Giải pháp thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại văn phòng công ty Giao nhận kho vận ngoại thương ở Hà Nội - pdf 22

Download miễn phí Luận văn Giải pháp thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại văn phòng công ty Giao nhận kho vận ngoại thương ở Hà Nội



MỤC LỤC
 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ DNNN 3
1.1. Doanh nghiệp Nhà nước: 3
1.1.1. Khái niệm DNNN: 3
1.1.2. Vai trò của DNNN trong nền kinh tế: 3
1.1.3. Vai trò chủ đạo của DNNN đi về đâu? 5
1.2. CPH DNNN: 8
1.2.1. Khái niệm CPH DNNN: 8
1.2.2. Bản chất của CPH DNNN: 9
1.2.3. Tác động của CPH DNNN: 13
1.3. Các hình thức và quy trình CPH DNNN: 16
1.3.1. Các hình thức CPH DNNN: 16
1.3.2. Quy trình tiến hành CPH: 16
1.4. Quá trình CPH DNNN ở Việt Nam: 25
1.4.1. Những kết quả chủ yếu đạt được từ CPH DNNN: 25
1.4.2. Những tồn tại, hạn chế của quá trình CPH DNNN: 30
1.5. Nhân tố ảnh hưởng tới tiến trình CPH DNNN: 34
1.5.1. Nhân tố chủ quan: 34
1.5.2. Nhân tố khách quan: 37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ DNNN TẠI CÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG VIETRANS 39
2.1. Giới thiệu chung về công ty Giao nhận kho vận ngoại thương VIETRANS 39
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty VIETRANS: 39
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nguồn lực của công ty VIETRANS : 44
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty: 48
2.1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh: 50
2.1.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2006 đến 2008 52
2.2. Thực trạng quá trình CPH DNNN tại công ty VIETRANS: 59
2.2.1. Quy trình CPH DNNN tại công ty VIETRANS: 59
2.2.2. Đánh giá chung về quả trình CPH DNNN tại công ty VIETRANS: 65
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THỨC ĐẨY QUÁ TRÍNH CPH DNNN TẠI VĂN PHÒNG CÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG VIETRANS Ở HÀ NỘI 70
3.1. Định hướng, kế hoạch sắp xếp, đổi mới DNNN của Chính phủ và Bộ công thương: 70
3.1.1. Định hướng, kế hoạch sắp xếp, đổi mới DNNN của Chính phủ: 70
3.1.2. Kế hoạch đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc Bộ thương mại. 74
3.2. Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa DNNN tại văn phòng công ty Giao nhận kho vận ngoại thương ở Hà nội: 78
3.2.1. Quán triệt tư tưởng, chủ trương cổ phần hóa cho cả ban lãnh đạo lẫn cán bộ công nhân viên trong văn phòng công ty: 78
3.2.2. Hoàn thiện việc xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa và giải quyết những tồn đọng về mặt tài chính: 79
3.2.3. Tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho tổ chức và hoạt động của công ty sau cổ phần hóa: 81
3.3. Một số kiến nghị: 82
3.3.1. Đối với Bộ công thương: 82
3.3.2. Đối với Chính phủ: 83
3.3.3. Đối với các cơ quan chức năng có liên quan khác: 88
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

