Thiết kế công nghệ chế tạo đầu nối ba ngả đa năng từ nhựa Phenol Fomaldehit - pdf 21

Download miễn phí Đề tài Thiết kế công nghệ chế tạo đầu nối ba ngả đa năng từ nhựa Phenol Fomaldehit



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ GIA CÔNG TIA LỬA ĐIỆN 3
Chương I: Tổng quan về gia công tia lửa điện - EDM 3
I. Sự xuất hiện của một công nghệ mới 3
II. Cơ sở công nghệ gia công tia lửa điện - EDM 4
III. Các thông số công nghệ của EDM 10
IV. Chất điện môi 22
Chương II: Các thông số điều chỉnh xung định hình 25
Chương III: Một số vấn đề về điện nước và vật liệu điện cực 33
PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ KHUÔN CHO SẢN PHẨM NHỰA 42
I. Các bộ phận chính của khuôn và chức năng của chúng 42
II. Yêu cầu kỹ thuật đối với khuôn ép sản phẩm nhựa 43
III. Cơ sở dữ liệu cần thiết khi thiết kế khuôn 44
IV. Các kiểu khuôn phổ biến 44
V. Các hệ thống cơ bản của khuôn 46
VI. Các chi tiết khuôn cơ bản 58
VII. Phương pháp thiết kế khuôn 60
VIII. Bảo dưỡng và bảo quản khuôn 61
PHẦN III: THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO KHUÔN ÉP PHUN ÉP ĐẦU NỐI BA NGẢ ĐA NĂNG 64
Chương I: Phân tích sản phẩm đầu nối ba ngả đa năng phần nhựa và xây dựng bản vẽ sản phẩm 64
I. Phân tích sản phẩm đầu nối ba ngả đa năng phần nhựa 64
II. Bản vẽ sản phẩm ổ cắm ba ngả đa năng hoàn chỉnh 65
Chương II: Thiết kế khuôn đúc phun ổ cắm ba ngả đa năng phần nhựa. Xây dựng bản vẽ lòng khuôn 67
I. Các thông số cần để chế tạo khuôn 67
II. Ước tính độ co 67
III. Thiết kế khuôn 67
IV. Nguyên tắc hoạt động của khuôn 76
Chương III: Thiết kế quy trình công nghệ gia công lòng khuôn ép phun có ứng dụng Mastercam 77
I. Phân tích chức năng làm việc của lòng khuôn 77
II. Phân tích tính công nghệ trong kết cấu 77
III. Xác định dạng sản xuất và chọn phương pháp chế tạo phôi 77
IV. Lập quy trình công nghệ gia công tấm khuôn tính và tấm khuôn động 78
A. Lập quy trình công nghệ chế tạo tấm khuôn động 78
B. Lập quy trình công nghệ chế tạo áo khuôn tĩnh 104
C. Lập quy trình công nghệ chế tạo miếng ghép chày 1 105
D. Lập quy trình công nghệ chế tạo miếng ghép chày 2 117
E. Lập quy trình công nghệ chế tạo miếng ghép cối 1 122
F. Lập quy trình công nghệ chế tạo miếng ghép cối 2 127
V. Tính toán thời gian nguyên công 132
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hệ thống đẩy.
Hệ thống đẩy bao gồm:
2.1 Các chốt đẩy tròn.
Đây là kiểu chốt đẩy thông thường nhất, nó rất đơn giản để đưa vào trong khuôn. Những lỗ tròn và chốt tròn rất dễ gia công, nhưng để gia công được những lỗ vừa dài và chính xác thì rất tốn kém.
Ta có thể doa rộng các lỗ chốt đẩy, chiều dài của lỗ doa có đường kính D nên lấy như sau:
Với lỗ nhiệt luyện trước khi gia công: L = 4xD
Với lỗ đã nhiệt luyện: L = 3xD
Lmax = 20 mm
Lmin = 6 mm
Chú ý : Đối với những loại khuôn đã tui mà vật liệu phun vào khuôn là polyacetat, polyamit, polycacbonat thì các lỗ phải để lượng dư trước khi nhiệt luyện để sau này còn mài.
2.2 Lưỡi đẩy:
Lưỡi đẩy tạo ra được nhiều bề mặt đẩy hơn là chốt đẩy tròn nhỏ, đối với những tiết diện mỏng. Nhưng là bất lợi là những lỗ đẩy hình chữ nhật rất khó làm.
