Quy tắc thị trường và biện pháp đưa hoạt động của các doanh nghiệp thương mại theo quy tắc đó - pdf 21

Download miễn phí Đề tài Quy tắc thị trường và biện pháp đưa hoạt động của các doanh nghiệp thương mại theo quy tắc đó



Muc luc:
I. Mở đầu 2
II. nội dung 3
1. khái quát về thương mại và thị trường 3
1.1 thương mại 3
1.2. quy tắc thị trường 3
2.thực trạng doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 4
2.1. kết quả doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua. 4
2.2. Những kết quả của doanh nghiệp Việt Nam 4
2.3. Những nảy sinh hiện nay. 7
3.Những giải pháp: 12
a3.1.Vai trò của nhà nước. 12
3.2b. Hệ thống luật pháp. 13
3.3c. Nhận thức của các nhà kinh doanh hiện nay. 13
III. Kết luận 14
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Muc luc:
I. Mở đầu 2
II. nội dung 3
khái quát về thương mại và thị trường 3
1.1 thương mại 3
1.2. quy tắc thị trường 3
2.thực trạng doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 4
2.1. kết quả doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua. 4
2.2. Những kết quả của doanh nghiệp Việt Nam 4
2.3. Những nảy sinh hiện nay. 7
3.Những giải pháp: 12
a3.1.Vai trò của nhà nước. 12
3.2b. Hệ thống luật pháp. 13
3.3c. Nhận thức của các nhà kinh doanh hiện nay. 13
III. Kết luận 14
Đề bài: Bạn hiểu thế nào là quy tắc của thị trường và biện pháp đưa hoạt động của các doanh nghiệp thương mại của nước ta theo đúng quy tắc đó.
MỞ ĐẦU:
Trong hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại giữ một vai trò hết sức quan trọng, vừa tạo điều kiện cho phát triển, vừa nâng cao mức hưởng thụ và đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của đời sống kinh tế xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, chức năng thương mại được coi là một bộ phận hữu cơ, quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn hoàn thành tốt hoạt động kinh doanh của mình, thu được mức lợi nhuân cao nhất thì việc nghiên cứu về thương mại chiếm vị trí hàng đầu.
Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, thực hiện chính sách mở cửa hội nhập. Bởi vậy chính sách thương mại đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Muốn cho thương mại phát triển tốt nhất, thì việc tìm hiểu về thị trường, các quy tắc của thị trường và các biện pháp đưa hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nước ta theo đúng quy tắc đó có ý nghĩa hết sức to lớn.
NỘI DUNG:
khái quát về thương mại và thị trường:
1.1. Thương mại:
Theo nghĩa rộng, thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên tị trường. Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu như là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lợi của chủ thể kinh doanh trên thị trường. Theo Pháp lệnh Trọng tài Thương mại ngày 25 tháng 5 năm 2003 thì hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hang hoá, cung ứng dịch vụ, phân phối, đại diện, đại lý thương mại, ký gửi, cho thuê, thuê mua, xây dựng, tư vấn, kỹ thuật, li-xăng, đầu tư, tài chính…
theo nghĩa hẹp. thương mại là quá trình mua bán hang hoá dịch vụ trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá. Với cách tiếp cận này, theo luật thương mại 1998-2005 thì các hành vi thương mại bao gồm: mua bán hang hoá, thay mặt cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hang hoá, đại lý mua bán hang hoám gia công thương mại, đấu giá hang hoá, đấu thầu hàng hoá, dịch vụ giám định hang hoá…
Dù thương mại được hiểu theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng thì trên tất cả các thị trường các mục đích chủ thể kinh doanh khi tham gia vào hoạt động thương mại là: săn đuổi lợi nhuận. Và điều này chỉ thực hiện được khi mà hoạt động kinh doanh tạo ra “doanh thu > chi phí ”. Doanh thu càng cao, chi phí càng thấp thì lợi nhuận thu được càng nhiều.
1.2.Quy tắc thị trường:
Quy tắc thị trường được hiểu là toàn bộ các cơ chế, cách thức của thị trường chỉ dẫn, quy định hướng và cách thức hoạt động của soanh nghiệp hoạt động kinh doanh.
