Một số giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Nghệ An đến 2010 - pdf 21

Link tải luận văn miễn phí cho ae
GIỚI THIỆU CHUNG 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Nội dung nghiên cứu 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Kết cấu của chuyên đề 4
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 5
I. Sơ lược về ngành thủy sản. 5
II Đặc điểm của ngành thủy sản. 7
III. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển ngành thuỷ sản 11
1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 11
2. Con người và nguồn nhân lực 11
3. Vốn đầu tư 11
4. Thị trường trong nước và quốc tế 12
IV. Vốn đầu tư và vai trò vốn đầu tư trong phát triển ngành thủy sản 182
1. Khái niệm vốn đầu tư 12
2. Vốn đầu tư cho phát triển ngành thuỷ sản 15
3. Hình thức huy động vốn đầu tư cho phát triển ngành Thuỷ sản Nghệ An 18
3.1. Kênh huy động vốn qua kho bạc Nhà nước 18
3.2. Vốn ngân sách Nhà nước 20
3.3. Huy động vốn từ những nguồn khác 20
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CỦA NGÀNH THỦY SẢN NGHỆ AN 23
I. Giới thiệu chung về tỉnh Nghệ An 23
1 Vị trí địa lý kinh tế 23
2. Tài nguyên khí hậu 23
3. Tài nguyên biển 24
4. Tài nguyên nước 25
5. Dân số và lao động 26
II Cơ cấu các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản Nghệ An 27
1. Kinh tế nhà nước. 27
2. Kinh tế tập thể. 27
3. Kinh tế tư bản tư nhân. 27
4. Kinh tế cá thể 28
5. Kinh tế tư bản Nhà nước. 28
III.Thực trạng phát triển ngành thuỷ sản Nghệ An trong những năm qua 29
1. Tổng sản lượng thuỷ sản 29
2. Nuôi trồng 31
3. Khai thác 31
4. Cơ sở hạ tầng dịch vụ 33
IV. Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển thuỷ sản những năm qua 34
1. Nhu cầu vốn đầu tư ngành thuỷ sản Nghệ An những năm qua 35
2. Mức độ huy động vốn trong những năm qua 37
2.1. Vốn huy động thông qua hệ thống ngân hàng 37
2.2. Huy động vốn từ nước ngoài 38
2.3. Huy động vốn dân tự đóng góp 38
V. Nguyên nhân những thành tựu và những hạn chế 38
1. Nguyên nhân của những thành quả 38
2. Những hạn chế đặt ra 39
VI. Đánh giá chung về các yếu tố và nguồn lực phát triển thuỷ sản Nghệ An 41
1. Lợi thế so sánh và cơ hội phát triển 41
2.Khó khăn thách thức 42
VII. Những thuận lợi khó khăn đối với sự phát triển ngành Thuỷ sản Nghệ An trong thời gian tới 43
1. Những thuận lợi 43
2. Những khó khăn 44
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN NGHỆ AN 46
I. Quan điểm, định hướng phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An 46
1. Quan điểm phát triển 46
2. Mục tiêu phát triển 47
II. Quan điểm phát triển ngành Thuỷ sản Nghệ An 47
1. Quan điểm phát triển 47
2. Phương hướng phát triển chung ngành thuỷ sản Nghệ An 48
3. Một số chỉ tiêu chủ yếu ngành thuỷ sản trong thời gian tới 48
III. Định hướng huy động vốn đầu tư 50
IV. Các giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Nghệ
An đến 2010 51
1. Vốn ngân sách Nhà nước 52
2. Vốn doanh nghiệp 54
3. Vốn huy động trong dân 55
4. Vốn đầu tư nước ngoài (FDI và ODA) và vốn ngoại tỉnh 55
PHẦN KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

