Kế hoạch thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 - pdf 21

Download miễn phí Đề tài Kế hoạch thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010



Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 là:
“Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế”.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ớc vì nhờ khả năng cạnh tranh cao hơn về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế, đồng thời làm khô cạn tài nguyên trong nước. Ngoài ra, một phần lợi nhuận quan trọng sẽ chảy ngược về công ty mẹ.
Sát nhập và tiếp thu (Mergers and acquisitions) Xảy ra khi tài sản của một doanh nghiệp trong nước được chuyển giao cho một doanh nghiệp nước ngoài. Hình thức chuyển giao có thể là một sự sáp nhập (merge) giữa một công ty trong nước và một công ty nước ngoài để tạo thành một doanh nghiệp với một tư cách pháp nhân mới. Doanh nghiệp mới này bắt đầu có tính cách đa quốc gia. Trường hợp sáp nhập với công ty nước ngoài, phần FDI được tính là phần tài trợ mà công ty trong nước được nhận từ bộ phận công ty nước ngoài rót vào.
Hình thức chuyển giao thứ hai là bán đứt công ty trong nước cho công ty nước ngoài. Trường hợp này, FDI được tính là những khoản đầu tư từ công mẹ qua cho công ty “con” trong nước.
Theo nhiều ý kiến, FDI qua hình thức sáp nhập và tiếp thu không có lợi nhiều cho quốc gia sở tại bằng đầu tư mới. Lý do thứ nhất là thông thường, tiền doanh nghiệp trong nước hưởng khi bán cơ sở được trả bằng cổ phiếu của công ty nước ngoài, do đó không có tác dụng xoay vòng thúc đẩy kinh tế trong nước ngay lập tức. Thứ hai là toàn bộ lợi nhuận sẽ chuyển về công ty mẹ. Quốc gia sở tại chỉ được hưởng phần tạo công ăn việc làm cho dân, một ít nghĩa vụ thuế má và tạo việc làm cho các kỹ nghệ ngoại vi (externalities).
FDI hàng ngang (Horizontal FDI). Công ty nước ngoài đầu tư trực tiếp cùng ngành nghề. Ví dụ: công ty Intel đầu tư nhà máy sản xuất chip điện tử giống như ở bên Mỹ.
FDI hàng dọc (Vertical FDI). Đây là trường hợp công ty nước ngoài đầu tư nhằm cung cấp hàng hóa cho công ty trong nước (backward vertical FDI) hay bán các sản phẩm công ty trong nước làm ra (forward vertical FDI).
Phân loại theo mục đích:
Tìm tài nguyên và lao động rẻ tiền: Đây là dạng FDI tiêu biểu nhất nhằm vào các quốc gia đang phát triển như Trung Đông, Phi Châu, Đông Âu và các nước Đông Nam Á mà Việt Nam là một trong những mục tiêu quan trọng.
Tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ tiền là những “mặt hàng” các công ty nước ngoài rất “mê” ở các quốc gia đang phát triển với mức sinh hoạt còn thấp.
Tìm thị trường tiêu thụ .Là những đầu tư trực tiếp nước ngoài nhắm vào việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ quản. Điển hình nhất là đầu tư FDI của công ty Coca-Cola và Pepsi-Cola vào Trung Quốc, Ấn Độ hay Việt Nam.
Tìm hiệu quả kinh doanh. Đây là một dạng FDI thường thấy ở các quốc gia đã phát triển, chẳng hạn như trong cộng đồng các quốc gia Âu Châu. Lúc này, nguồn đầu tư FDI nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và trao đổi khoa học kỹ thuật lẫn nhau.
II Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế
FDI ngày càng có vai trò to lớn đối với đối với việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và thương mại ở các nước đi đầu tư lẫn các nước tiếp nhận đầu tư.
2.1 Lợi ích của FDI
Đã có nhiều khảo cứu khẳng định sự lợi ích của FDI trong sự phát triển kinh tế, đặc biệt là tại các quốc gia đang vươn mình cố gắng đạt đến giai đoạn cất cánh về kinh tế. Việt Nam là một trường hợp điển hình hiện nay đang cố gắng bắt kịp các quốc gia lân cận trong vùng Đông Nam Á.Những lợi ích này có thể được liệt kê như sau:
Giúp tăng triển GDP. Hiện tượng FDI giúp tăng triển kinh tế cũng không khó lý giải lắm vì đầu tiên, quốc gia nhận FDI sẽ được hưởng trực tiếp và gián tiếp một phần lớn dự án đầu tư đó qua hình thức thuê mướn mặt bằng, xây dựng cơ bản, đồng thời tạo được công ăn việc làm cho một số nhân công tại chỗ. Ngoài ra còn tạo hiệu ứng tràn ra (spillover) kích thích một số dịch vụ và kỹ nghệ hỗ trợ trong vùng được phát triển hay tạo ra thêm.
