 15
1.3.1. Khái niệm vốn đầu tư 15
1.3.2. Nguồn vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp 16
1.3.2.1. Nguồn vốn trong nước 16
1.3.2.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài: 17
PHẦN II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HOÁ 19
2.1.Thực trạng đầu tư phát triển công nghiệp tại Thanh Hoá 19
2.1.1. Quy mô vốn và tỷ trọng vốn đầu tư cho đầu tư phát triển công nghiệp 19
2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp 20
2.1.3. Đầu tư phát triển các khu công nghiệp 23
2.1.4. Đầu tư phát triển Khoa học – Công nghệ 28
2.1.5 Đầu tư vào hoạt động khuyến công 30
2.1.6. Đầu tư phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) 32
2.2. Đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hoá 33
2.2.1. Các kết quả đạt được trong thời gian vừa qua 33
2.2.2. Hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp 35
2.2.2.1. Hiệu quả kinh tế 35
2.2.2.2. Hiệu quả xã hội 39
2.2.3. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa qua 40
2.2.3.1. Những thành tựu đã đạt được 40
2.2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 43
PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH TRONG THỜI GIAN TỚI 47
3.1. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý của các cấp có thẩm quyền 47
3.1.1. Về công tác quy hoạch 47
3.1.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư 47
3.2. Giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh trong thời gian tới 48
3.2.1. Đối với nguồn vốn trong nước 48
3.2.2. Đối với nguồn vốn nước ngoài 49
3.3. Giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật 50
3.3.1. Về hạ tầng kỹ thuật xã hội 50
3.3.2. Về hạ tầng KCN, Cụm CN 51
3.4. Giải pháp đầu tư phát triển khoa học công nghệ 51
3.4.1. Về hoạt động nghiên cứu triển khai KH&CN 51
3.4.2. Về chính sách khuyến khích hoạt động KH&CN ở các doanh nghiệp 52
3.4.3. Về đầu tư và đổi mới công nghệ 52
3.5. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 52
3.6. Giải pháp đầu tư phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 53
KẾT LUẬN 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

chưa khai thác được tiềm năng về khoáng sản có trữ lượng lớn như than, spectin, sắt… trên địa bàn tỉnh.
Đối với ngành công nghiệp chế biến: đây là ngành công nghiệp có quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư lớn nhất, năm 2001 quy mô vốn đầu tư là 1123 tỷ đồng chiếm 98,77% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh. Đến năm 2006 là 2540 tỷ đồng chiếm 95,1% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh. Có được điều đó là do trong giai đoạn này nhiều dự án sản xuất công nghiệp có quy mô lớn thuộc ngành chế biến như nhà máy chế biến tinh bột ngô, nhà máy thức ăn chăn nuôi, nhà máy chế biến sữa….Tuy nhiên, đầu tư chế biến trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều hạn chế về vị trí địa lý, nguồn lao động, nguồn tài nguyên thiên nhiên,…
Đối với ngành công nghiệp điện nước: có mức tăng không đều qua các năm 2001 quy mô vốn đầu tư là 14 tỷ đồng chiếm 1.23% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh. Quy mô vốn đầu tư cao nhất là 201 tỷ đồng năm 2004 chiếm 12,92% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh. Đó là do tỉnh chỉ mới đầu tư nâng cấp hệ thống cấp thoát nước ở thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn, Bỉm Sơn; đầu tư nâng cấp một số trạm biến áp trung kế, đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng cung cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất. Thanh Hoá được đánh giá là có trữ lượng và tiềm năng thuỷ điện cao, tuy nhiên chưa được đầu tư khai thác.
Vốn đầu tư cho công nghiệp khai thác và công nghiệp điện nước bị hạn chế là do khả năng huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế trong tỉnh tham gia đầu tư thấp, vốn đầu tư chủ yếu trông chờ vào vốn từ ngân sách, thêm vào đó ngành điện là độc quyền của Nhà nước đã và đang xã hội hoá đầu tư song tiến trình thực hiện ở Thanh Hoá mới chỉ dừng lại ở chủ trương mà chưa tiến hành thực hiện
@ Cơ cấu vốn phân theo nguồn vốn
Vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hoá được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước nắm vai trò chủ đạo về cả quy mô và tỷ trọng
Bảng 2.3: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp Thanh Hoá phân theo nguồn vốn giai đoạn 2001 – 2006
Đơn vị: Tỷ đồng
Các chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Vốn ngân sách nhà nước
426
538
593
669
898
1408
Vốn tín dụng đầu tư
207
212
235
276
264
335
Vốn tự có của DNNN
16
71
59
48
124
287
Vốn dân cư vào các TPKT khác
162
177
229
213
400
534
Vốn đầu tư FDI
326
268
270
350
295
107
Vốn đầu tư phát triển CN
1137
1266
1386
1556
1981
2671
Nguồn: Cục thống kê Thanh Hoá
Vốn ngân sách nhà nước tăng dần qua các năm. Năm 2001 quy mô vốn là 426 tỷ đồng chiếm 37,47% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh. Đến năm 2006 là 1408 tỷ đồng chiếm 52,71% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh. Vốn tín dụng đầu tư cũng tăng qua từng năm, năm 2001 chiếm 18,21% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh, năm 2002 chiếm 16,75% đến năm 2006 chiếm 12,54%. Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước có sự tăng trưởng đáng kể nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp, năm 2001 chỉ chiếm 1,41% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh, năm 2005 chiếm 6,26% và đến năm 2006 chiếm 10,75%. Vốn dân cư và các thành phần kinh tế khác năm 2001 chiếm 14,25, năm 2005 chiếm 13,98% đến năm 2006 đạt gần 20% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp.
