Sáng tác trang phục dạo phố xuân hè cho nữ thanh niên dựa trên nghiên cứu trang phục truyền thống Hanbok _Hàn Quốc - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Sáng tác trang phục dạo phố xuân hè cho nữ thanh niên dựa trên nghiên cứu trang phục truyền thống Hanbok _Hàn Quốc



MỤC LỤC
 
Phần mở đầu . 2
I. Lý do chọn đề tài: . 2
I.1 Lý do cần thiết . 2
I.2 Khả năng ứng dụng thực tế của đề tài . 3
I.3 Dự kiến kết quả của đề tài . 4
I.4 Nội dung nghiên cứu khác đã liên quan đến đề tài 4
I.5 Những vấn đề cụ thể của đề tài cần góp ý . 5
II. Mục đích, nhiệm vụ của đề tại: . 5
II.1 Mục đích của đề tài . 5
II.2 Nhiệm vụ của đề tài . 6
 
Phần nội dung . 7
III. Y tưởng và giải pháp: . 7
 III.1 Nghiên cứu ý tưởng sáng tác . 7
- Khái quát về lịch sử trang phục truyền thống Hàn Quốc. 7
-Nghiên cứu xu hướng mốt 16
 III.2 Các giải pháp thiết kế . 17
- Hình kết cấu và biểu tượng của bộ sưu tập . 17
- Phác thảo mẫu . 18
IV. Giải pháp lựa chọn: 18
 IV.1 Mẫu số 1 19
 IV.2 Mẫu số 2 20
 IV.3 Mẫu số 3 20
Kết luận. 21
Tài liệu tham khảo 22
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng phục truyền thống Hanbok_Hàn Quốc cũng không phải là chủ đề mới với các nhà thiết kế trong và ngoài nước nhưng mỗi người, mỗi nhà thiết kế nhìn nó với một cảm nhận khác nhau để tìm được cho mình một góc độ riêng thể hiện:
-Sinh viên: Nguyễn Thị Lê Na (CD02112, khoá học 2002-2006) với đồ án tốt nghiệp gồm 12 mẫu sử dụng tông màu: tím ánh đỏ, xanh pháp, vàng...thể hiện một phong cách trẻ trung, năng động nhưng duyên dáng.
-Sinh viên: Tạ Thuý Quỳnh (CD04022, khoá học 2004-2008) với đồ án tốt nghiệp gồm 10 mẫu sử dụng tông màu: vàng, đỏ, đen và xanh lá cây thể hiện một phong cách trang nhã, thanh lịch, nhưng trẻ trung.
I.5 Những vấn đề cụ thể của đề tài cần góp ý
Nghiên cứu, tìm tòi, kế thừa và học hỏi cùng với cảm hứng riêng em đã tìm cho mình một hướng đi mới. Bộ sưu tập của em có tông màu chủ đạo là màu: hồng nhạt, vàng, cam nhạt, xanh với mong muốn xây dựng hình ảnh người phụ nữ duyên dáng, trẻ trung, nhưng cá tính_cách nhìn vẻ đẹp mới cho giới trẻ mà vẫn mang vẻ đẹp cổ truyền phương Đồng.Với cùng một đề tài này, đồ án tốt nghiệp của các sình viên khoá trước nói chung và bản thân em nói riêng đều chưa lột tả được hết tất cả các vẻ đẹp vốn có của Hanbok_Hàn Quốc. Do điều kiện khách quan và chủ quan như kinh nghiệm còn ít và khả năng thực tế chưa cao, điều kiện kinh tế...em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của thầy cô giáo cho đồ án tốt nghiệp của mình.
II. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài:
II.1 Mục đích của đề tài
Nghiên cứu trang phục truyền thống Hanbok_Hàn Quốc trong sáng tác trang phục dạo phố mùa xuân hè với những tiêu chí quan trọng như kiểu dáng và chất liệu với mục đích là có thể tạo ra những sản phẩm phù hợp với khí hậu, tư duy thẩm mỹ của người Việt Nam nói chung và nữ thanh niên nói riêng.
Là một nhà thiết kế trong tương lai, sáng tạo nghệ thuật là công việc đòi hỏi người thiết kế luôn không ngừng phải tìm kiếm cái mới, tìm cho mình một cảm hứng riêng , một con đường đi riêng để phát triển.Mong muốn được cống hiến mang lại cái đẹp cho cuộc sống, cho mọi người.
Với suy nghĩ đó, qua việc tìm hiểu về Hàn Quốc nói chung, trang phục nói riêng. Cùng với dòng cảm xúc ấn tượng về một đất nước Hàn Quốc có bề dày truyền thống. Em mong muốn xây dựng nên hình ảnh người phụ nữ Việt: duyên dáng, trẻ trung, cá tính mang hơi thở cảm xúc xứ Hàn Quốc mà vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc mình. Rút gần những khảng cách về không gian địa lý, khoảng cách màu da sắc tộc, mang con người và những nền văn hóa xích lại gần nhau.
Bộ sưu tập thích hợp cho nhiều điều kiện sinh hoạt, những cuộc đi chơi, giao lưu gặp gỡ.v..v...Phục vụ đối tượng trẻ có độ tuổi từ 20-30, dễ tiếp thu tư tưởng mới, xu hướng mới, có thu nhập và đầu tư trang phục, sống trong môi trường văn hóa và yêu cái đẹp.
II.2 Nhiệm vụ của đề tài:
