Nghiên cứu cấu trúc địa chất và đánh giá tiềm năng dầu khí các khu vực Trường Sa và Tư Chính - Vũng Mây - pdf 21

Tải miễn phí nghiên cứu khoa học
MỞ ĐẦU
Nghiên cứu cấu trúc địa chất và đánh giá tiềm năng dầu khí đối với các nước
có biển trên thế giới cũng như trong khu vực Biển Đông đã được triển khai từ rất
sớm và đã có nhiều công trình được công bố trên các tạp chí chuyên ngành. Các
nghiên cứu này giúp chúng ta có cơ sở khoa học nhìn nhận và hiểu biết về quá
trình hình thành các bể trầm tích, đặc điểm cấu trúc địa chất và hệ thống dầu khí để
phân vùng triển vọng và đánh giá tiềm năng dầu khí, từ đó hoạch định cho công tác
tìm kiếm thăm dò ở giai đoạn tiếp theo.
Tại nhiều vùng biển nước sâu và xa bờ trên thế giới, công tác nghiên cứu cấu
trúc địa chất và đánh giá tiềm năng dầu khí đã được thực hiện từ lâu và rất thành
công với nhiều mỏ dầu khí được phát hiện. Ví dụ, ở Biển Bắc tại vùng nước sâu từ
những năm 1968 - 1970 đã phát hiện các mỏ có trữ lượng đến hàng chục tỉ thùng
(các mỏ Argyl, Clyde, Innes của Anh, các mỏ Eldfisk, Ekofisk, Tommeliten, West
Ekofisk của Nauy); ở Vịnh Mexico, vùng biển nước sâu Brazin và gần đây ở Nam
Phi (các nước Môzambia, Angola) nhiều mỏ dầu thuộc hạng siêu lớn (gigant) cũng
đã được phát hiện, nơi mà độ sâu đáy biển lớn hơn 2000 m.
Trong khu vực Biển Đông, các nước Malaysia và Indonesia đã tiến hành khảo
sát và nghiên cứu địa chất dầu khí từ những thập niên đầu của thế kỷ 20. Sau đó các
nước Brunei, Philippin và Thái Lan đã triển khai mạnh mẽ công tác nghiên cứu tìm
kiếm thăm dò và khoan dầu khí ở những vùng nước sâu và xa bờ. Đặc biệt, Trung
Quốc trong những năm gần đây đã đẩy mạnh một cách quyết liệt và đồng bộ hoạt
động điều tra, khảo sát, thăm dò và khoan ở các vùng Đông Nam Hải Nam, Hoàng
Sa và Trường Sa. Họ đã công bố các kết quả nghiên cứu và hoạt động của họ trên
nhiều tạp chí, hội nghị và các phương tiện thông tin khác. Ở các vùng lân cận khu
vực Trường Sa và Tư Chính - Vũng Mây, nhiều mỏ và phát hiện dầu khí mới đã
được tìm thấy, ví dụ ở các bể trầm tích Palawan, Đông Nam Hải Nam (Yacheng),
Tây Sarawak, Đông Natuna, nơi có độ sâu nước biển từ vài trăm đến hơn 1000m.
Tiềm năng và trữ lượng dầu khí ở phần thềm lục địa và vùng biển sâu và xa bờ
của các nước Đông Nam Á được đánh giá chiếm hơn 80% tổng tiềm năng và trữ
lượng dầu khí của cả đất liền và biển của các nước đó. Riêng đối với nước ta tỉ lệ
đó còn cao hơn nhiều, dự báo khoảng 98%.
Trong kết luận của đề tài KC.09-06 do TS Nguyễn Huy Quý làm chủ biên
thuộc Chương trình Điều tra cơ bản và ứng dụng KHCN Biển KC.09 (2001-2004)
có ghi: “Các vùng biển sâu xa bờ có tiềm năng lớn về dầu khí cần được chú ý đầu
tư thăm dò tiếp theo: đối với bể Phú Khánh, khu vực Tư Chính – Vũng Mây… cần
được mình giải tài liệu địa chấn mới thu nổ để chính xác hóa cấu trúc, cấu tạo và
khoan 1-2 giếng khoan để kiểm chứng tiềm năng, tiếp tục thu nổ địa chấn để xác
định ranh giới bể, nghiên cứu tiếp khu vực Tây Nam Trường Sa, nơi có rất ít tài liệu
về tìm kiếm thăm dò” [99].
Từ năm 2006 đến 2008, ở khu vực Tư Chính – Vũng Mây đã có thêm khoảng
17.000 km tuyến địa chấn 2D được thu nổ, ở vùng Tây và Tây Bắc Trường Sa thu
nổ thêm gần 2.300 km tuyến 2D và ở khu vực Trường Sa (Vùng hợp tác Ba bên:
Việt Nam, Trung Quốc, Philippin) có thêm tài liệu của trên 15.000 km tuyến 2D và
08 giếng khoan . Gần đây đã phát hiện dầu công nghiệp tại giếng khoan 124-CMT-
1X thuộc bể Phú Khánh, giếng khoan 12E-CS-1X và giếng khoan 07-CRĐ-1X
thuộc phần Đông Nam bể Nam Côn Sơn, là những vùng cận kề với khu vực nghiên
cứu. Đây chính là cơ sở dữ liệu, là tiền đề khoa học và thực tiễn để triển khai công
tác nghiên cứu cấu trúc địa chất và đánh giá tiềm năng dầu khí các khu vực Trường
Sa và Tư Chính – Vũng Mây.
