Công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng: Thực trạng và Giải pháp - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng: Thực trạng và Giải pháp



MỤC LỤC
 Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ . 5
LỜI MỞ ĐẦU . 6
CHƯƠNG I – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG GIAI ĐOẠN 2004 – 2008 . 7
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG . 7
1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng 7
2. Chức năng nhiệm vụ chính của Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng . 8
3. Mô hình bộ máy tổ chức của Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng . 8
4. Tình hình hoạt động đầu tư và kinh doanh của Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng giai đoạn 2004 – 2008 . 10
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG GIAI ĐOẠN 2004 – 2008 . 12
1. Công tác thẩm định dự án đầu tư nhìn từ góc độ Ngân hàng 12
1.1 Khái niệm về thẩm định dự án đầu tư . 12
1.2 Mục đích của thẩm định 13
1.3 Các yêu cầu trong quá trình thực hiện thẩm định . 13
1.4 Biện pháp thực hiện . 14
1.5 Quan điểm thẩm định dự án . 14
2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng . 14
2.1 Các bước thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng . 14
2.2 Sơ đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng . 16
3. Nội dung công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng . 20
3.1 Nội dung thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng . 20
3.2 Đánh giá nội dung công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng qua ví dụ minh họa 25
4. Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng . 36
4.1 Nội dung các phương pháp thẩm định dự án đầu tư . 36
4.2 Đánh giá việc áp dụng các phương pháp thẩm định dự án đầu tư với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng qua ví dụ minh họa . 37
5. Ví dụ minh họa công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng 41
5.1 Thẩm định “Dự án đầu tư Nhà máy Inox Quyết Thắng” của Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng
41
5.2 Đánh giá việc thẩm định “Dự án đầu tư nhà máy INOX Quyết Thắng” của Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng trong ví dụ minh họa . 49
III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG 51
1. Những kết quả tích cực . 51
1.1 Quy trình và nội dung thẩm định được áp dụng tại Ngân hàng đối với dự án đầu tư của tổ chức kinh tế ngày càng hoàn thiện và toàn diện hơn . 52
1.2 Kiến thức thẩm định của cán bộ tín dụng từng bước đã được nâng cao 53
2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân . 57
2.1 Những mặt còn hạn chế 57
2.2 Nguyên nhân . 59
 
CHƯƠNG II – GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG . 62
I. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG TRONG THỜI GIAN TỚI . 62
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG . 64
1. Đánh giá đúng và nâng cao tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng tổ chức kinh tế tại đơn vị .
2. Từng bước hoàn thiện nội dung công tác thẩm định dự án đầu tư cho vay vốn tại Ngân hàng giúp quá trình cho vay diễn ra một cách khoa học, thống nhất 65
3. Nâng cao kiến thức và nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định nhằm đáp ứng ngày một tố hơn nhu cầu vay vốn đầu tư dự án của khách hàng 67
4. Nâng cao chất lượng và số lượng nguồn thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định dự án đầu tư nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro 68
KẾT LUẬN . 70
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 71
LỜI CAM KẾT
NHẬN XÉT CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG
PHỤ LỤC
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

án được đưa ra để so sánh, đánh giá với các dự án đã hay đang xây dựng hay đang hoạt động thực tế. Sử dụng phương pháp này giúp cho cán bộ thẩm định đánh giá được tính hợp lý và chính xác các chỉ tiêu dự án, từ đó rút ra kết luận.
Phương pháp phân tích rủi ro:
Theo phương pháp này, các rủi ro được đánh giá là có thể ảnh hưởng tới dự án sẽ được phác họa ra để từ đó có thể đề xuất những biện pháp giảm thiểu rủi ro cho dự án nhằm nâng cao tính hiệu quả và tính khả thi của dự án.