Trong khi các nguồn vốn trong nước chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn thì nguồn vốn nước ngoài FDI chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn và đang có xu hướng giảm dần. Năm 2001 chiếm 28,76%, năm 2002 chiếm 21,17%, năm 2005 chiếm 14,89% và đến năm 2006 chỉ còn chiếm 4,01% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Năm 2001, 2002 vốn FDI chiếm tỷ trọng cao là do thực hiện đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất xi măng Nghi Sơn. Các năm sau số lượng các dự án đầu tư FDI vào tỉnh giảm sút. Số lượng dự án đăng ký đầu tư ít và vốn đầu tư thực hiện nhỏ nên vốn FDI bị giảm sút. Điều này chứng tỏ việc thu hút nguồn vốn FDI của tỉnh không bề vững, môi trường đầu tư của tỉnh chưa hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
2.1.3. Đầu tư phát triển các khu công nghiệp
Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hay Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Sự ra đời các khu công nghiệp ở Việt Nam nói chung và địa bàn tỉnh Thanh Hoá nói riêng thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước diễn ra nhanh chóng. Nhằm thu hút vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư nước ngoài và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2001 – 2010, dự báo đến năm 2020 đã được Chính Phủ phê duyệt. Đến nay toàn tỉnh đã có 5 KCN đang triển khai là: Nghi Sơn, Lam Sơn, Bỉm Sơn, Lễ Môn, Đình Hương – Tây bắc ga.
@ KCN Nghi Sơn
KCN Nghi Sơn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 604/QĐ – TTg ngày 17/05/2001, thuộc địa phận huyện Tĩnh Gia nằm cạnh quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc – Nam, là cửa ngõ giao lưu quốc tế bằng đường biển và đường bộ. Sự ra đời và phát triển KCN Nghi sơn đóng vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hoá, là trọng điểm của vùng nam Thanh - bắc Nghệ nói chung. Quy mô KCN này là 2475 ha lớn nhất trong các KCN trên địa bàn tỉnh. Tính đến thời điểm này, UBND huyện Tĩnh Gia đã bàn giao cho các chủ đầu tư thuộc KCN Nghi Sơn được 610,32 ha/2475 ha tổng diện tích của dự án, trong đó dự án Khu liên hợp hoá dầu đã bàn giao 301,2 ha/962 ha; dự án KCN luyện kim bàn giao được 86 ha/ 488 ha;….
Các ngành nghề chủ đạo đã được Chính phủ quy hoạch, đầu tư xây dựng là công nghiệp cảng biển, công nghiệp lọc hoá dầu, công nghiệp, công nghiệp đóng sửa tàu biển, công nghiệp vật liệu xây dựng. Được sự giúp đỡ của tỉnh uỹ, UBND tỉnh Thanh Hoá và sự nỗ lực của cán bộ nhân viên Ban quản lý, KCN Nghi Sơn đã thu hút được 20 dự án đầu tư. Tính đến này tỉnh Thanh Hoá đã đầu tư trên 1123 tỉ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng KCN nhằm thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Hiện nay nhà máy xi măng Nghi Sơn liên doanh với Nhật Bản công suất 2,15 triệu tấn/ năm và đang triển khai mở rộng công suất lên gấp đôi. Dự án đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ công suất 100000 tấn/ năm đang triển khai xây dựng. Nhà máy nhiệt điện công suất 3000 MW đã có quyết định phê duyệt dự án, dự kiến năm 2010 hoàn thành giai đoạn đầu với công suất 600 MW.
@ KCN Lễ Môn
Là KCN được thành lập đầu tiên ở Thanh Hoá theo quyết định số 186/1998/QĐ – TTg ngày 25/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ. KCN Lễ Môn nằm trên địa bàn xã Quảng Hưng, Huyện Quảng Xương, cách cảng Lễ Môn 1,2km, cách thành phố Thanh Hoá 5km. Quy mô của KCN là 87,61 ha, tổng vốn đầu tư 113,3 tỉ đồng thuộc chủ đầu tư Công ty phát triển và khai thác hạ tầng các KCN Thanh Hoá. Ngành nghề chính trong KCN là ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status