Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam sau khi gia nhập WTO - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam sau khi gia nhập WTO



Mục lục
Danh mục các bảng . 1
Danh mục các đồ thị . .2
Danh mục ký hiệu viết tắt . .3
Lời mở đầu . .4
Chương I: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 6
I.Lý luận chung về cạnh tranh 6
1.Khái niệm cạnh tranh 6
2. Vai trò của cạnh tranh 7
2.1. Đối với nền kinh tế-xã hội 7
2.1.1.Cạnh tranh điều chỉnh cung cầu hàng hóa trên thị trường 7
2.1.2.Cạnh tranh hướng việc sủ dụng các nhân tố sản xuất vào những nơi có hiệu quả nhất 8
2.1.3.Cạnh tranh có chức năng phân phối và điều hòa thu nhập 8
2.1.4.Cạnh tranh là động lực thúc đẩy đổi mới 9
2.2.Đối với người tiêu dùng 9
2.3. Đối với quan hệ đối ngoại 10
II. Lý luận chung về năng lực cạnh tranh 10
1.Năng lực cạnh tranh của quốc gia 11
2.Năng lực cạnh tranh của ngành/ doanh nghiệp 11
3.Năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ 12
III.Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12
1.Khái niệm 12
2.Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12
2.1.Khả năng duy trì và nâng cao kết quả kinh doanh 13
2.2.Khả năng duy trì và mở rộng thị phần 14
2.3.Năng suất 15
3.Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 15
3.1.Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. 16
3.1.1. Tác động của môi trường quốc tê 16
3.1.1.1. Những ảnh hưởng của nền chính trị thế giới 16
3.1.1.2. Các quy định pháp luật của các quốc gia, luật pháp và các thông lệ quốc tế 16
3.1.1.3. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế quốc tế 17
3.1.1.4. Ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật-công nghệ 18
3.1.1.5. Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa-xã hội 18
3.1.2. Tác động của môi trường kinh tế quốc dân 19
3.1.2.1. Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế 19
3.1.2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố luật pháp và quản trị nhà nước về kinh tế 20
3.1.2.3. Tác động của nhân tố kỹ thuật-công nghệ 20
3.1.2.4. Ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa-xã hội 21
3.1.2.5. Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên 21
3.1.3. Tác động của môi trường cạnh tranh ngành 22
3.1.3.1. Khách hàng 22
3.1.3.2. Các đối thủ cạnh tranh trong ngành 23
3.1.3.3. Các đối thủ tiềm ẩn 24
3.1.3.4. Sức ép từ phía các nhà cung cấp 24
3.1.3.5. Sức ép của các sản phẩm thay thế 24
3.2.Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 25
3.2.1.Tình hình tài chính 25
3.2.2.Tình hình nhân lực 25
3.2.3.Hoạt động marketing 26
3.2.4.Chiến lược kinh doanh 27
3.2.5.Khả năng sản xuất, nghiên cứu và phát triển 27
3.2.6.Trình độ tổ chức và quản lý doanh nghiệp 28
III.Sự cần thiết nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân 28
1.Vai trò của doanh nghiệp tư nhân 28
2.Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp tư nhân khi Việt Nam trở thành thành viên WTO 30
2.1.Cơ hội 30
2.2.Thách thức 31
3.Kết luận 32
Chương II: Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. 34
I.Thực trạng phát triển của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam 34
1.Thực trạng doanh nghiệp tư nhân từ 1986-1999 34
2.Thực trạng doanh nghiệp tư nhân từ 2000 đến nay 36
II.Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam 37
1.Khả năng duy trì và nâng cao kết quả kinh doanh 37
2.Khả năng duy trì và mở rộng thị phần 39
2.1.Thị trường xuất khẩu 39
2.2.Thị trường trong nước. 41
3.Năng suất 42
4.Kết luận 44
III.Các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân 44
1.Năng lực tài chính. 45
2.Tình hình nhân lực 47
3.Chiến lược kinh doanh. 49
4.Hoạt động marketing 52
5.Khả năng sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm(R&D) 57
6.Năng lực quản lý và điều hành doanh nghiệp 58
IV.Kết luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân 60
Chương III.Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân 62
I. Cơ sở đề xuất giải pháp 62
1. Quan điểm phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước 62
2.Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân 63
II.Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân 63
1.Nâng cao năng lực tài chính 63
2.Nâng cao trình độ nguồn lao động 65
3.Nâng cao hiệu quả hoạt động lựa chọn chiến lược 67
4.Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing 68
4.1.Hoạt động nghiên cứu thị trường 68
4.2.Xây dựng thương hiệu 69
4.3.Hoàn thiện chiến lược phân phối và tổ chức mạng lưới bán hàng 71
4.4. Tăng cường công tác quảng cáo, xúc tiến bán hàng 73
4.5.Tăng cường áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh 74
5.Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm 75
6.Nâng cao công tác quản lý và điều hành doanh nghiệp 76
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ngoài có tiềm lực tài chính, quản lý và công nghệ vượt trội. Để cải thiện năng lực cạnh tranh, trước hết phải làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh hiện nay của doanh nghiệp tư nhân trong nước. Những phân tích chi tiết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam sẽ là nội dung chính trong phần sau của chuyên đề.
