Gia nhập WTO và vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Gia nhập WTO và vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
Chương 1: Thực trạng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta 2
1.Thể chế nhà nước và vai trò điều hành của chính phủ 2
1.1. Thể chế Nhà nước 2
1.2. Vai trò của chính phủ 5
2. Tài chính - ngân hàng 6
2.1. Những cam kết chủ yếu khi gia nhập WTO 6
2.2. Thực trạng tài chính – ngân hàng sau gia nhập WTO 7
3. Chính sách mở cửa và hội nhập 11
3.1. Chính sách thuế quan theo cam kết khi gia nhập WTO 11
3.2. Thâm nhập thị trường nước ngoài 13
4. Phát triển kết cấu hạ tầng 13
4.1. Những cam kết chủ yếu khi gia nhập WTO 13
4.2 Thực trạng kết cấu hạ tầng sau gia nhập WTO 14
5. Công nghệ 17
5.1. Những cam kết chủ yếu khi gia nhập WTO 17
5.2. Thực trạng công nghệ sau gia nhập WTO 19
6. Lao động 20
6.1. Lực lượng lao động 20
6.2. Giá cả lao động 23
7. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 24
7.1. Tinh thần kinh doanh 24
7.2. Năng lực quản lý và chiến lược cạnh tranh 25
Chương 2: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 28
1. Xây dựng chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh tích cực 28
1.1. Xác định ngành có thế mạnh để mở cửa tham gia cạnh tranh 29
1.2. Xác định các ngành và lĩnh vực cần tập trung hỗ trợ để có thể cạnh tranh trong tương lai 29
1.3. Đẩy mạnh các hoạt động quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp, các hoạt động bảo hộ và bảo hiểm sản xuất nhằm bảo vệ các chủ thể kinh doanh 30
2. Phát triển khoa học – công nghệ và giáo dục 32
2.1. Giải pháp phát triển khoa học- công nghệ 33
2.2. Giải pháp phát triển giáo dục - đào tạo 34
3. Tiếp tục hoàn thiện các chính sách kinh tế (tài chính, tiền tệ) nhằm tạo môi trường nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế 35
3.1. Giải pháp đối với lĩnh vực ngân hàng 35
3.2. Chính sách tỷ giá 37
4. Tạo môi trường chính trị - xã hội và pháp lý thuận lợi, cải cách hành chính và tăng cường vai trò của Nhà nước, Chính phủ 37
4.1. Tạo môi trường chính trị - xã hội và pháp lý ổn định thuận lợi 37
4.2 Cải cách nền hành chính quốc gia, tăng cường vai trò Nhà nước nhằm đảm bảo nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế 38
KẾT LUẬN 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Vận chuyển bằng đường bộ, đường sông, đường hàng không đều tăng nhưng bằng đường sắt lại giảm.
Vận chuyển hàng hóa trước gia nhập WTO, năm 2006 đạt 513575,1 nghìn tấn tăng 11,6% so với năm 2005. Sau gia nhập WTO, vận chuyển hàng hóa năm 2007 là 596800,9 nghìn tấn tăng 16,2 % so với năm 2006 và năm 2008 là 648681,5 nghìn tấn tăng 8,7% so với năm 2007. Chỉ duy vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt giảm, còn vận chuyển bằng các phương tiện khác đều tăng.
Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng chỉ mới phát triển mạnh ở các thành phố lớn và trung tâm của cả nước; các vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa còn rất thiếu. Nhìn chung mức độ phát triển hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện tại và trong tương lai của sản xuất kinh doanh trong nước. Trong điều kiện hội nhập kinh tế, cơ sở hạ tầng của Việt Nam không chỉ giới hạn ở nhu cầu trong nước. Với ưu thế về vị trí địa lý, nằm trong một vùng phát triển năng động với tuyến vận tải lưu lượng cao, Việt Nam có thể phát triển cơ sở hạ tầng như một trạm trung chuyển quốc tế để cung cấp dịch vụ cho khu vực. Cơ sở hạ tầng có thể trở thành nguồn thu ngoại tệ quan trọng của nền kinh tế.
Về viễn thông, trong những năm gần đây, các nhà mạng mới liên tục xuất hiện. Kèm theo đó, số lượng người dân sử dụng điện thoại và thời gian sử dụng cũng tăng lên đáng kể, nhất là với điện thoại di động. Tuy nhiên, con số này còn khá nhỏ so với các nước trong khu vực và toàn thế giới.
Về giao thông, Việt Nam chỉ có 30% mạng lưới đường bộ được rải nhựa, 12% trong số đó còn tốt. Hệ thống giao thông nông thôn rất kém phát triển. Đường sắt chỉ có một chiều dẫn đến tình trạng phải dừng lại để chờ tàu, tránh tàu mất thời gian và không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân vào các dịp cao điểm. Ngành hàng không mặc dù hiện đại nhưng số lượng ít và mạng đường bay tương đối hẹp; hành khách và hàng hóa đến Việt Nam phải trung chuyển qua các sân bay đầu mối ở nước khác, làm tăng chi phí về thời gian và tiền bạc. Độ an toàn của lịch bay thấp, tỷ lệ tạm hoãn chuyến bay cao. Đội tàu thủy, kể cả tàu viễn dương chủ yếu là tàu cũ, trọng tải thấp. Các cảng biển nhỏ và không đủ sâu cho các tàu đúng tiêu chuẩn quốc tế, khả năng giải phóng hàng thấp do thiết bị bốc dỡ lạc hậu, kho hàng không đủ diện tích và điều kiện bảo quản.
