Những giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Những giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari



MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty 3
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty cổ phần chế tạo máy điện Việt Nam- Hungari 3
1.1 Một số thông tin chung về công ty 3
1.2 Lịch sử hình thành 3
1.3 Quá trình phát triển 6
1.3.1 Giai đoạn 1978-1980 6
1.3.2 Giai đoạn 1981 - 1986 7
1.3.3 Giai đoạn 1987 – 1988: 7
1.3.4 Giai đoạn 1988 - 1993 8
1.3.5 Thời kì 1994 – 1998 9
1.3.6 Thời kì 1999 – 2003 10
1.3.7 Thời kì 2004 tới nay 11
2. Cơ cấu tổ chức của công ty 12
3. Kết quả sản xuất kinh doanh 16
3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 16
3.1.1 Chỉ tiêu doanh thu 16
3.1.2 Chỉ tiêu chi phí 18
3.1.3 Chỉ tiêu về lợi nhuận 18
Chương 2: Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty 20
1. Các nhân tố ảnh hưởng 20
1.1. Đặc điểm về sản phẩm và chất lượng sản phẩm 20
1.1.1 Đặc điểm về sản phẩm 20
1.1.2 Chất lượng sản phẩm 21
1.2. Giá cả về sản phẩm 22
1.3. Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp 24
1.4. Dịch vụ trước, trong và sau bán hàng 26
1.5. Đối thủ cạnh tranh 28
1.6. Các nhà cung ứng 30
1.7. Khách Hàng 31
2 Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty 32
2.1 Kết quả tiêu thụ của công ty trong 3 năm 2006 2007 2008 32
2.1.1 Phân tích tổng mức tiêu thụ sản phẩm : 38
2.1.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 39
2.2. Thực trạng công tác tiêu thụ 43
2.2.1 Nghiên cứu và dự báo thị trường doanh nghiệp 43
2.2.2 Lựa chọn sản phẩm thích ứng 45
2.2.3 Chính sách giá cả trong hoạt động tiêu thụ 47
2.2.4 Lựa chọn kênh tiêu thụ sản phẩm 50
3. Đánh giá khái quát về công tác tiêu thụ 52
3.1 Những thành tựu đạt được 52
3.2 Những mặt còn hạn chế. 52
Chương 3 Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty VIHEM 54
1. Định hướng phát triển chung của công ty 54
2 Giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm và một số kiến nghị với công ty 56
2.1 Tăng cường hơn nữa các hoạt động đầu tư nghiên cứu thị trường và dự báo thị trường, tạo điều kiện vững chắc cho hoạch định kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 56
2.2 Không ngừng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh 58
2.3. Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát việc quản lý chi phí nhằm hạ giá thành và làm cơ sở để hạ giá bán sản phẩm 60
2.4 Xây dựng chính sách giá linh hoạt 62
2.5 Đa dạng hóa hình thức thanh toán, đồng thời tăng kỷ luật
thanh toán 63
KẾT LUẬN 64
Danh mục tài liệu tham khảo
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

trường hợp ngoài giờ hành chính, trong vòng từ 8h đến 9 h sáng ngày hôm sau, đảm bảo phải có kỹ thuật tiếp cận xử lý sự cố cho khách.
+   Kỹ thuật và kinh doanh lắp đặt ở đâu sẽ chịu trách nhiệm ở đó, làm đầy đủ sơ đồ hoàn công.
1.5. Đối thủ cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp phải chịu sự cạnh tranh của các đối thủ như một điều tất yếu. Các đối thủ cạnh tranh một mặt là đối thủ của doanh nghiệp mặt khác lại là đồng nghiệp của doanh nghiệp. Các đối thủ cạnh tranh làm cho doanh nghiệp bị giảm bớt doanh số, tăng thêm chi phí, hạ giá bán( hay không nâng giá bán được theo ý muốn). Các đối thủ cạnh tranh làm cho doanh nghiệp phải hoạt động trong điều kiện khó khăn hơn, lợi nhuận có nguy cơ giảm đi.
Các đối thủ cạnh tranh cũng mong muốn rằng sẽ tiêu thụ được nhiều hàng hóa của họ, từ đó họ sẽ có những chiến lược kinh doanh riêng làm cho doanh nghiệp thường xuyên phải đương đầu đối phó, hơn nữa doanh nghiệp còn phải ( Phòng thủ từ xa) tức là phải đoán các chiến lược kinh doanh mới mà đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng để tự bảo vệ mình.
Các đối thủ cạnh tranh cùng với doanh nghiệp tạo ra sự hấp dẫn lôi cuốn khách hàng. Doanh nghiệp muốn tiêu thụ được nhiều hàng hóa thì không những phải nâng cao chất lượng nguồn hàng mà phải biết chăm sóc tốt khách hàng đẻ từ đó mới có thể thu hút được nhiều khách, hướng tới doanh nghiệp, gắn bó với doanh nghiệp.
Hiểu được đối thủ cạnh tranh của mình là điều hết sức quan trọng để có thể thiết lập kế hoạch marketing có hiệu quả. Công ty phải thường xuyên so sánh sản phẩm của mình, giá cả, các kênh và hoạt động khuyến mãi của mình đối với các đối thủ cạnh tranh. Nhờ vậy mà họ có thể phát hiên được những lĩnh vực mình có ưu thế cạnh tranh hay bị bất lợi trong cạnh tranh. Công ty có thể tung ra những đòn tiến công chính xác hơn vào đối thủ cạnh tranh cũng như chuẩn bị phòng thủ vững chắc hơn trước các cuộc tấn công. Công ty cần biết đối thủ cạnh tranh ở các vấn đề sau:
Ai là đối thủ cạnh tranh của công ty
Chiến lược của họ như thế nào
Mục tiêu của họ là gì
Những điểm mạnh điểm yếu của họ là gì
Cách thức phản ứng của họ ra sao
Những đối thủ cạnh tranh gần nhất của công ty là những đối thủ tìm cách thỏa mãn cùng những khách hàng và cùng những nhu cầu giống nhau. Công ty cần phát hiện các đối thủ cạnh tranh của mình bằng cách phân tích ngành cũng như phân tích trên cơ sở thị trường.
