Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu nguồn nhân lực - Những hạn chế và giải pháp khắc phục - pdf 21

Download miễn phí Đề tài Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu nguồn nhân lực - Những hạn chế và giải pháp khắc phục



Giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau, trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế quyết định chuyển dịch cơ cấu lao động. Mặc dù sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động đều chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: vốn đầu tư, vốn nhân lực, môi trường lập pháp, nhưng chúng vận động theo các hướng, cường độ khác nhau, trong đó cơ cấu kinh tế thường chuyển dịch trước và nhanh hơn, định hướng cho thay đổi cơ cấu lao động. Cùng với tiến bộ khoa học và công nghệ và phát triển kinh tế cần phát huy vai trò tích cực của các chủ thể, đặc biệt là của Nhà nước, trong đó phân bố nguồn nhân lực xã hội, định hướng việc làm để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nhanh hơn và tiến bộ hơn.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

guồn nhân lực theo ngành nghề, lĩnh vực hoạt động (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) đang rất phổ biến ở nước ta hiện nay, nhưng khi chuyển sang nền kinh tế tri thức phân loại lao động theo tiếp cận công việc nghề nghiệp của người lao động sẽ phù hợp hơn. Lực lượng lao động được chia ra lao động thông tin và lao đọng phi thông tin. Lao động thông tin lại được chia ra 2 loại: lao động tri thức và lao động dữ liệu. Lao động dữ liệu (thư ký, kỹ thuật viên...) làm việc chủ yếu với thông tin đã được mã hoá, trong khi đó lao động tri thức phải đương đầu với việc sản sinh ra ý tưởng hay chuẩn bị cho việc mã hoá thông tin. Lao động quản lý nằm giữa hai loại hình này. Lao động phi thông tin được chia ra lao động sản xuất hàng hoá và lao động cung cấp dịch vụ. Lao động phi thông tin dễ dàng được mã hoá và thay thế bằng kỹ thuật, công nghệ. Như vậy, có thể phân loại lực lượng lao động ra 5 loại: lao động tri thức, lao động quản lý, lao động dữ liệu, lao động cung cấp dịch vụ và lao động sản xuất hàng hoá. Mỗi loại lao động này có những đóng góp khác nhau vào việc tạo ra sản phẩm. Nồng độ tri thức, trí tuệ cao hay thấp trong sản phẩm lao động phụ thuộc chủ yếu vào đóng góp của lực lượng lao động trí thức, quản lý và phần nào của lao động dữ liệu ở nước ta, tỷ lệ lao động phi thông tin còn rất cao trong cơ cấu lực lượng lao động, do đó hàng hoá có tỷ lệ trí tuệ thấp. Muốn tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, cần tăng nhanh tỷ lệ trí tuệ trong hàng hoá trong thời gian tới.
1.1.2.Phân bổ nguồn nhân lực
Phân bố nguồn nhân lực là sự hình thành và phân phối các nguồn nhân lực vào các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế theo những quan hệ tỷ lệ nhất định nhằm sử dụng đầy đủ và có hiệu quả cao các nguồn nhân lực.
1.1.3.Bản chất của quá trình phân bổ nhân lực
Thực chất của quá trình phân bổ nguồn nhân lực là sự đổi mới tình trạng phân công lao động xã hội lạc hậu sang tình trạng phân công lao động xã hội tiến bộ hơn.
1.2.NGÀNH KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
1.2.1.Nông nghiệp
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp lâu đời,gắn liền với nền văn minh lúa nước. Chính vì thế,khu vưc này thu hút một số lương lớn lao đọng của cả nước(khoảng 90%). Trước đây, với kỹ thuật thô sơ lạc hậu cộng với phương pháp canh tác nặng về truyền thống nên sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam còn hết sức hạn chế. Ngày nay,chủ trương công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của nông nghiệp nước nhà. Những máy móc hiện đại,những loại giống mới đã được sử dụng trong nông nghiệp. Điều đó làm cho nông sản tăng cả về số lượng và chất lượng. Việt Nam đã trở thành cường quốc xuất khẩu một số loại nông sản như:lúa,cao su,cà phê,hạt điều…