Hệ thống cung cấp nước sạch và thoát nước còn rất thiếu, không đảm bảo điều kiện vệ sinh. Tại các thành phố còn xảy ra hiện tượng úng lụt khi mưa lớn. Điển hình là trận lụt tại Hà Nội xảy ra vào những ngày đầu tháng 11 năm 2008.
4.2.2. Giá cả dịch vụ
Một số giá dịch vụ cơ sở hạ tầng của Việt Nam cao hơn mức trung bình của các nước trong khu vực, trong khi đó một số giá khác lại quá thấp không đủ bù đắp chi phí bỏ ra. Giá thuê đất khu công nghiệp và văn phòng còn cao hơn các nước khác làm giảm việc mở rộng sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước cũng như đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Giá cước viễn thông liên tục giảm và có nhiều hình thức khuyến mại nhưng vẫn thuộc loại cao trong khu vực và so với thu nhập của người dân, nhất là cước điện thoại quốc tế.
Chế độ quản lý giá của Nhà nước
Giá cước các dịch vụ công ích cơ bản như điện, nước, bưu chính, vận tải đường sắt đều do Nhà nước quy định. Bản thân doanh nghiệp không có quyền quyết định giá cước mà chỉ xây dựng mức giá trình cơ quan Nhà nước và Chính phủ phê duyệt. Trên thực tế, do hoạt động không có đối thủ cạnh tranh đưa ra mức giá so sánh nên doanh nghiệp có thể đề nghị mức giá mua, giá bán không hợp lý. Doanh nghiệp có thể tính gộp những chi phí bất hợp lý không liên quan đến kinh doanh hay những chi phí do trình độ quản lý và tổ chức yếu kém gây ra. Giá các dịch vụ bưu chính trong nước và quốc tế nhìn chung là khá cao trong khi giá cung cấp nước sạch được quy định bằng một nửa so với mức cần thiết để bù đắp chi phí hoạt động và bảo dưỡng.
4.2.3. Chất lượng dịch vụ
Trong những năm gần đây, chất lượng dịch vụ đã được cải thiện rõ rệt nhưng vẫn chưa đa dạng và còn thấp so với các nước trong khu vực.
Trong ngành điện, tần số cắt điện trong một năm vẫn còn nhiều: 36% số khách hàng bị cắt điện dưới 3 lần và có đến 25% khách hàng bị cắt điện hơn 10 lần trong năm vừa qua. Việc cắt điện làm cho 50% số khách hàng phải dừng toàn bộ hoạt động kinh doanh, 46% dừng một phần hoạt động. Ngoài ra, điện áp không ổn định ảnh hưởng không tốt tới các thiết bị sử dụng điện. Ở nhiều nước khác như Thái Lan, Hàn Quốc hầu như không xảy ra hiện tượng này.
Trong lĩnh vực viễn thông, số lượng khách hàng bị gián đoạn liên lạc vì đường dây và vì tổng đài còn nhiều. Việc tính cước điện thoại và dịch vụ Internet còn có hiện tượng nhầm lẫn và chưa minh bạch. Thời gian lắp đặt các thiết bị viễn thông còn khá lâu.
5. Công nghệ
5.1. Những cam kết chủ yếu khi gia nhập WTO
Trở thành thành viên WTO, Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPs) của WTO ngay sau khi gia nhập. Các tiêu chuẩn về nội dung bảo hộ, bao gồm các thủ tục xác lập và duy trì quyền sở hữu trí tuệ:
* Bản quyền tác giả
- Theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm: tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hay ký tự khác; bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; tác phẩm báo chí, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự; tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh, kiến trúc bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học; tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian; chương trình máy tính sưu tập dữ liệu. Các tác phẩm trên sẽ không được bảo hộ nếu trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng hay tổn hại đến an ninh quốc gia.
- Các tác phẩm của cá nhân, tổ chức nước ngoài được bảo hộ tại Việt Nam gồm: (i) Các tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam và chưa được công bố ở bất kỳ nước nào khác hay những tác phẩm được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tác phẩm đó được công bố đầu tiên ở nước khác; (ii) Các tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
* Nhãn hiệu (bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ)
- Nhãn hiệu được bảo hộ theo quy định tại các Điều từ 750 – 753 của Bộ Luật Dân sự năm 2005 và phần III của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, không có yêu cầu bắt buộc đăng ký đối với bất kỳ hàng hóa và dịch vụ nào. Tất cả các đăng ký nhãn hiệu đều được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
- Mọi hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối với một nhãn hiệu đều phải được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
* Chỉ dẫn địa lý (bao gồm cả tên gọi, xuất xứ hàng hóa)
- Chỉ dẫn đ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status