Công ty cần thu thập thông tin về những chiến lược, mục tiêu, các mặt mạnh, yếu và các cách phản ứng của đối thủ cạnh tranh. Công ty cần biết chiến lược của từng đối thủ cạnh tranh để phát hiện ra những đối thủ cạnh tranh gần nhất và có những bước đi phù hợp. Công ty cần biết mục tiêu của các đối thủ cạnh tranh để có những biện pháp và những phản ứng sắp tới. Khi biết được những mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ cạnh tranh công ty có thể hoàn thiện các chiến lược của mình để giành ưu thế trước những hạn chế của đối thủ cạnh tranh, đồng thời tránh xâm nhập vào những nơi đối thủ cạnh tranh mạnh. Biết được các cách phản ứng tiến hành của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp công ty lựa chọn và định thời gian thực hiện các biên pháp.
Cần thường xuyên thu thập cà phân tích những thông tin tình báo cạnh tranh. Nhà quản trị cần thu thập đầy đủ những thông tin tin cậy về bất kì đối thủ cạnh tranh nào có liên quan đến một quyết định. Điều này đặc biệt cần thiết khi các thị trường tăng trưởng chậm, bởi vì chỉ có thể tăng được mức tiêu thụ bằng cách giành giật nó từ đối thủ cạnh tranh.
1.6. Các nhà cung ứng
Doanh nghiệp có hàng hoá để bán cho khách hàng thì luôn luôn phải được cung ứng hàng hoá. Vai trò của người cung ứng đối với doanh nghiệp là rất quan trọng. Nếu doanh nghiệp lựa chọn được những nhà cung ứng tốt thì sẽ đảm bảo được tính thường xuyên đều đặn của hoạt động kinh doanh; Từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; Hơn nữa, các mục tiêu của các thành phần tham gia cũng được thực hiện. Ngược lại, nếu người cung ứng hàng hoá không tốt sẽ ảnh hưởng xấu tới hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp.
Cung ứng hàng hoá là việc tổ chức nguồn hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại được bắt đầu từ việc tổ chức mua hàng, kết thúc là việc bán hàng. Đối với doanh nghiệp thương mại việc tổ chức nguồn hàng nhằm tạo điều kiện vật chất cho lưu chuyển hàng hoá để lưu thông được tiến hành thương xuyên liên tục, góp phần thực hiện chức năng và mục tiêu của doanh nghiệp. Đồng thời còn thể hiện sức mạnh kinh tế của sn cạnh tranh với doanh nghiệp trên thị trường.
Doanh nghiệp tổ chức tốt nguồn hàng sẽ tạo điều kiện thoả mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về mặt số lượng, chất lượng để nâng cao mức sống của mọi thành viên trong xã hội đồng thời góp phần ổn định giá cả thị trường. Tổ chức nguồn hàng tạo điều kiện thực hiện tốt mối quan hệ kinh tế giữa các ngành và khu vực kinh tế.
Tổ chức nguồn hàng được coi là nhiệm vụ hàng đầu của doanh nghiệp nhằm tạo ra nguồn hàng dồi dào số lượng, cơ cấu đảm bảo, thời gian phù hợp, giá cả hợp lý để đáp ứng như cầu thị trường
1.7. Khách Hàng
Khách hàng quyết định tới sự tồn tại hay diệt vong của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có nhiều bạn hàng thì sẽ đứng vững được, và ngược lại nếu không có khách hang thì doanh nghiệp không tồn tại được. Do đó, doanh nghiệp luôn phải biết hướng vào đối tượng là khách hang trong bất kì hoạt động nào. Nhu cầu của khách hang là rất lớn, nó rất phong phú đa dạng và thường xuyên thay đổi vì thế doanh nghiệp phải luôn biết cách thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hang. Nhu cầu của khách hang có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tiêu thu của doanh nghiệp, nó tác động trực tiếp tới mức bán ra, tới doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải luôn quan tâm và tìm hiểu nhu cầu của khách hang, tìm hiểu về lối sống, tập quán tiêu dung, tâm lý khách hang để có thể khai thác và thúc đẩy nhu cầu của họ.
Nhu cầu của khách hàng là nhân tố khách quan song doanh nghiệp có thể tác động tới bằng các hoạt động Marketing, xúc tiến bán hàng để kích tới nhu cầu của họ.
Ngày nay, khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn đối với những sản phẩm mà họ có thể mua. Họ lựa chọn căn cứ vào nhận thức của mình về chất lượng, dịch vụ và giá trị. Công ty cần nắm được các yếu tố quyết định giá trị và sự thỏa mãn của khách hang, giá trị dành cho khách hang là khác biệt giữa tổng giá trị của khách hang và tổng chi phí của khách hang. Khách hàng thường lựa chọn thứ hàng nào đảm bảo tăng tối đa giá trị dành cho khách hàng. Khách hàng thường chọn thứ hàng nào đảm bảo tăng tối đa giá trị dành cho khách hàng. Sự thỏa mãn của khách hàng là kết quả mà người mua cảm nhận được khi họ cho thấy được s
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status