Phương pháp dự báo:
Phương pháp này thường được sử dụng để nghiên cứu thị trường, nhằm xác định quy mô đầu tư, nhu cầu sản phẩm, đối thủ trong thời gian tới…dự kiến sự thay đổi các yếu tố đầu vào, biến động của nền kinh tế vĩ mô.
4.2 Đánh giá áp dụng các phương pháp thẩm định dự án đầu tư với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng qua ví dụ minh họa
4.2.1 Phương pháp so sánh
DỰ ÁN ĐẦU TƯ BỔ SUNG THIẾT BỊ NHUỘM CAO ÁP VẢI DỆT KIM
4.2.1.1 Khái quát về dự án
- Tên dự án: Đầu tư bổ sung thiết bị nhuộm cao áp vải dệt kim
- Chủ đầu tư: Công ty Dệt kim Đông xuân
- Loại hình dự án: Mua sắm thiết bị
- Địa điểm đầu tư: 524 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
- Sản phẩm của dự án: Nhuộm các loại vải
- Tổng vốn đầu tư :369.667 USD (5.914.672.000 đồng),
Với tỷ giá :16.000 /1USD
Trong đó: + Vốn tự có :123.460 USD (1.975.360.000 đồng)
+ Vay ngân hàng :246.207 USD (3.939.308.800 đồng)
- Hình thức đầu tư: Đầu tư chiều sâu
- Quy mô/công suất: Công suất từ 500-700 Kg/mẻ
4.2.1.2 Phương pháp so sánh được áp dụng
Khi đánh giá suất đầu tư của dự án, cán bộ thẩm định đã so sánh các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư với các dự án cùng loại trên thị trường và rút ra kết luận: Đây là dự án đầu tư thiết bị máy nhuộm ao áp, với chức năng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu sản xuất phục vụ hàng xuất khẩu của Công ty.
=> Mặc dù cán bộ thẩm định có sử dụng phương pháp so sánh nhưng chỉ so sánh để thấy được tính hợp lý và chính xác của suất đầu tư; trong khi vẫn còn có nhiều chỉ tiêu khác cần đi vào cụ thể, đặc biệt do sản phẩm của dự án lại là hàng dệt may xuất khẩu. Vì vậy cần áp dụng phương pháp này theo một số chỉ tiêu khác nữa như: Tiêu chuẩn về thiết bị, công nghệ trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế (do dự án đầu tư bổ sung máy móc thiết bị); Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi (do sản phẩm dự án phục vụ cả thị trường xuất khẩu và trong nước); Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý…của ngành theo các định mức kinh tế kỹ thuật chính thức hay chỉ tiêu kế hoạch và thực tế; Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư…
4.2.2 Phương pháp phân tích rủi ro
DỰ ÁN ĐẦU TƯ BỔ SUNG THIẾT BỊ NHUỘM CAO ÁP VẢI DỆT KIM
4.2.2.1 Khái quát về dự án
Như đã trình bày ở mục 4.2.1.1
4.2.2.2 Phương pháp phân tích rủi ro được áp dụng
- Những rủi ro dự kiến mà cán bộ thẩm định đưa ra bao gồm:
+ Rủi ro về kinh doanh:
Công ty Dệt kim Đông xuân có bề dầy kinh nghiệm sản xuất sản phẩm dệt kim các loại, có uy tín trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, hàng năm xuất khẩu chiếm 80% doanh thu công ty và riêng thị trường Nhật Bản đã chiếm 60%. Đến tháng 6/2006, Nhật Bản đã ký lại hợp đồng tiêu thụ 10 năm với sản lượng từ 6 đến 10 triệu sản phẩm/năm, nhưng Đông xuân mới đáp ứng 6 triệu sản phẩm/năm. Hiện tại hàng dệt may của Trung Quốc với chủng loại mẫu mã, màu sắc đa dạng, phong phú, giá cả thấp do vậy công ty đang phải cạnh tranh về giá cả so với hàng dệt may Trung Quốc.