u sửa đổi bổ sung song vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là trong việc xác định giá trị tài sản vô hình như lợi thế kinh doanh, giá trị thương hiệu, giá trị quyền sử dụng đất; phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp chủ yếu là phương pháp tài sản chứ không phải là phương pháp dòng tiền chiết khấu nên thiếu chính xác.
Thứ ba, vai trò của các nhà đầu tư chiến lược. Các DNNN thực hiện cổ phần hóa gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược, đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ lại càng khó. Một mặt do thiếu chính sách khuyến khích từ phía cơ quan quản lý, một mặt các doanh nghiệp cổ phần hóa không đủ điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.
Thứ tư, các chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ cho việc giải quyết các vấn đề liên quan đến cổ phần hóa như việc giải quyết lao động đôi dư, chi phí cho đào tạo lại lao động, chi phí cổ phần hóa, chính sách sau cổ phần hóa … Sự quan tâm đúng mức và phù hợp của các chính sách này sẽ tạo động lực cho quá trình cổ phần hóa diễn ra trôi chảy và nhanh chóng.
Thứ năm, sự phát triển của thị thường tài chính đặc biệt là TTCK. TTCK là thị trường đầu ra của quá trình cổ phần hóa do đó một TTCK phát triển ổn định và lành mạnh là điều kiện để các DNNN cổ phần hóa thu hút vốn từ bên ngoài cho đầu tư phát triển. Ngược lại nếu TTCK giảm sút, không ổn định sẽ gây tâm lý e ngại từ cả phía nhà phát hành và nhà đầu tư do đó tiến trình cổ phần hóa cũng bị chậm lại. Thực tế TTCK Việt Nam thời gian qua đã chứng minh tác động của nó tới tiền trình cổ phần hóa DNNN.
Cuối cùng là sự phát triển và trình độ của các công ty kiểm toán, công ty tư vấn cổ phần hóa. Những tổ chức kiểm toán và tư vấn có trình độ cao và có kinh nghiệm sẽ thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp cũng như các khâu trong quy trính cổ phần hóa một cách chính xác,nhanh chóng và chuyên nghiệp tạo niềm tin cho cả Nhà nước, doanh nghiệp và nhà đầu tư. Điều này tất nhiên sẽ thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ DNNN TẠI CÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG VIETRANS
2.1. Giới thiệu chung về công ty Giao nhận kho vận ngoại thương VIETRANS
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty VIETRANS:
Công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ công thương, hoạt động theo chế độ kinh tế tự chủ tài chính. Tiền thân của Công ty là Cục kho vận kiêm Tổng Công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương- đây là tổ chức giao nhận đầu tiên ở Việt Nam được thành lập theo quyết định số 554/BNT ngày 13/08/1970 của Bộ Thương mại.
Hiện nay tên chính thức của Công ty là “Công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương”, tên tiếng Anh là Viet Nam Foreign Trade Forwarding And Warehousing Corporation. Tên giao dịch đối ngoại viết tắt là VIETRANS được thành lập theo quyết định số 337/TM/TCCB ngày 31/03/1993 của Bộ Thương Mại.
Ngành nghề kinh doanh chính của Vietrans :
* Kinh doanh XNK (Theo ngành nghề đăng ký kinh doanh).
* Kinh doanh kho và kho ngoại quan.
* Đại lý tàu biển và đại lý hàng hoá hàng không tại các cảng biển và sân bay quốc tế của Việt Nam.
* Cung cấp dịch vụ Logistic, giao nhận, vận chuyển đa cách đối với hàng hoá XNK; Hàng công trình; Hàng quá cảnh, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất; Hàng triển lãm; Hàng ngoại giao, hành lý cá nhân; Hàng nguyên container và hàng thu gom chia lẻ.
* Các loại dịch vụ kinh doanh khác như: Dịch vụ thủ tục hải quan; Dịch vụ chuyển phát nhanh; Dịch vụ xây dựng, dịch vụ cho thuê văn phòng
Công ty đặt trụ sở chính tại Hà Nội, có các chi nhánh thay mặt tại một sồ đầu mối giao thông vận tải quan trọng trong và ngoài nước.
· Địa chỉ giao dịch: 13 Lý Nam Đế - Hà Nội
· Điện thoại : 04.38457801 – 04.3844913
· Telex : 411505VTRSVT
· Fax : 844255829
· Tài khoản tiền Việt Nam: 300.310.000.014
· Tài khoản ngoại tệ: 220.130.370.014
Lịch sử hình thành và phát triển của VIETRANS gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của ngành ngoại thương qua các giai đoạn và đã trở thành mạng lưới trên toàn quốc.
* Từ năm 1978-1987:
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nhiệm vụ giao nhận của VIETRANS lúc này vừa là đảm bảo cho sản xuất vừa đảm bảo cung ứng cho tiền tuyến. Các cán bộ ngày đêm bám cảng và sân ga để kịp thời giao nhận hàng hoá đặc biệt là hàng viện trợ.
Ngày 24/4/1976 Bộ Ngoại Thương quyết định đổi tên Cục kho vận kiêm tổng công ty giao nhận ngoại thương thành tổng công ty giao nhận kho vận ngoại thương có trụ sở đóng tại Hà Nội và các đơn vị trực thuộc, đó là các công ty giao nhận kho vận ngoại thương đòng tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh, ban giao nhận Bến Thuỷ, các tạm giao nhận liên vận quốc tế. Thời kỳ này VIETRANS là đơn vị duy nhất hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, được Nhà Nước đầu tư vốn xây dựng hệ thồng kho bãi rộng khắp hầu hết các cảng và sân ga. Thế độc quyền trong thời ký bao cấp làm cho thương hiệu VIETRANS trở thành địa chỉ tin cậy cho các đối tác trong và ngoài nước, đây cũng là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của VIETRANS.
* Từ năm 1988 – 2000:
Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, xoá bỏ cơ chế bao cấp các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được phép tham gia vào thị trường làm cho sự cạnh tranh trên thị trường trở nên khốc liệt đặc biệt trong lĩnh vực giao nhận - một lĩnh vực được coi là khá hấp dẫn và dễ dành triển khai cung cấp dịch vụ. VIETRANS mất thế độc quyền, số lượng khách hàng và hàng hoá giảm mạnh, các chủ hàng trước đây phải uỷ thác qua VIETRANS thì giờ họ được phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Khối lượng hàng hoá uỷ thác giao nhận năm 1989 giảm đột ngột chỉ còn non một phần tư khối lượng năm 1988, trong khi đó số lượng cán bộ, công nhân viên không hề giảm, sức ép việc làm đè nặng lên vai lãnh đạo Tổng công ty. Tuy nhiên, do tác động tích cực của công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế VIETRANS đã kịp thời nắm bắt nhu cầu dịch vụ của thị trường, ngay lập tức mở rộng phạm vi hoạt động và chuyển nhanh từ giao nhận vận tải nội đại sang giao nhận vận tải quốc tế, phát triển dịch vụ vận tải liên hợp, đòng gói và giao nhận vận chuyển hàng hoá ngoại giao, giao nhận vận chuyển hàng triền lãm, hình thành quan hệ hợp tác với một số đại lý giao nhận nước ngoài, tạo điều kiện mở mang quan hệ hợp tác quốc tế. VIETRANS không chỉ là công ty đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ “tử cửa đến cửa” (door to door) trên phạm vi quốc tế mà còn là hội viên chính thức chính thức của FIATA (Hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế) vào năm 1989, phát hành FBL (vận đơn vận tải đa cách của FIATA) và là một trong những công ty đầu tiên khai thác dịch vụ ngoại quan. Ngoài ra VIETRANS đã được công nhận là đại lý hàng không đáp ứng đủ tiêu chuẩn của hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) và còn là thành viên của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), VIETRANS là sáng lập viên của Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam(VIFFAS) đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status