Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một - pdf 21

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một



 Cách mạng muốn thành công phải có đường lối đúng đắn, Đảng với trách nhiệm là nhà cầm quyền lãnh đạo nhân dân đi trên con đường đúng, phải cụ thể hóa thành những mục tiêu, nhiêm vụ và phương pháp cách mạng phù hợp với giai đoạn lịch sử để tập hợp quần chúng tạo thực lực cho cách mạng. Đảng đoàn kết thì con tàu cách mạng mới có tay lái vững, có như vậy không chỉ lôi kéo được quần chúng mà còn tập hợp thành thể thông nhất bền vững, nhân dân có lòng tin vào người lãnh đạo có chỗ dựa vưng chắc mới đoàn két trong nhân dân được.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Đề bài.
Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh : “ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.
ĐỀ CƯƠNG
A. Mở đầu
1. Truyền thống yêu nước và đoàn kết dân tộc của nhân dân ta từ trước đến nay
2. Khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Dẫn câu nói’’ …’’
B.Nội dung
I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc
1.1 Truyền thống đoàn kết dân tộc
- Trong lịch sử dựng nước hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, truyền thống đoàn kết dân tộc đã hình thành và phát triển được thể hiện qua các cuộc đấu tranh : thời kì dựng nước rồi sau đó là các thời kì tiếp tục dựng xây và bảo vệ tổ quốc.
- Quan hệ giai tầng dân tộc ba tầng : gia đình, làng, nước
- Tư tưởng tập trung lực lượng dân tộc của các nhà yêu nước trong lịch sử
1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin
-Chủ nghĩa Mac-lênin đã tạo cho các nước bị áp bức con đường để tự giải phóng. Cách mạng vô sản không thể thực hiện được nếu thiếu đi sự đồng tình ủng hộ của đa số nhân dân lao động mà tiên phong là giai cấp vô sản.
1.3 Thực tiễn
1.3.1 Khảo sát phong trào đấu tranh cuôi thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám... Các phong trào yêu nước phản ánh và nối tiếp truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng đứng trước kẻ thù mới và chủ yếu là thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại.
1.3.2 HCM bắt đầu nghiên cứu Cách mạng tháng Mười Nga, nghiên cứu cuộc cách mạng Trung Quốc Tôn Dật Tiên tiếp thu tư tưởng cách mang tiến bộ trên thế giới vận dụng một cách sáng tạo ở Việt Nam
II. Những quan điểm cơ bản của Hồ chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
2.1 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có tinh chiến lược, quyết định thành công của cách mạng
- Đây là tư tưởng cơ bản nhất, nhất quán nhất xuyên suốt toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam→ Chiến lược tập hợp mội lực lượng nhằm hình thành sức mạnh to lớn trong đấu tranh Cách mạng với mục tiêu độc lập dân tộc tự do cho nhân dân
- Trong tưng thời kì, từng giai đoạn cách mạng, có thể cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng song đại đoàn kết dân tộc luôn được nhận thức là vấn đề sống còn, quyết định thành bại của cách mạng
2.2 Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu nhiệm vụ hàng đầu của Đảng của cách mạng
- Đoàn kết đầu tiên là đoàn kết trong đảng: Sự ra đời của Đảng Cộng sản
Mục tiêu của Đảng: Đoàn kết toàn dân phục sự tổ quốc. Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích ngoài lợi ích của tổ quốc của nhân dân.
Đoàn kết trong đảng→ đoàn kết trong nhân dân
- Đảng cầm quyền : Đảng lãnh đạo nhân dân giành chính quyền trở thành đảng cầm quyền với tư cách là đội tiên phong, là người lãnh đạo trí tuệ cũng như đạo đức
III.Nội dung của đại đoàn kết dân tộc
3.1 Đại đoàn kết dân tộc cũng là đại đoàn kết dân tộc toàn dân
Dân và nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh vừa được hiểu với tư cách là cá nhân vừa được hiểu là tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, vừa là khách thể và chủ thể.
3.2 Thực hiện đoàn kết nhân dân phải kế thừa truyền thống yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc, đồng thời phải có tấm lòng khoan dung độ lượng, tin vào nhân dân tin vào lòng người.
Truyền thống yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc là cội nguồn của sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Khoan dung độ lượng ở Hồ Chí Minh là sự tiếp nối truyền thống nhân ái bao dung của dân tộc. Và để thực hành đoàn kết rộng rãi cần co niềm tin vào nhân dân tiếp nối truyền thống dân tộc ‘lấy dân làm gốc’
3.3 Đại đoàn kết dân tộc không chỉ dừng lại ở quan điểm, kêu gọi, hiệu triệu mà phải biến thành sức mạnh vật chất trở thành lưc lượng vật chất có tổ chức. Đó là Mặt trận dân tộc thống nhất.
IV. Tính đúng đắn của luận điểm.
4.1 Thực tiễn
- Thưc tiễn cách mạng việt Nam
- Trong thời ki đổi mới
4.2 Nội dung thực hiện.
- Không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, già trẻ gái trai giàu nghèo, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân vơi mối liên hệ chặt chẽ hướng đến những điều đồng thuận nhất
- Để có khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững chức; Để phát huy cao nhất sức mạnh của khối Đại đoàn kết phải có hạt nhân, phải có lãnh đạo. Đảng ta - Đảng cộng sản Việt Nam được toàn dân tộc thừa nhận là hạt nhân-là lực lượng lãnh đạo cuả toàn dân tộc
- chăm lo củng cố nền tảng của khối đại đoàn kết, đồng thời phải làm thất bại âm mưu và thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch.
V. Thành tựu đem lại
- Thành công của cách mang việt Nam
- Biến đổi trong công cuộc đổi mới đất nước
C. Kết luận
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là một tư tưởng đúng đắn và sẽ mãi là tư tưởng quyết định quan trọng trên con đường phát triển của Đảng và nhà nước.
Bài làm
Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đoàn kết dân tộc đã trở thành truyền thống và sức mạnh của cả dân tộc.Trong tư tưởng Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình Cách mạng. Bác nói:” Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi’. Câu nói trên của Bác đã trở thành tuyên ngôn bất hủ khẳng định đại đoàn kết dân tộc vững mạnh trong toàn dân tộc, đoàn kết dân tộc Việt Nam có súc mạnh vô cùng to lớn, tinh thần đoàn kết đã trở thành chân lí của toàn dân tộc mà không gì có thể thay đổi được.
I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Dân tộc Việt Nam có lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử bị các thế lực nước ngoài đô hộ nhưng sức sống của dân tộc vẫn tồn tại mạnh mẽ chiến thắng các thế lực thù địch. Đó là thời vua Hùng dựng nước, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc... và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ đều cho thấy tinh thần đoàn kết là thứ vũ khí vô cùng lợi hại chống lại các thế lực thù địch.
Truyền thống đoàn kết còn thể hiện trong bản thân kết cấu giai tầng dân tộc với ba tầng: nhà, làng, nước. Đây là mối quan hệ giai tầng đặc trưng của người Việt Nam. Sự gắn kết từ thành phần nhỏ nhất “gia đình” tiếp đó là “làng” và nước. Dân ta có thể mát làng mất nước nhưng không kẻ thù nào có thể phá vỡ mối liên kết gia đình. Điều này giúp dân tộc vẫn duy trì được sức mạnh bền bỉ.
Đại đoàn kết dân tộc được các thế hệ người yêu nước giữ gìn và phát triển. Các nhà yêu nươc trong lịch sử chính là người giữ vai trò quan trọng thông qua tư tương tập trung lực lương dân tộc thành một ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status