Để thực hiện được mục tiêu trong kinh doanh (thu lợi nhuận tối đa) thì các doanh nghiệp thương mại phải tuân theo các quy tắc thị trường. Trong đó có hai quy tắc cơ bản:
+ Thứ nhất, mở rộng thị trường, tăng doanh thu
+ Thứ hai, giảm chi phí
2.Thực trạng của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay:
Kết quả doanh nghiệp Việt Nam thời gian vừa qua:
Nếu như năm 1995 khu vực doanh nghiệp mới chỉ tạo ra được 103,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 45,3% tổng GDP (khu vực còn lại gồm khối hành chính, sự nghiệp, hộ SXKD cá thể chiếm 54,7%), thì đến năm 2001 khu vực này đã tạo ra 255,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 53,2% tổng GDP, gấp 2,5 lần năm 1995. Trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm 30,6% tổng GDP, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 8,8%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 13,8%. Số liệu chi tiết ở bảng sau:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế
1995
2001
Số tuyệt đối (Tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tuyệt đối (Tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
228892
100,00
481300
100,00
1. Khu vực doanh nghiệp
103701
45,3
255726
53,2
Chia ra: - DN nhà nước
69649
30,4
147233
30,6
- DN ngoài quốc doanh
19624
8,6
42279
8,8
- DN có vốn ÐTNN
14428
6,3
66214
13,8
2. Khu vực còn lại
125191
54,7
225574
46,8
Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ cấu lớn của nền kinh tế quốc dân như: Cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương.
2. Những kết quả bước đầu của doanh nghiệp:
2.1.Về số lượng doanh nghiệp
Số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động trong các ngành kinh tế tính đến 31/12/2002 là 62908 DN, so với năm 2000 tăng bình quân 22%/năm (2 năm tăng 20620 doanh nghiệp). Trong đó:
- Doanh nghiệp nhà nước có 5364 DN, giảm bình quân 3,5%/năm (2 năm giảm 395 doanh nghiệp).
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có 55236 DN, tăng bình quân 25,6%/năm (2 năm tăng 20232 doanh nghiệp).
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 2308 DN, tăng bình quân 22,7%/năm (2 năm tăng 783 doanh nghiệp), trong đó khu vực 100% vốn nước ngoài tăng bình quân 35%/năm (2 năm tăng 707 doanh nghiệp).
Về mặt số lượng, doanh nghiệp tăng chủ yếu ở khu vực ngoài quốc doanh, tiếp đó là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp nhà nước giảm do tổ chức sắp xếp lại và cổ phần hoá chuyển qua khu vực ngoài quốc doanh.
Trong các ngành kinh tế, ngành xây dựng 7845 DN, tăng bình quân 40,1%/năm (2 năm tăng 3846 doanh nghiệp). Ngành công nghiệp (gồm công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến và sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước) 15858 DN, tăng bình quân 20,5%/năm (2 năm tăng 4920 doanh nghiệp). Ngành thương nghiệp 24794 DN, tăng 18,%/năm (2 năm tăng 7247 doanh nghiệp).
Tóm lại, số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới và số doanh nghiệp đang thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ từ năm 2000 lại đây tăng nhanh nhất. Số đăng ký kinh doanh kể từ 01/01/2000 đến 30/9/2003 đã có 72601 DN, gấp 1,6 lần số doanh nghiệp đăng ký của 9 năm trước đó (1991 - 1999) (1), số doanh nghiệp đang hoạt động ở thời điểm 01/01/2003 gấp 3,9 lần số doanh nghiệp đang hoạt động ở đầu năm 1992 (16004 DN) và gấp 2,3 lần ở đầu năm 1996 (27866 DN) (2).
Doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở một số vùng trọng điểm như: Vùng Ðông Nam bộ, vùng Ðồng bằng sông Hồng, Vùng Ðồng bằng sông Cửu Long. Tại thời điểm 31/12/2002 Vùng Ðông Nam bộ là vùng có số lượng doanh nghiệp lớn nhất với 21008 DN, chiếm 33,4% toàn quốc, trong đó TP. Hồ Chí Minh 14506 DN, chiếm 23,1% toàn quốc, Ðồng Nai 1750 DN, chiếm 2,8%, Bình Dương 1704 DN, chiếm 2,7%. Vùng Ðồng bằng sông Hồng với 15998 DN, chiếm 25,4% toàn quốc, trong đó Hà Nội 9460 DN, chiếm 15,0%, Hải Phòng 1586 DN...
Số DN đang hoạt động của các năm gần đây
Số doanh nghiệp đang hoạt động
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
Tổng số
42288
51680
62908
A. Chia theo khu vực kinh tế
1. Khu vực DN nhà nước
5759
5355
5364
2. Khu vực DN ngoài quốc do...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status