Khi dự án FDI đi vào hoạt động, quốc gia sở tại vẫn tiếp tục được trực tiếp hưởng lợi trên tổng sản lượng làm ra qua nhân công, thuê mướn, thuế má v.v… và gián tiếp qua sự phát triển của các dịch vụ và kỹ nghệ hỗ trợ liên hệ.
Hiện nay chưa có nghiên cứu tìm ra con số chính xác quốc gia nhận FDI sẽ được hưởng tỉ lệ bao nhiêu phần trăm trên tổng số FDI được giải ngân, cũng như trên tổng sản lượng công trình FDI tạo ra, tuy nhiên theo sự phỏng đoán có thể là trên 50%. Tại các quốc gia phát triển, tiền nhân công và các phúc lợi kèm theo thường chiếm một tỉ trọng rất lớn, vào khoảng 2/3 trên giá thành sản phẩm. Ngoài ra, tiền thu mua nguyên vật liệu, sử dụng năng lượng, thuê mướn mặt bằng trong nước coi như gián tiếp đi vào kinh tế của quốc gia nhận FDI. Doanh nghiệp nước ngoài thường chỉ lấy về lợi nhuận, trong nhiều trường cao lắm cũng chỉ khoảng 25% giá thành sản phẩm.
FDI giúp đẩy mạnh xuất cảng. Các công trình FDI thường nhắm vào các mặt mạnh của nền kinh tế quốc gia sở tại có giá trị xuất cảng cao, đồng thời trong trường hợp tận dụng nguồn lao động rẻ tiền, các sản phẩm thường được tái xuất cảng ra ngoài, giúp đẩy mạnh sự xuất cảng của quốc gia nhận FDI.
FDI giúp tăng ngân sách nhà nước. Qua thuế má đánh trên sản phẩm và lợi tức của FDI.
FDI giúp nâng cao khoa học kỹ thuật trong nước. Các công ty trong nước sẽ nắm bắt và tiếp thu khoa học kỹ thuật cao cấp qua làm việc và tiếp xúc với các công ty FDI.
2.2 Các nhược điểm của FDI
Cạnh tranh với kinh tế trong nước.Cái hại rõ nhất là FDI sẽ cạnh tranh và nhiều khả năng “bóp chết” sản xuất trong nước nếu cùng một kỹ nghệ với nhau vì công ty FDI có khả năng khoa học kỹ thuật và tính hiệu quả cao hơn. Giá thành sản phẩm có thể rẻ hơn mà chất lượng tốt hơn trong nước.
Ảnh hưởng vào môi trường và làm khánh kiệt tài nguyên thiên nhiên. Một trong những chi phí lớn của doanh nghiệp nước ngoài là chi phí bảo toàn môi trường và luật lệ của các quốc gia phát triển rất nghiêm ngặt về vấn đề này.
Tác động của FDI vào đời sống xã hội.Điều đầu tiên dễ thấy là sự cách biệt giàu cùng kiệt giữa các khu công nghiệp có doanh nghiệp FDI trú đóng và phần còn lại của quốc gia sẽ tăng dần lên và người dân có thể sẽ bỏ dần nông thôn và di chuyển về các nơi thành thị. Có rất nhiều trường hợp vì muốn thu hút FDI nên quốc gia sở tại đã nới lỏng các qui định về lao động khiến quyền lợi của công nhân có thể bị xâm phạm, phúc lợi tập thể không được giải quyết thỏa đáng mà thiếu sự giúp đỡ của chính quyền địa phương.
III CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
3.1 Các yếu tố trong môi trường đầu tư của nước chủ đầu tư
3.1.1 Tiềm lực khoa học công nghệ
Một tổ chức kinh tế muốn thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phải có trình độ về khoa học công nghệ đạt mức cạnh tranh trên thị trường nước đầu tư.Hay nói cách khác , một tổ chức kinh tế muốn đầu tư ra nước ngoài thì phải có được lợi thế so sánh về khoa học công nghệ so với nước tiếp nhận đầu tư hay có những bí quyết kỹ thuật, kỹ năng riêng có để sản xuất sản phẩm.
3.1.2 Các chính sách hỗ trợ từ phía chính...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status