Để làm sáng tỏ mục đích của mình, nhiệm vụ đặt ra để nghiên cứu rất quan trọng đó là phần trọng tâm của đồ án phải làm. Vì vậy em đặt ra những nhiệm vụ phải làm trong đồ án tốt nghiệp của mình như sau:
- Nghiên cứu đặc điểm chung nhất, nét độc đáo trong kết cấu, cách mặc, cách trang trí và cách sử dụng các hoa văn của Hanbok. Từ đó rút ra những đặc trưng tiêu biểu, phù hợp để làm nền tảng cho sáng tác trang phục dạo phố hài hoà văn hoá truyền thống Hàn Quốc với văn hoá Việt Nam.
- Nghiên cứu về xu hướng phát triển của thời trang dạo phố trên thế giới, những đặc thù trong sáng tác trang phục dạo phố và xu hướng sử dụng trang phục truyền thống trong thiết kế hiện đại để học hỏi và áp dụng trong các thiết kế của đề tài để phù hợp với thị trường Việt Nam.
- Nghiên cứu kỹ chất liệu, màu sắc, kết hợp với phụ kiện, phụ liệu đi kèm để sử dụng cho phù hợp với khí hậu, nhiệt độ, điều kiện sử dụng nhưng vẫn không là mất đi vẻ đẹp vốn có của trang phục truyền thống Hanbok, đáp ứng được tính thẩm mỹ và tính ứng dụng nhưng vẫn năng động, trẻ trung trong trang phục dạo phố.
PHầN NộI DUNG
III. ý tưởng và giải pháp:
III.1 Nghiên cưú ý tưởng sáng tác
- Khái quát về lịch sử trang phục truyền thống Hanbok_Hàn Quốc
Để có và hiểu được ý tưởng giải quyết nội dung nhiệm vụ trên của đề tài cần hiểu lịch sử và khái quát về trang phục truyền thống Hanbok_Hàn Quốc.
Hanbok viết tắt của cụm từ Han_gukboksik mang ý nghĩa là "Y phục truyền thống của Hàn Quốc" bắt đầu từ triều đại Choson theo khuynh hướng Nho giáo (1392-1910) trải qua nhiều triều đại nó được biến cải nhưng kiểu dáng hầu như không thay đổi, ngoại trừ chiều dài của Jeogori (áo khoác) và Chima (váy xoè) (Hình2,3,4).
Trang phục Hanbok có đặc điểm là đường may đơn giản, không có túi. Bộ Hanbok cho phụ nữ gồm có một váy quấn và một áo vét kiểu bô-le-rô, thường được gọi là "Chima" và "Chogori". “Chima” trong tiếng Hàn có nghĩa là “váy” còn “Chogori” có nghĩa là “áo vét”. Bộ Hanbok của nam giới thì gồm một áo vét ngắn và một chiếc quần, và được gọi là “Paji”. Thông thường, Hanbok nam rộng rãi và có viền ở gấu (Hình5). Cả hai bộ y phục này đều có thể được mặc với một chiếc áo choàng dài có đường nét tương tự (gọi là Turumagi) trùm ra bên ngoài.
Bộ Hanbok truyền thống ngày nay vẫn mặc vốn là mẫu có từ triều đại Choson theo khuyng hướng Nho giáo (1392 - 1910). Yangban - tầng lớp quý tộc cha truyền con nối, nổi tiếng là uyên bác và có chức vị cao chứ không phải là giàu sang - đã mặc Hanbok làm bằng vải lụa trơn màu sáng hay in hoa, vào lúc thời tiết mát mẻ và mặc những loại vải thô, vải cao cấp, các chất liệu nhẹ vào mùa nóng. Ngược lại, những ngời dân thường lại bị luật pháp cũng như tài chính bó buộc nên chỉ dùng các loại vải bông hay sợi gai tẩy trắng và vì thế, chỉ có thể mặc màu trắng, đôi khi màu hồng, màu xanh nhạt, màu xám và màu chì. Phụ nữ trẻ trước khi cưới mặc váy màu đỏ (Chima) và áo vét màu vàng (Chogori). Sau khi cưới và sau khi nghỉ tuần trăng mật về thì mặc Chima đỏ và Chogori xanh lá cây để cúi chào trình diện cha mẹ chồng và để tỏ lòng tôn kính của mình. Tuy nhiên, ngày nay phụ nữ thường mặc bộ Hanbok màu hồng tại các lễ cầu hôn, mặc váy cới kiểu phương Tây và váy đỏ truyền thống cộng với áo vét xanh.
Trong những dịp khác người ta mặc Hanbok đủ các màu với các chất liệu. Phụ nữ thời Yangban thường mặc chiếc váy quấn rộng 12 p'' ok (khổ rộng của vải) gấp vạt áo sang bên trái. Người dân thường thì chỉ được mặc Chima với khổ rộng hơn 10 hay 11 p'' ok và phải gấp vạt áo sang bên phải. Phía trong Hanbok, phụ nữ thường mặc một cái quần buộc túm dài, áo lót một mảnh cao trên eo, váy một mảnh, và một áo giống như áo vét nhỏ hơn Chogori một chút. Hầu hết mọi người ngày nay cũng vẫn mặc như vậy. Độ rộng của Chima cho phép người ta mặc được nhiều quần áo bên trong, tiện lợi cho mùa đông và cả cho thời gian mang thai. Ngày nay người ta thường mặc những cái váy có độ rộng bằng hai lần rưỡi khổ vải; tuy nhiên, vải ngày nay thường có độ rộng gấp ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status