Phân tích những nguyên nhân gây ra hiện tượng sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường bằng việc vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác- Lênin - pdf 21

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích những nguyên nhân gây ra hiện tượng sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường bằng việc vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác- Lênin



 Tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm một phần cũng có nguyên nhân ở phía đào tạo. Nhiều chương trình đào tạo quá cũ kỹ, lạc hậu từ nội dung đến phương pháp giảng dạy. Đôi khi được học là có còn vào thực tiễn thì như mới hoàn toàn ,vì học nhưng không có thực hành trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dậy, học tập thì không có, vì vậy không phát huy được khả năng sáng tạo của sinh viên. Tại một số nước nền giáo dục hiện đại thì sinh viên sau khi học hết năm thứ 3 thì có thể làm việc được tại một cơ quan theo một ngành nghề đã được đào tạo. Phần đông ngoài các chương trình đào tạo ở trường đại học họ còn phải học thêm các khoá học ở ngoài như ngoại ngữ tin học để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Lời nói đầu
Triết học Mác – LêNin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy triết học trong lịch sử nhân loại. Nó được C.Mác và Ph. Ăngnghen sáng tạo và V.I. Lênin phát triển một cách xuất sắc. Triết học Mác – Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc xem xét giới tự nhiên cũng như xem xét đời sống xã hội và tư duy con người.
Bên cạnh đó, triết học còn có vai trò quan trọng đối với đối với các ngành khoa học khác, chúng có mối quan hệ với nhau làm có lý luân Triết học không khô cứng, lạc hậu, làm cho sự phát triển của khoa học không mất phương hướng và đạt được thành quả cao nhất mà nó có thể đạt được, đặc biệt trong kỷ nguyên cách mạng khoa học công nghệ.
Trong quá trình học tập tại trường, chúng em đã được tiếp xúc với môn học này. Qua đó giúp em hiểu biết thêm về vai trò của môn học cũng như các vấn đề trong xã hội.
Trong lần viết này bài tiểu luận của em chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Em kính mong nhận được nhiều ý kiến phê bình của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện tốt hơn trong những lần viết sau. Em cũng xin chân thành Thank sự giúp đỡ của các thầy Nguyễn Đăng Khoa – thầy chủ nhiệm bộ môn triết học Lê Nin và những bài giảng thật bổ ích của thầy đã giúp em hoàn thành tốt bài tiểu luận này.
Bài viết của em được chia thành 3 phần:
- Phần 1: Đặt vấn đề
- Phần 2: Giải quyết vấn đề
- Phần 3: Kết luận
Phần 1: Đặt vấn đề
Hiện nay, Việt Nam chúng ta đã và đang tiến hành xây dựng đất nước theo công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây là một quá trình khó khăn, đầy thử thách mặc dù trong những năm vừa qua chúng ta đã đạt được một số thành tựu khả quan: Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2003 đạt mức cao nhất so với các năm trước - 7,24%, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao cả về mặt chất cũng như mặt lượng. Bên cạnh những mặt tốt đó thì cũng còn những tồn tại cần đề cập tới, đó là tình trạng sinh viên thất nghiệp khi ra trường ngày càng tăng lên.
Như chúng ta đã biết, kiến trúc thượng tầng tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, còn nếu tác động ngược lại, nó sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế, kìm hãm sự phát triển xã hội. Đất nước muốn phát triển thì phải đi lên từ lao động, mà sinh viên là lực lượng lao động trẻ, năng động, dồi dào và được đào tạo. Vì vậy đây là nguồn nhân lực rất quan trọng cần được sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả.
Tình trạng sinh viên thất nghiệp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Vấn đề này phải chăng là do:
- Trình độ của sinh viên không đáp ứng được yêu cầu ngày một cao của công việc, do chất lượng đào tạo thấp của các trường đại học,cao đẳng ?
Do lượng cung lớn hơn cầu về nguồn lao động ?
Do chính sách của nhà nước chưa hợp lý trong việc sử dụng lao động ?
Do sự chủ quan của sinh viên không muốn công tác tại những vùng xa, khó khăn?
Vấn đề này được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau vì mỗi người có một quan điểm khác nhau. Điều này xảy ra là vì về mặt nhận thức chủ thể chưa nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, tổng thể mà chỉ nhìn ở một phía nhất định.Do vậy bài tiểu luận này em sẽ vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác- Lê Nin, đồng thời dưới góc độ tồn tại xã hội và kiến trúc thượng tầng để giải thích nguyên nhân của vấn đề và đưa ra một vài giải pháp.