+ Rủi ro về tài chính:
Đây là một trong những rủi ro mà bất kỳ doanh nghiệp nào khi đầu tư dự án cũng phải tính đến, Lãi suất trên thị trường luôn biên động, khi lãi suất SIBOR tăng thì doanh nghiệp phải trả lãi cao hơn. Còn về tỷ giá thì không đáng lo ngại vì Công ty nhận nợ bằng USD, khi trả nợ, Công ty đã có nguồn ngoại tệ ổn định từ xuất khẩu. Điều đáng quan tâm là giá thành sản phẩm, chi phí giá đầu vào liên tục tăng như giá nguyên vật liệu liệu sợi, xăng dầu, điện, nước, tiền lương...làm giá thành sản phẩm tăng cao, do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
+ Rủi ro về chính sách:
Sản phẩm của Công ty chủ yếu là nhằm mục đích xuất khẩu, tỷ lệ xuất khẩu chiếm khoảng 80% sản phẩm sản xuất hàng năm; nên các thay đổi về chính trị, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách thuế sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kết quả SXKD của Công ty.
- Biện pháp khắc phục các rủi ro trên:
Công ty đang đầu tư thiết bị công nghệ mới để tăng sản lượng và chất lượng của các sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nữa yêu cầu của thị trường. Công ty sẽ có biện pháp tiết kiệm tối đa các chi phí như giảm dự trữ hàng tồn kho, đôn đốc thu hồi công nợ, tiết kiệm tối đa chi phí tài chính nhằm giảm giá thành, có khả năng cạnh tranh về giá với hàng nhập ngoại đồng thời công ty cũng luôn cập nhật biến động thị trường, cơ chế chính sách của chính phủ để có biện pháp ứng xử kịp thời.
=> Các rủi ro mà cán bộ thẩm định đã đưa ra ở trên chỉ bao gồm 3 loại rủi ro là rủi ro về kinh doanh, rủi ro về chính sách, rủi ro về tài chính. Trong khi thực tế, sản phẩm của dự án chủ yếu là phục vụ nhu cầu xuất khẩu nên dự án còn có thể gặp phải những rủi ro khác có thể kể đến như rủi ro về thế trường, rủi ro về thu nhập và thanh toán quốc tế và trong nước; rủi ro về mặt kĩ thuật và vận hành dự án (do dự án đầu tư máy móc trang thiết bị)…
=> Ngoài ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro cũng chưa được nói đến cụ thể. Mặc dù công ty có các biện pháp để tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm nhưng không nêu rõ tăng bằng cách nào (đưa ra các biện pháp hỗ trợ về vật chất để khuyến khích người lao động làm việc, mở các chiến dịch thiết kế sản phẩm tiên tiến hơn…).
4.2.3 Phương pháp dự báo
DỰ ÁN ĐẦU TƯ BỔ SUNG THIẾT BỊ NHUỘM CAO ÁP VẢI DỆT KIM
4.2.3.1 Khái quát về dự án
Như đã trình bày ở mục 4.2.1.1
4.2.3.2 Phương pháp dự báo được áp dụng
Cán bộ thẩm định đã nghiên cứu, phân tích xu hướng vận động và phát triển của ngành hàng trong tương lai để đưa ra phương hướng phát triển của ngành:
Trong những ngành sản xuất công nghiệp, thì công nghiệp dệt may là một trong những ngành gặp không ít khó khăn, đặc biệt lại bị cạnh tranh bởi hàng dệt may Trung Quốc. Từ năm 2005, Chính phủ cho phép các Công ty Dệt may được phép chuyển nhượng quota sang thị trường Mỹ, xoá bỏ hạn ngạch vào thị trường EU. Các quyết định trên của Chính phủ tạo điều kiện cho các Công ty dệt may thâm nhập hàng của mình vào thị trường nước ngoài, thuận lợi nhưng đồng thời cũng buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo giá thành hợp lý trong khi ngành dệt may giá nguyên liệu sợi, xăng, dầu, ti
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status