Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc và thù lao lao động của doanh nghiệp tư nhân Cơ Khí Đúc Phương Thành - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc và thù lao lao động của doanh nghiệp tư nhân Cơ Khí Đúc Phương Thành



Mục lục
 
Lời mở đầu 1
Chương I. Giới thiệu chung về DNTN Cơ Khí Đúc Phương Thành 2
I. Khái quát về DNTN cơ khí đúc Phương Thành . 2
1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp . 2
1.1 Thông tin chung 2
1.2 Các giai đoạn phát triển 2
2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp . 4
II. Đặc điểm chủ yếu của DNTN cơ khí đúc Phương Thành trong hoạt động sản xuất kinh doanh . 4
1. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp . 4
1.1 Sơ đồ . 4
1.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban . 6
2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp . 7
2.1 Sản phẩm kinh doanh . 7
2.2 Đặc điểm về khách hàng và thị trường . 7
2.3 Đặc điểm lao động của DN . 9
2.4 Cơ sở vật chất và nguồn vốn kinh doanh 11
2.5 Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm của DN 14
III. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2003 – 2008 16
Chương II: Thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc và thù lao lao động của DNTN Cơ khí đúc Phương Thành 21
I. Thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc và thù lao lao động của DNTN cơ khí đúc Phương Thành 21
1. Công tác đánh giá thực hiện công việc và tiền lương của DNTN Cơ Khí Đúc Phương Thành 21
1.1 Công tác quản lý quỹ lương tại DN . 21
1.2 Công tác đánh giá thực hiện công việc và hình thức trả lương đang áp dụng của DNTN cơ khí đúc Phương Thành 23
1.2.1 Đối với công nhân sản xuất, lao động phục vụ và sửa chữa máy 23
1.2.2. Đối với cán bộ quản lý và nhân viên phòng ban 30
2. Công tác thưởng tại doanh nghiệp 36
3. Phúc lợi . 31
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác đánh giá thực hiện công việc và thù lao lao động của DNTN Cơ Khí Đúc Phương Thành . 40
1. Các nhân tố bên ngoài 40
1.1 Thị trường lao động 40
1.2 Tình trạng nền kinh tế . 41
1.3 Các quy định của Luật pháp 42
1.4 Nhân tố văn hóa 43
2. Các nhân tố bên trong 43
2.1 Quy mô, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp 43
2.2 Đặc điểm quy trình sản xuất của doanh nghiệp 43
2.3 Ý đồ của lãnh đạo 44
2.4 Mong muốn của người lao động . 45
2.5 Nội dung đánh giá thực hiện công việc 45
III. Đánh giá chung về công tác đánh giá thực hiện công việc và thù lao lao động của DNTN cơ khí đúc Phương Thành . 47
1. Những kết quả đạt được 47
2. Một số hạn chế 49
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc và thù lao lao động của DNTN Cơ khí đúc Phương Thành . 52
I. Định hướng phát triển của DN 52
1. Định hướng chung . 52
2. Một số mục tiêu của doanh nghiệp 52
3. Định hướng về công tác thù lao và đánh giá thực hiện công việc của người lao động tại DN 53
II. Một số giải pháp hoàn thiện công tác thù lao lao động và đánh giá thực hiện công việc tại DN 54
1. Đối với thù lao lao động của doanh nghiệp 54
1.1. Giải pháp thứ nhất: hoàn thiện điều kiện để trả lương sản phẩm 54
1.2. Giải pháp thứ hai: hoàn thiện cách tính lương sản phẩm 55
1.3. Giải pháp thứ ba: hoàn thiện công tác: bố trí lao động; tổ chức và phục vụ nơi làm việc; kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm .56
1.4 Giải pháp thứ tư: hoàn thiện công tác phúc lợi 57
2. Đối với công tác đánh giá thực hiện công việc của doanh nghiệp 59
2.1. Giải pháp thứ nhất: Nâng cao chất lượng công tác phân tích công việc 59
2.2. Giải pháp thứ hai: Phối hợp đồng bộ từ lãnh đạo công ty đến phòng ban 61
Kết Luận . 63
Danh mục tài liệu tham khảo . . 65
Phụ lục . .66
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ả lương mà doanh nghiệp đang áp dụng đối với công nhân sản xuất, lao động phục vụ và sửa chữa máy sẽ tạo cơ sở cho việc thực hiện công việc đánh giá thực hiện công việc được thuận lợi. Đông thời kết quả của công tác ĐGTHCV sẽ có tác động quan trọng tới việc doanh nghiệp trả thù lao lao động. Thực tế, công tác ĐGTHCV của doanh nghiệp bao gồm những phần sau: Tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc, phương pháp đánh giá, người đánh giá, chu kỳ đánh giá và thông tin phản hồi.
Tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc
Tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc của lao động sản xuất trực tiếp là rất quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp trả thù lao lao động xứng đáng với những đóng góp của họ, vì thê nó được doanh nghiệp quy định cụ thể, với các tiêu chí đánh giá sau: trình độ chuyên môn tay nghề, ý thức chấp hành kỷ luật, thời gian lao động, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, an toàn lao động.
Bảng 13. Tiêu chí đánh giá chất lượng lao động của doanh nghiệp
Xếp loại lao động
Tiêu chí đánh giá
Kết quả
Lao động loại A
Có trình độ chuyên môn tay nghề cao, làm việc với năng suất cao vuợt định mức.
Chấp hành sự phân công của người phụ trách
Ngày công và giờ công làm việc vượt quy định
Hưởng hệ số lương cao nhất
Lao động loại B
Đảm bảo ngày công, giờ công theo quy định
Chấp hành sự phân công của người phụ trách
Đạt định mức lao động cá nhân, sản phẩm đạt yêu cầu
Đảm bảo an toàn lao động
Hưởng hệ số lương trung bình
Lao động loại C
Không đảm bảo giờ công, ngày công quy định
Chưa chấp hành nghiêm túc sự phân công của người phụ trách
Chưa đạt định mức lao động cá nhân
Sản phẩm không đạt yêu cầu
Chưa chấp hành các quy định về an toàn lao động
Hưởng hệ số lương thấp
(Nguồn: phòng kế toán tài chính )
Qua bảng 14 ta có thể thấy các tiêu chí đánh giá khá cụ thể, tuy nhiên khi người lao động đạt được các tiêu chí đó thì họ cũng không rõ cụ thể kết quả mình sẽ nhận được là gì, như nếu họ là lao động loại A thì họ sẽ được hưởng hệ số lương là bao nhiêu, trong khi đó trong bảng chỉ nêu là hệ số lương cao hay thấp mà thôi. Vì vậy doanh nghiệp cần cụ thể mức lương thưởng hơn nữa, kết hợp với cách thức trả công cho người lao động ở phần trên để đưa ra những mức thưởng hợp lý, có khả năng kích thích người lao động phấn đấu hơn nữa.
Phương pháp đánh giá
Tại doanh nghiệp, thì không áp dụng một phương pháp đánh giá cụ thể nào. Chủ yếu là dựa vào bảng chấm công, kết quả bình chọn lao động hàng tháng.
Nội dung bình chọn công nhân chủ yếu dựa vào nội quy, quy chế của doanh nghiệp:
Đi muộn, về sớm, bỏ vị trí công việc quá 15 phút.
Nghỉ giữa ca quá 30 phút, ra ngoài doanh nghiệp trong thời gian nghỉ giữa ca. Hút thuốc lá và uống rượu bia trong giờ làm việc.
Làm ẩu, không theo quy trình làm tổn hại đến doanh nghiệp.
Tự ý đưa người ra ngoài doanh nghiệp
Nghỉ việc riêng không hay tự nghỉ mà không xin phép.
Tùy tiện cung cấp những số liệu thuộc bí mật sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dưới bất kỳ hình thức nào.
Trộm cắp tài sản doanh nghiệp
Mang vật tư ra ngoài
Hình thức xử phạt vi phạm quy chế lao động:
Tùy theo mức độ cua từng vi phạm mà doanh nghiệp có cáh xử phạt khác nhau:
Trừ từ một đến hai ngày lương của người lao động, áp dụng với các mục 1,2,3,4,5.
Sa thải người lao động vi phạm vào mục 6.
Trừ một tháng lương, áp dụng với mục 7,8.