Chương II: Đánh giá năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam
I.Thực trạng phát triển của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam
Trước đây, cơ chế kinh tế của nước ta là cơ chế bao cấp với hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu công cộng. Do đó, mọi hoạt động của kinh tế tư nhân đều bị kìm hãm và không có cơ hội phát triển. Kinh tế tư nhân chỉ bắt đầu được thừa nhận và khuyến khích phát triển từ Đại hội lần thứ VI của Đảng (12-1986). Đại hội khẳng định đường lối đổi mới, chỉ rõ "nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ", chỉ rõ sáu thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh; kinh tế tập thể; kinh tế gia đình; kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước. Do vậy, từ thời điểm này, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam mới bắt đầu phát triển.
1.Giai đoạn 1986-1999
Đây là giai đoạn kinh tế tư nhân được Đảng và nhà nước thừa nhận là khu vực kinh tế tồn tại khách quan và cần thiết trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, được tạo điều kiện để phát triển. Điều này được thể hiện trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992 “Công dân Việt Nam có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” và thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng Cộng Sản Việt Nam tại các kỳ Đại hội. Xuất phát từ sự nhận thức trên, các cơ chế chính sách của Nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong giai đoạn này đã có sự chuyển biến rõ rệt và được thể chế hóa tại các đạo luật kinh tế quan trọng như: Luật doanh nghiệp tư nhân(1990), luật khuyến khích đầu tư trong nước(1994)(sửa đổi năm 1998). Các doanh nghiệp tư nhân đã có sự khôi phục và bắt đầu phát triển.
Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân tạo ra hành lang pháp lý đầu tiên hết sức quan trọng cho sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân. Nhờ vậy, khu vực này đã có bước phát triển khá mạnh. Về số lượng, nếu như năm 1991 chỉ có 414 doanh nghiệp tư nhân hoạt động, thì sau 1 năm (1992) tăng lên 5189 doanh nghiệp, năm 1995 là 15276, năm 1998 có 39180 và đến năm 1999 tổng số doanh nghiệp khu vực tư nhân lên đến 45601. Như vậy, trong 10 năm, số lượng doanh nghiệp tư nhân đã tăng hơn 100 lần.
Đồ thị 1: Số lượng doanh nghiệp tư nhân giai đoạn 1991-1999
Nguồn: Tổng cục thống kê
Cũng theo số liệu từ tổng cục thống kê, giá trị tài sản cố định trung bình của một doanh nghiệp tư nhân (một chủ) năm 1991 là 0,1 tỷ đồng, giai đoạn 1992-1996 giữ ổn định ở 0,2 tỷ đồng. Giá trị này của công ty trách nhiệm hữu hạn là 0,6 tỷ đồng năm 1991, 0,7 tỷ đồng năm 1992, bị giảm xuống 0,5 tỷ đồng trong năm 1996. Số lượng lao động trong doanh nghiệp tư nhân bình quân là 8 người năm 1991, tăng lên 9 người năm 1996, 17 người năm 1997 và 19 người năm 1998. Tốc độ tăng trưởng và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đạt bình quân khoảng 37% thời kỳ 1994-1997.