Các lưỡi đẩy cũng yếu hơn các chốt đẩy tròn nhưng cũng có thể được tăng cứng vững. Việc mài những lỗ đẩy là để tạo nên một bề mặt rất phẳng cho các lưỡi đẩy đi qua.
2.3 Các ống đẩy.
Các ống đẩy rất thuận lợi cho quá trình đẩy quanh các chốt lõi. Khi dùng hệ thống đẩy này, góc thoát có thể giảm xuống đến 50 để tránh các vết chìm để lại trên bề mặt phía trên.
2.4 Thanh đẩy.
Thanh đẩy thường được dùng cho các sản phẩm lớn. Để thanh đẩy không làm hỏng lõi trong khi đẩy và lùi về, thanh đẩy phải đặt cách bề mặt thẳng đứng của khuôn ít nhất 0,5 mm. Chính vì lý do này mà thanh đẩy phải được hướng dọc theo khoảng đẩy.
2.5 Tấm tháo.
Tấm tháo là một trong các hệ thống đẩy tốt nhất. Trong trường hợp này việc dẫn hướng để tránh làm hỏng lõi khuôn cũng rất quan trọng.
2.5 Các van đẩy
Hệ thống van đẩy không thông dụng trong chế tạo khuôn nhựa. Nó thường được dùng bằng các hình cóc và trợ giúp không khí trong quá trình đẩy có hiệu quả. Một van đẩy cũng rẻ hơn so với dùng tấm tháo. Tuy nhiên phải có một góc lớn hơn 20.
2.6 Sự đẩy cuống phun-kênh nhựa-miệng phun.
a. Sự đẩy cuống phun.
Hệ thống này phải thực hiện hai hành động:
Kéo cuống phun ra ngoài khuôn khi khuôn mở.
Đẩy kênh nhựa, cuống phun, và miệng phun ra khỏi khuôn sau.
Đối với hành động thứ nhất ta cần một bộ phận kéo cuống phun, có ba kiểu hệ thống kéo cuống phun:
ỉ Kiểu chỗ cắt sau dạng côn ngược.
Đây là kiểu thông dụng mà trong đó dùng như một vùng thân nguội.
ỉ Bộ phận kéo cuống phun có rãnh vòng.
Theo thiết kế này, có một hay nhiều rãnh vòng được cắt trong thân nguội để sau đó tạo khả năng kéo cuống phun.
ỉ Bộ phận kéo cuống phun kiểu chữ Z.
Đây là kiểu đơn giản nhất, nhược điểm của kiểu này là cuống phun thường không luôn luôn rời ra khỏi chốt đẩy kiểu này. Để phun khuôn tự động thì vị trí của bộ phận hình chữ Z phải đựơc định vị chính xác.
c. Sự đẩy kênh nhựa.
Đối với khuôn có nhiều lòng khuôn và hệ thống kênh nhựa lớn thì nên có nhiều chốt đẩy, điều này làm cho quá trình đẩy từ khuôn sau được êm.
d. Quá trình đẩy miệng phun.
Với miệng phun bị che khuất hay đặt ngầm thì vị trí của bộ phận đẩy cũng rất quan trọng. Nếu các chốt đẩy quá gần miệng phun, miệng phun sẽ không đủ mềm dẻo để thoát ra êm nhẹ. Điều này có thể gây nên đứt miệng phun, chặn tắc dòng chảy trong quá trình phun khuôn tiếp theo. Nếu các chốt đẩy nằm quá xa miệng phun thì cần một khoảng đẩy lớn để miệng phun thoát ra ngoài khuôn.
Khi miệng phun bị che khuất hay đặt ngầm bị đẩy bằng một chốt đẩy, miệng phun có thể chỉ bị kéo từ một phía, giải pháp là nên có hai chốt đẩy.
2.7 Sự đẩy kép.
Đôi khi cần đẩy sản phẩm ra bằng hai chuyển động khác nhau và riêng rẽ. Sản phẩm nặng thì dùng tấm tháo (tấm đẩy). Nhưng nếu một phần nhỏ của sản phẩm trong tấm đẩy làm cản trở việc rơi tự do của sản phẩm thì cần có một quá trình đẩy kép để đẩy nốt sản phẩm ra.