GIỚI THIỆU CHUNG

1. Lý do chọn đề tài
Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 16.488km2 và dân số trung bình 3,03 triệu người, chiếm 5,1% diện tích tự nhiên và 3,64% dân số cả nước (năm 2005). Nghệ An giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía Bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây với 419 km đường biên giới và biển Đông ở phía Đông với chiều dài 82 km. Vị trí này tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế – xã hội Bắc – Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế.
Trong cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh Nghệ An, thủy sản đã được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Trong thời gian qua, hiện nay và cũng như trong tương lai kinh tế thủy sản sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh.
Tiềm năng về phát triển kinh tế thủy sản của Nghệ An rất phong phú: Nghệ An có bờ biển dài 82 km và diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông, dọc bờ biển có 6 cửa lạch (Lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội ) với độ sâu từ 1 đến 3,5 m thuận lợi cho tàu thuyền có trọng tải 50-1.000 tấn ra vào.Từ độ sâu 40 m trở vào là vùng có đáy tương đối bằng phẳng, vùng phía ngoài có nhiều đá ngầm và chướng ngại vật, cồn cát, nơi tập trung nhiều bãi cá có giá trị kinh tế cao. Vùng biển có nhiều loại động vật phù du là nguồn thức ăn tốt cho các đàn cá sinh sống và phát triển. Khả năng sinh sản của cá rất mạnh, không di cư xa mà chỉ di cư theo tầng và thời gian trong ngày.Theo điều tra của Viện nghiên cứu hải sản, trữ lượng hải sản các loại Nghệ An khoảng 80.000 tấn (số liệu công bố năm 1998), khả năng khai thác cho phép khoảng 35-37 nghìn tấn/năm.Trữ lượng cá ở vùng có độ sâu trên 30 m trở ra chiếm 60%; cá nổi chiếm 30%, cá đáy chiếm 70%, lượng cá nổi có khả năng khai thác dễ hơn. Cá biển ở Nghệ An có tới 267 loài trong 91 họ, tập trung nhiều vào các loài như cá trích 30-39%, cá nục 15-20%, cá cơm 10-15%.
Tính đến tháng 7/2005, dân số trong độ tuổi lao động của Nghệ An là 1.782 nghìn người, chiếm 58,8% dân số toàn tỉnh. Lao động ở độ tuổi từ 15-24 chiếm 22,45%; 25-34 chiếm 14,96%, 35-44 chiếm 12,68% và 45-54 chiếm 8,71%. Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh năm 2005 là 1.548 nghìn người (chiếm 99,2% lực lượng lao động), trong đó lao động khu vực nông thôn chiếm gần 86,11%, cao hơn so với mức bình quân cả nước (79,8%). Tỷ lệ lao động nông - lâm - thủy sản ở mức cao (năm 2005 chiếm 79,6% tổng số lao động làm việc); tỷ lệ này lớn so với mức bình quân trong cả nước (56,8%) và vùng Bắc Trung Bộ (67,0%) .
Qua những điều trên, có thể khẳng định: Tỉnh Nghệ An có thế mạnh về ngành thủy sản, phát triển ngành thủy sản là một trong điều kiện phát triển kinh tế Tỉnh. Đồng thời giải quyết lượng việc làm lớn cho người dân trong Tỉnh.
Song song với những thuận lợi cũng như những kết quả đạt được, kinh tế thủy sản Nghệ An vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại như: chưa khai thác tốt tiềm năng vùng biển, hải đảo, ven biển và bên trong nội đồng; sản lượng khai thác lớn nhưng giá trị thấp; việc áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào nuôi trồng, đánh bắt, chế biến còn hạn chế; sản xuất thủy sản còn mang nặng tính tự phát, tôm bị dịch bệnh trên diện rộng và kéo dài nhưng chưa có khả năng khắc phục được; năng suất, sản lượng và giá trị không cao, kim ngạch xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh,...
Những khó khăn, tồn tại đó có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơ bản là vốn đầu tư cho ngành thủy sản đã qua chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành thủy sản. Do vốn đầu tư còn hạn chế nên định hướng cơ cấu vốn đầu tư trên từng lĩnh vực chưa chuyển biến nhanh theo hướng tích cực và có hiệu quả cao.
Từ những vấn đề nêu trên cần tìm ra giải pháp về vốn đầu tư nhằm đáp ứng cho yêu cầu phát triển của ngành thủy sản trong thời gian tới, giúp cho ngành thủy sản phát huy các tiềm năng lợi thế của mình để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là vốn đầu tư cho phát triển thủy sản, em chọn đề tài nghiên cứu là:
“Một số giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Nghệ An đến 2010 ”.


RkVbf2JELHtu0B9

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status