Đồng thời, bên cạnh ý nghĩa kinh tế và kỹ thuật, việc nghiên cứu này còn góp
phần khẳng định chủ quyền và bảo vệ lãnh hải biển đảo của nước ta. Chính vì lẽ đó,
trong khuôn khổ Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước KC09/06-10
“Nghiên cứu, phát triển và công nghệ biển phục vụ phát triển bền vững Kinh tế -
Xã hội”, đề tài KC.09.25/06-10 với tiêu đề: “Nghiên cứu cấu trúc địa chất và đánh
giá tiềm năng dầu khí các khu vực Trường Sa và Tư Chính – Vũng Mây” đã được
Bộ KH&CN giao cho Viện Dầu khí Việt Nam triển khai thực hiện dưới sự chủ trì
của Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS Nguyễn Trọng Tín.
Đề tài đã được phê duyệt với các nội dung chính như sau:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: các khu vực Trường Sa và Tư Chính – Vũng
Mây ( hình 1.1).
Mục tiêu của đề tài:
• Có được sự phân tích các yếu tố cấu tạo, hệ thống đứt gãy, môi trường trầm
tích của từng đơn vị kiến tạo trong khu vực nghiên cứu.
• Xác định, đánh giá được các yếu tố đá sinh, đá chứa, đá chắn và bẫy nhằm
xác lập các chỉ tiêu phân vùng triển vọng dầu khí của khu vực nghiên cứu.
• Phân chia được các tập hợp (Play), cấu tạo triển vọng (prospects&leads)
nhằm đánh giá tiềm năng dầu khí và rủi ro địa chất của khu vực nghiên cứu.
• Đề xuất các giải pháp và phương hướng tìm kiếm thăm dò dầu khí tiếp theo
trong khu vực nghiên cứu.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
1. Thu thập, tổng hợp và đánh giá các số liệu, tài liệu TKTD dầu khí của
Việt Nam và các nước láng giềng.
2. Minh giải tài liệu địa chấn, xác định các tầng phản xạ chuẩn, phân tích
tổng hợp các loại tài liệu địa chất – địa vật lý hỗ trợ khác, liên kết để xây
dựng các loại bản đồ và mặt cắt.
3. Phân tích tổng hợp các tài liệu từ và trọng lực nhằm chính xác hóa cấu
trúc tầng móng trước Kainozoi của khu vực nghiên cứu.
4. Phân tích tổng hợp các tài liệu địa mạo và địa hình đáy biển nhằm làm rõ
điều kiện địa lý tự nhiên, thủy văn và độ sâu mực nước biển của khu vực
nghiên cứu.
5. Phân tích mẫu các loại (bổ sung ở các giếng khoan đã có và giếng khoan
mới): địa hóa, thạch học, cổ sinh, cơ lý đá.
6. Phân tích đánh giá hệ thống dầu khí, xác định các thông số đá mẹ, đá
chứa, đá chắn, bẫy dầu khí.
7. Xác định và phân loại tập hợp triển vọng (Plays).
8. Xác định và phân loại các cấu tạo triển vọng (prospects&leads), phân tích
rủi ro địa chất.
9. Xác định các chỉ tiêu và phân vùng triển vọng dầu khí cho khu vực nghiên
cứu.
10. Biện luận, lựa chọn các thông số đánh giá tiềm năng dầu khí.
Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài, chúng tui đã nhận được sự chỉ đạo
sát sao và hướng dẫn kịp thời của Văn Phòng các Chương Trình, Ban Chủ nhiệm
Chương trình KC.09/06-10, sự giúp đỡ của lãnh đạo Viện Dầu khí Việt Nam, của
Tập Đoàn Dầu khí Việt Nam, của Bộ Khoa học và Công nghệ và sự hợp tác của
Tổng Công ty thăm dò và Khai thác Dầu khí (PVEP), Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội, Viện Địa
chất và Địa vật lý biển, Viện Địa chất, Viện Vật lý Địa cầu, Liên Đoàn Địa chất
biển và sự cộng tác của nhiều nhà địa chất, địa vật lý ở trong và ngoài nước. Chúng
tui xin chân thành Thank sự giúp đỡ và cộng tác của các đơn vị và tổ chức khoa
học kể trên.
Trên cơ sở quy định theo Biểu mẫu (Ban hành kèm theo Thông tư số
12/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ) của Bộ Khoa học và Công nghệ cũng như căn cứ vào kết quả nghiên
cứu của đề tài KC.09.25/06-10, Báo cáo tổng hợp được hoàn thành với bố cục gồm
các chương mục như sau:
Mở Đầu
Chương I: Điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử nghiên cứu và cơ sở dữ liệu.
Chương II: Các phương pháp nghiên cứu.
Chương III: Cấu trúc địa chất.
Chương IV: Tiềm năng dầu khí.


Link download cho anh em

download
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status