2.8 Hệ thống đẩy cho quá trình phun khuôn tự động.
Quá trình phun khuôn tự động cần có một hệ thống hoàn hảo mà trong đó các sản phẩm cần được rơi ra dễ dàng trước khi đóng khuôn để tránh làm hỏng khuôn hay nếu dùng robot thì sản phẩm có thể lấy đi dễ dàng.
Hệ thống đẩy có thể được cải tiến bằng cách thêm vào lò xo xung quanh chốt hồi để hệ thống có thể tự chuyển động qua lại không để sản phẩm bị dính vào chốt đẩy. Điều này cho phép đẩy được hai hay nhiều lần.
Trong một số trường hợp quá trình đẩy, các chốt về có thể ngăn cản rơi tự do của sản phẩm. Một phương pháp tin cậy hơn để thu về hệ thống đẩy là nối hệ thống với máy gia công. Tuy nhiên, việc này có thể có một số trục trặc. Cách tốt nhất là nối hệ thống đẩy của khuôn vào hệ thống của hệ thống gia công khuôn nhựa bằng các bulông.
2.9 Sự đẩy từ nửa cố định.
Nói chung khuôn luôn luôn có thể đặt hệ thống đẩy vào phần chuyển động của khuôn, nhất là trong trường hợp sản phẩm hình hộp vì lý do hình dạng mà phải đặt từ phía trong, ta phải nối lòng khuôn và hệ thống đẩy vào phần khuôn cố định.
Kiểu này không thông dụng do:
Vì hệ thống đẩy : Việc nối giữa 2 vòi phun của máy gia công khuôn đối với sản phẩm là xa. Tuy nhiên với một bạc sâu, vòi phun này có thể đi rất sâu vào khuôn, cách khác là dùng bạc cuống phun nóng ở đầu.
Việc kéo hệ thống đẩy : Có thể dùng đến thiết bị kéo nhìn từ xa hay dùng xích. Hệ thống đẩy này có thể điều khiển như một hệ thống bình thường với các chốt đẩy về sau, các trụ định hướng và các trụ đỡ.
2.10 Hệ thống đẩy đặc biệt.
Đối với những sản phẩm được thiết kế có hệ thống giữ ta có thể lợi dụng tính đàn hồi của nhựa để đẩy sản phẩm. Quá trình đẩy gồm 3 giai đoạn:
Pha một : khi thanh đẩy của hệ thống đẩy, chốt giữa chuyển động cùng với hệ thống đẩy do sức nén của lò xo.
Pha hai : Khi đầu chốt giữa chạm vào tấm đỡ, thì nó dừng lại.
Pha ba : Các chốt đẩy chuyển động tiếp và đẩy sản phẩm ra khỏi chốt giữa.
2.11 Hệ thống chốt hồi về.
Có hai kiểu chốt hồi về:
Hồi khuôn tự động : Sau khi đẩy sản phẩm ra khỏi khuôn, dưới tác dụng đàn hồi của lò xo lắp trên các chốt hồi khuôn toàn bộ hệ thống đẩy sẽ chuyển động về vị trí ban đầu chuẩn bị cho chu kỳ ép tiếp theo .
Hồi khuôn cưỡng bức : Sau khi đẩy sản phẩm ra khỏi lòng khuôn, thớt khuôn động sẽ chuyển động dần về phía chốt tĩnh để lòng khuôn. Hệ thống chốt hồi tỳ vào mặt thớt tĩnh đưa toàn bộ hệ thống chày đẩy về vị trí dầu, chuẩn bị cho chu kỳ ép tiếp theo.
Hệ thống chốt hồi về cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Số lượng và vị trí của chốt hồi khuôn phải bố trí sao cho cân xứng, đảm bảo hệ thống bàn đẩy di chuyển dễ dàng không bị kẹt.
Các lỗ và chốt được doa tinh và mài nhằm đảm bảo hệ thống di chuyển nhẹ nhàng khi làm việc và không cho nhựa chui vào khe hở giữa lỗ và chốt.
3. Hệ thống làm nguội khuôn.
Để đạt được thời gian đúc ngắn nhất và đạt được chất lượng trên toàn bộ sản phẩm, người thiết kế khuôn phải thiết kế hệ thống làm nguội khuôn đồng bộ và đầy đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status