Tuy nhiên,nông nghiệp nước ta còn một số mặt hạn chế: năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số nông sản phẩm còn thấp. Việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn chậm…
1.2.2.Công nghiêp và xây dựng:
Trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO ngành công nghiệp Việt Nam đã có bộ mặt mới. Nhiều công nghệ hiên đại được áp dụng, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin có sự phát triển mạnh mẽ.
1.2.3 Dịch vụ
Với nhiều danh lam thắng cảnh Việt Nam trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách trên thế giới. Có nhiều danh lam thắng cảnh được xếp vào kỳ quan thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng, Phổ cổ Hội An,… Song bên cạnh đó ngành dịch vụ Việt Nam còn tồn tại nhiều mặt hạn chế như: chất lượng dịch vụ kém, sự cạnh tranh không lành mạnh của các công ty du lịch, văn hóa của địa phương du lịch chưa cao. Điều đó làm cho lượng du khách trở lại Việt Nam rất ít.
1.3. Các vùng kinh tế của Việt Nam
1.3.1. Đồng bằng sông Hồng, còn gọi là Đồng bằng Bắc Bộ, là vùng đồng bằng châu thổ của sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Đồng bằng sông Hồng là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng Đông Bắc và Vùng Tây Bắc).
Đây là vùng đất màu mỡ, được hình thành do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình, là các sông nhánh cận Bắc và cận Nam của sông Hồng và một hệ thống sông ngòi phức tạp chảy ra vịnh Bắc Bộ qua trên 10 cửa sông .
Vùng đất có điều kiện thích hợp cho phát triển nông nghiệp. Nó được nhiều nhà sử học coi là nơi hình thành và phát triển của dân tộc Việt, một nôi văn hóa quan trọng của người Việt.
Dân cư
Mật độ dân cư ở đồng bằng châu thổ sông Hồng cao nhất Việt Nam (1.179 người/km²). Tổng dân số của vùng là 17.649.700 người (2003)
Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng).
Không gian địa lý: Không gian địa lý của vùng Tây Bắc hiện còn chưa được nhất trí. Một số ý kiến cho rằng đây là vùng phía Nam (hữu ngạn) sông Hồng. Một số ý kiến lại cho rằng đây là vùng phía Nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn.
Đặc điểm địa hình: Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn cao đến 1500 m, dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên 3000 m.
1.3.2. Vùng Tây Bắc
Có hai con sông lớn, đó là sông Đà và sông Thao (tức sông Hồng). Thượng nguồn của sông Mã cũng ở trên vùng đất Tây Bắc.
Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh là các bồn địa ở Tây Bắc. Còn Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản là các cao nguyên ở đây.
Các sắc tộc và Văn hóa
Về cơ bản, vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái, nổi tiếng với điệu múa xòe. Thái là dân tộc có dân số lớn nhất vùng. Ngoài ra, còn khoảng 20 dân tộc khác
1.3.3.Vùng Đông Bắc
Là vùng lãnh thổ ở hướng Bắc vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Gọi là Đông Bắc để phân biệt với vùng Tây Bắc, còn thực chất nó ở vào phía bắc và đông bắc của Hà Nội, rộng hơn vùng Việt Bắc. Vùng Đông Bắc là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng Tây Bắc và Đồng bằng sông Hồng).
Đặc điểm địa lý
Ranh giới địa lý phía tây của vùng Đông Bắc còn chưa rõ ràng. Chủ yếu do chưa có sự nhất trí giữa các nhà địa lý học Việt Nam về ranh giới giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc nên là sông Hồng, hay nên là dãy núi Hoàng Liên Sơn. Vùng Đông Bắc được giới hạn về phía bắc và đông bởi đường biên giới Việt-Trung. Phía đông nam trông ra vịnh Bắc Bộ. Phía nam tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng.
Đây là vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi hay núi đất. Phía đông thấp hơn có nhiều dãy núi hình vòng cung quay lưng về hướng Đông lần lượt từ Đông sang Tây là vòng cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Núi mọc cả trên biển, tạo thành cảnh quan Hạ Long nổi tiếng.
Phía Tây Bắc cao hơn, với các khối núi đá và dãy núi đá cao như Tây Côn Lĩnh, Kiêu Liê...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status