Như vậy, giai đoạn 1986 đến trước 2000, doanh nghiệp tư nhân có sự hồi phục và bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển này vẫn còn gặp nhiều cản trở và không ổn định bởi hành lang pháp lý trong nước chưa thực sự hoàn thiện. Việc đưa vào thực thi Luật Doanh nghiệp đầu năm 2000 là đòn bẩy thực sự cho sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân.
2.Giai đoạn từ 2000 đến nay
Cùng với các chính sách đổi mới, Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ đầu 2000 là khâu đột phá trong cải cách kinh tế và hành chính, tạo môi trường và điều kiện kinh doanh thuận lợi cho khu vực tư nhân phát triển. Nhờ đó, các doanh nghiệp tư nhân có bước phát triển vượt bậc về số lượng. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2004, cả nước có 84003 doanh nghiệp tư nhân. Đến năm 2005, con số này đã lên đến 105167 doanh nghiệp, và năm 2006 là 123392 doanh nghiệp, chiếm 94% tổng số lượng các loại hình doanh nghiệp cả nước.
Tuy nhiên sự phát triển về số lượng của các doanh nghiệp tư nhân không đi kèm với chất lượng. Doanh nghiệp tư nhân hoạt động không bền vững, quy mô nhỏ bé, làm ăn chộp giật, kinh doanh thua lỗ, khả năng tiếp cận thông tin kém…và đang bị các doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh gay gắt và lấn lướt trên thị trường. Thực trạng phát triển này xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là do không có đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân trong giai đoạn hiện nay sẽ được đánh giá rõ ở phần tiếp theo của chuyên đề.
II.Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy, nếu chúng ta chỉ đánh giá các tiêu chí một cách riêng biệt thì chưa thể thấy rõ được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hiện nay đang ở mức độ nào. Sẽ là vô nghĩa nếu những phân tích được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh. Do đó, trong quá trình đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam qua một số tiêu chí, đề tài sẽ cố gắng đưa ra vài phép so sánh với năng lực của các loại hình doanh nghiệp khác để có cái nhìn toàn diện về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.
1.Khả năng duy trì và nâng cao kết quả kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh là yếu tố quan trọng nhất khi xét đến năng lực của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam cho thấy phần nào năng lực cạnh tranh thấp kém của doanh nghiệp tư nhân trong nước.
Bảng 1: Số DNTN hoạt động kinh doanh bị lỗ qua các năm
Năm
Số DNTN
Tổng mức lỗ
Lỗ bình quân
1 doanh nghiệp
Tỷ lệ số DN kinh doanh lỗ
kinh doanh lỗ
(tỷ đồng)
(Triệu đồng)
(%)
2004
20497
4703
229
24.4
2005
28457
5261
185
27.6
2006
36833
5441
148
29.85
Nguồn: Tổng cục thống kê
Căn cứ vào số liệu bảng trên, thấy rằng có đến 36833 doanh nghiệp tư nhân làm ăn thua lỗ trong năm 2006 với mức lỗ bình quân 148 triệu đồng/1 doanh nghiệp, chiếm 29,85% tổng số doanh nghiệp tư nhân hoạt động. Mặc dù số lỗ bình quân một doanh nghiệp tư nhân có xu hướng giảm trong vào năm gần đây nhưng sự gia tăng của tỷ lệ số doanh nghiệp lỗ đã khiến cho tổng mức lỗ tăng lên đáng kể, đến năm 2006 là 5441 tỷ đồng. Tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân kinh doanh thua lỗ đã cho chúng ta hình dung về hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh kém của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.
Chúng ta sẽ thấy rõ ràng năng lực cạnh tranh thấp kém của các doanh nghiệp tư nhân trong nước khi làm một phép so sánh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp tư nhân. So với các doanh nghiệp nước ngoài, hiệu quả sản xuất kinh doan...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status