Như vậy, phuơng pháp đánh giá lao động sản xuất trực tiếp mà doanh nghiệp đang áp dụng là chưa khoa học, chưa phù hợp với mục đích đánh giá. Phương pháp đánh giá mới dựa trên chủ yếu là các hành vi vi phạm quy chế của công ty, mà không có quy định cho những người thực hiên tốt công việc. Chưa nêu rõ tiêu chí thưởng và mức thưởng, hình thức thưởng. Trên thực tế, khi áp dụng phương pháp này, trong nội quy có quy định cụ thể, nhưng khi thực hiện lại không áp dụng được hết vào quá trình sản xuất, do người thi hành thực hiện chưa triệt để. Qua đây thì doanh nghiệp cũng cần xem xét lại phương pháp đánh giá của mình, hay áp dụng một phương pháp mới phù hợp với mục tiêu đánh giá của mình.
Người đánh giá
Việc đánh giá lao động sản xuất trực tiếp thường do tổ trưởng sản xuất đánh giá, sau đó được chuyển trực tiếp lên giám đốc để xem xét. Như vậy, lựa chọn người đánh giá của doanh nghiệp là hoàn toàn phù hợp, vì tổ trưởng sản xuất là người trực tiếp quản lý lao động, họ biết được năng lực của ngưòi lao động như thế nào, đồng thời tạo liên kết chặt chẽ thông tin phản hồi giữa người lao động trong bộ phận đựơc nhanh và chính xác hơn. Tuy nhiên, do người đánh giá làm công tác kiêm nhiệm và không được đào tạo cơ bản. Họ thực hiện công tác ĐGTHCV theo chủ quan của họ nên có thể dẫn đến một số lỗi như lỗi thiên vị, lỗi xu hướng trung bình, lỗi thành kiến, … Các lỗi này đều làm ảnh hưởng xấu đến kết quả đánh giá thực hiện công việc của người lao động, dẫn đến những quyết định không đúng về thù lao trả cho người lao động, làm tổn hại uy tín và mất lòng tin của người lao động nơi doanh nghiệp.
Chu kỳ đánh giá
Doanh nghiệp quy định chu kì đánh giá người lao động sản xuất trực tiếp mỗi tháng một lần và kết hợp với cách tính lương cho người lao động trong doanh nghiệp để tính lương cho người lao động một cách chính xác, thưởng phạt rõ rang.
Thông tin phản hồi
Thông tin phản hồi (phỏng vấn đánh giá) là một khâu rất quan trọng trong ĐGTHCV của người lao động. Vì đây là cuộc nói chuyện chính thức giữa người lãnh đạo trực tiếp và người lao động nhằm xem xét lại toàn bộ quá trình thực hiện công việc của họ; cung cấp các thông tin về tình hình thực hiện công việc đã qua trong mối quan hệ với các quyết định nhân sự; các tiềm năng trong tương lai của họ, và các biện pháp để hoàn thiện sự thực hiện công việc của họ.
Nhưng thực tế tại doanh nghiệp thì công tác thông tin phản hồi còn rất yếu, thông tin thu được không nhiều, công nhân sản xuất vẫn còn e ngại khi tiếp xúc với người lãnh đạo, không mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình. Về các buổi tiếp xúc với người lao động để phỏng vấn trực tiếp là gần như không có, vì công việc này đòi hỏi nhiều thời gian của công nhân, dẫn đến việc thông tin phản hồi không kịp thời; chỉ khi công nhân gặp tổ trưởng sản xuất để trao đổi thì mới nắm bắt được, còn không chỉ dựa trên đánh giá chủ quan của người tổ trưởng sản xuất là chính. Dẫn đến kết quả đánh giá cuối cùng dẽ bị sai lệch so với tình hình thực tế, vì vậy doanh nghiệp cần có biện pháp để hoàn thiện công tác ĐGTHCV đối với người lao động sản xuất trực tiếp.
1.2.2. Đối với cán bộ quản lý và nhân viên phòng ban
Tiền lương trả cho khối văn phòng là tiền lương thoả thuận, và giám đốc doanh nghiệp đưa ra mức lương khoán cho từng nhân viên phù hợp với chức vụ và công việc mà họ đảm nhận, khi doanh nghiệp tuyển dụng họ. Vì vậy đối với mỗi chức vụ và cấp bậc côn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status