Phân tích thị trường của Công ty Viễn thông Viettel - pdf 22

Download miễn phí Đề tài Phân tích thị trường của Công ty Viễn thông Viettel



Sau một năm hoạt động (15/10/2004-15/10/2005), Viettel Mobile đã có được 1,4 triệu khách hàng - con số mà mạng khác chỉ có được sau nhiều năm hoạt động. Mặc dù có cả yếu tố “thiên thời” nhưng dù sao, việc trở thành mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất ở thị trường Việt Nam cũng đã khẳng định một chiến lược đầu tư và phát triển đúng của Viettel Mobile ngay từ khi bắt đầu đầu tư và phát triển dịch vụ. Và theo số liệu Viettel công bố, tại thị trường Việt Nam tính đến thời điểm năm 2008 là hơn 25 triệu thuê bao di động Viettel đang hoạt động.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

I. Giới thiệu chung về công ty viễn thông Viettel.
Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập ngày 05/4/2007, trên cở sở sát nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel.
Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam, Viettel Telecom luôn coi sự sáng tạo và tiên phong là những kim chỉ nam hành động. Đó không chỉ là sự tiên phong về mặt công nghệ mà còn là sự sáng tạo trong triết lý kinh doanh, thấu hiểu và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Viettel luôn coi khách hàng là những cá thể riêng biệt, có nhu cầu được lắng nghe, chia sẻ, được đáp ứng, phục vụ một cách tốt nhất và được đối xử công bằng. Bởi vậy, Viettel luôn nỗ lực ở mức cao nhất để khách hàng luôn được “nói theo cách của bạn”, nói theo phong cách của riêng mình, sự hài lòng và tin cậy của  Qúy khách hàng chính là khởi nguồn cho sự thịnh vượng và phát triển bền vững!
Thời gian qua, Viettel đã nhận được sự ủng hộ nhiệt thành cho các sản phẩm và dịch vụ của mình từ dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178, đến dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet và gần đây nhất là điện thoại di động 098. Viettel đã có trên 20 triệu khách hàng điện thoại di động, hơn một triệu năm trăm khách hàng Internet và điện thoại cố định ….sau chưa đầy 05 năm kinh doanh trên thị trường. Một điều chưa từng có, một kỳ tích trong lịch sử viễn thông Việt Nam!
 II. Phân tích môi trường vĩ mô của doanh nghiệp.
a. Kinh tế.
Việc mở cửa cạnh tranh sau khi gia nhập WTO đồng nghĩa với thị trường sẽ thay đổi nhanh chóng. Viettel đã thường xuyên thay đổi để thích ứng với môi trường thay đổi. Chiến lược kinh doanh thường xuyên thay đổi để bám sát với thực tế thị trường. Đơn cử, năm 2007, kế hoạch doanh thu ban đầu đặt ra khoảng 12.000 tỷ đồng/ năm, tuy nhiên hết tháng 6, nhận thấy thị trường vẫn còn nhiều cơ hội nên Viettel đã tăng doanh thu lên 16.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Viettel cũng liên tục tư duy để cơ cấu lại tổ chức cho phù hợp. Năm 2006, Viettel đã tái cấu trúc Tổng công ty từ 4 lớp (Tổng công ty, công ty dọc, Trung tâm khu vực và tỉnh). Năm 2007, thực hiện chiến lược mạng lưới tập trung (sát nhập 3 công ty khai thác mạng viễn thông), kinh doanh phân tán. Đội ngũ cán bộ thường xuyên được luân chuyển, kinh qua nhiều vị trí để rèn luyện tính thích ứng nhanh.Sau hội nhập, sẽ có nhiều rủi ro đến với doanh nghiệp khi chỉ tập trung kinh doanh một lĩnh vực. Cách làm của Viettel là đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, thành lập thêm các công ty kinh doanh bất động sản, truyền thông, đầu tư tài chính, sản xuất thiết bị, tư vấn giải pháp cho doanh nghiệp... Khi đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, Viettel chia sẻ rủi ro ra những lĩnh vực khác nhau và do đó, sự an toàn tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, viễn thông làm ngành chủ đạo của Viettel.
Khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nguy cơ trở thành người làm thuê giá thấp và thiếu nhân lực cấp chuyên gia. Cách làm của Viettel là đào tạo con người để nắm vững về mặt công nghệ, kiến thức kinh doanh để nhân viên chủ chốt của Viettel đảm đương 10%lao động trí tuệ, 90% còn lại sẽ được qui trình hoá dành cho lao động đơn giản và thuê ngoài. Hiện nay, số người thuê ngoài của Viettel đã lên tới gần 5.000 người, chiếm gần 50% lao động của Tổng công ty. Viettel cũng có những chính sách thu hút và gìn giữ nhân tài, tạo ra môi trường làm việc cởi mở, khuyến khích sáng tạo, nhằm tạo ra sự gắn bó mật thiết giữa con người và Tổng công ty để tránh nguy cơ chảy máu chất xám khi các công ty viễn thông nước ngoài thâm nhập thị trường. Bên cạnh đó, Viettel cũng nhận thức rất rõ vấn đề phải tuyên truyền, giáo dục cho các cán bộ, công nhân viên trong việc xác định đâu là thời cơ, là thách thức cũng như khó khăn thuận lợi khi trong quá trình hội nhập WTO.
Khi viễn thông đã thực sự vào WTO, Về sản xuất kinh doanh, sức ép về cạnh tranh sẽ lớn hơn rất nhiều vì các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với những Tập đoàn viễn thông nươc ngoài rất lớn, có năng lực tài chính mạnh và nhiều kinh nghiệm kinh doanh quốc tế. Thị trường viễn thông thay đổi nhanh chóng, sẽ có nhiều rủi ro nếu doanh nghiệp viễn thông chỉ tập trung kinh doanh một lĩnh vực. Chính vì vậy, Viettel đã xác định: phải phát triển mạnh mạng lưới, áp dụng những công nghệ tiên tiến, thu hút lượng khách hàng lớn để khi các công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường, họ sẽ không còn nhiều cơ hội nữa vì thị phần chủ yếu đã bị Viettel nắm giữ.
Đặc biệt, Viettel đã chủ trương chủ động hội nhập với các đối tác nước ngoài, tăng cường hợp tác để hiểu hơn về các đối thủ cạnh tranh trong tương lai. Đây cũng là cách học mót kinh nghiệm từ việc hợp tác với các đối tác nước ngoài. Thời gian qua, Viettel đã mở cửa ngõ quốc tế tại Hồng Công; tham gia vào tuyến cáp quang biển nối liền giữa Châu Á – Châu Mỹ mang tên AAG. Ngoài ra Viettel còn có mối quan hệ đối tác tương đối thân thiện với các công ty viễn thông lớn trên thế giới. Để có kinh nghiệm cọ sát với các đối thủ lớn trong những thị trường cạnh tranh mạnh, Viettel đã chủ động đầu tư ra nước ngoài, mà điển hình là Campuchia, đất nước đã gia nhập WTO từ năm 2004, thị trường viễn thông cạnh tranh tương đối mạnh (với gần 10 giấy phép VoIP, 5 giấy phép di động). Chỉ chưa đầy 6 tháng cuối năm 2006 kể từ khi được cấp giấy phép, Viettel đã chiếm tới gần 20% thị trường điện thoại quốc tế tại nước này.
b. Chính trị
Cơ quan quản lí nhà nước, cụ thể là Bộ Thông tin truyền thông (TT-TT) cần có những chính sách tạo điều kiện đối với đối với doanh nghiệp viễn thông Việt Nam. Bộ TT – TT nên thực hiện sớm quy trình cấp phép một số dịch vụ viễn thông như: Wimax, mạng di động thế hệ thứ 3 – 3G... Đơn cử, các doanh nghiệp viễn thông đã nộp hồ sơ xin cấp phép 3G từ rất lâu nhưng dự kiến phải đến tháng 12 tới, Bộ TT – TT mới tổ chức thi tuyển lựa chọn... Nếu bộ TT – TT đẩy nhanh việc cấp phép thì đến khi thời điểm các doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập 100% vốn tại Việt Nam sẽ phải tính đến phương án hợp tác với nhà khai thác viễn thông trong nước, nguyên do Việt Nam đã hết băng tần.
c. Xã hội
Dân số Việt Nam gia tăng nhanh là một nhân tố quan trọng giúp cho thị trường của Viettel được mở rộng một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó nền kinh tế ngày một phát triển, đời sống của người dân được nâng cao hơn thì nhu cầu liên lạc và thông tin cũng ngày một thiết yếu hơn. Mặt khác, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, giá cả các mặt hàng công nghệ điện tử ngày một rẻ hơn, do đó giá cả điện thoại cũng không phải là vấn đề nữa. Và hiện nay, điện thoại đã trở thành một phương tiện liên lạc phổ biến và thông dụng ở hầu hết mọi nơi và thậm chí là ở mọi lứa tuổi.
Bên cạnh đó phong cách sống của người Việt Nam cũng là một điều quan trọng thúc đẩy cho công nghệ di động phát triển nhanh chóng. Người dân Vi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status