Phần 2: Giải quyết vấn đề
I. Quan điểm toàn diện của triết học Mác - Lê Nin
Trong sự tồn tại của thế giới quanh ta, mọi sự vật và hiện tượng đều có mối liên hệ và tác động qua lại với nhau chứ không tách rời nhau, cô lập nhau.
Muốn nhận thức hay hoạt động thực tiễn đúng về đối tượng nào đó phải tính đến những mối liên hệ trong sự tồn tại của đối tượng, đề phòng khắc phục quan điểm phiến diện.
Mối liên hệ giữa các sự vật , hiện tượng là mối liên hệ của bản thân thế giới vật chất, không do bất cứ ai quy định và tồn tại độc lập với ý thức. Trên thế giới này có rất nhiều mối liên hệ chẳng hạn như mối liên hệ giữa sự vật và hiện tượng vật chất, giữa cái vật chất và cái tinh thần. Các mối liên hệ đều là sự phản ánh những tác động qua lại, phản ánh sự quy định lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan.
Không chỉ có vậy, các mối liên hệ còn có tính đa dạng.
+ Mối liên hệ bên trong và bên ngoài
+ Mối liên hệ cơ bản và không cơ bản
+ Mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu
+ Mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp
ở thế giới của các mối liên hệ, mối liên hệ bên ngoài tức là sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật, mối liên hệ bên trong tức là sự tác động qua lại lẫn nhau của các mặt, các yếu tố, các bộ phận bên trong của sự vật. Có mối liên hệ cơ bản thuộc về bản chất của sự vật, đóng vai trò quyết định, còn mối liên hệ không cơ bản chỉ đóng vai trò phụ thuộc, không quan trọng. Đôi khi lại có mối liên hệ chủ yếu hay thứ yếu. ở đó còn có mối liên hệ trực tiếp giữa hai hay nhiều sự vật và hiện tượng, có mối liên hệ gián tiếp trong đó có các sự vật và hiện tượng tác động lẫn nhau thông qua nhiều khâu trung gian.
Khi nghiên cứu hiện tượng khách quan, chúng ta có thể phân chia các mối liên hệ ra thành từng loại như trên tuỳ theo tính chất đơn giản hay phức tạp, phạm vi rộng hay hẹp, vai trò trực tiếp hay gián tiếp, nghiên cứu sâu hay sơ qua….
Phân chia các mối liên hệ phải phụ thuộc vào việc nghiên cứu cụ thể trong sự biến đổi và phát triển của chúng. Hay nói khác đi, khi xem xét sự vật thì phải có quan điểm toàn diện tức là nhìn nhận sự việc, vấn đề ở mọi góc cạnh, mọi phương diện.
Khi xem xét sự vật hiện tượng thì luôn phải chú ý đến quan điểm toàn diện tức là khi xem xét sự vật, hiện tượng phải nghiên cứu mọi mối liên hệ và sự tác động qua lại giữa chúng, sự tác động qua lại của các yếu tố, kể cả khâu trung gian, gián tiếp cấu thành sự vật đó, phải đặt nó trong một không gian, thời gian cụ thể, nghiên cứu quá trình phát triển từ quá khứ, hiện tại và đoán cho tương lai. Thế nhưng xem xét toàn diện không có nghĩa là xem xét tràn lan mà phải xem xét từng yếu tố cụ thể nhưng có tính chọn lọc. Có như thế chúng ta mới thực sự nắm được bản chất của sự vật.
Và cả khi nghiên cứu xã hội thì cũng rất cần đến quan điểm toàn diện vì các mối quan hệ trong xã hội không cô lập nhau, tách rời nhau mà trái lại chúng đan xen tác động qua lại với nhau .
Tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp cũng là một vấn đề xã hội mà nguyên nhân gây ra là tập hợp của nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến nhau. Chính vì vậy, trong bài tiểu luận này em sẽ dùng quan điểm toàn diện của triết học Mác – Lê Nin, dưới góc nhìn của tồn tại xã hội và kiến trúc thượng tầng để phân tích tình trạng này.
II . Thực trạng về sự thất nghiệp của sinh viên sau khi t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status