Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - pdf 22

Download miễn phí Đề tài Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam



MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
I.Lý luận chung 2
1. Khái niệm doanh vừa và nhỏ 2
2.Vai trò và tác động kinh tế xẫ hội của doanh nghiệp vừa và nhỏ 5
3. Lợi thế và bất lợi của doanh nghiệp vừa và nhỏ 6
3.1 Những lợi thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ: 6
3.2 Những bất lợi của doanh nghiệp vừa và nhỏ: 7
4. Tính tất yếu khách quan của sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của các DNV&N. 8
4.1.Đầu tư phát triển DNVVN chính là để huy động mọi nguồn vốn, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần thực hiện chiến lược CNH-HĐH đất nước. 8
4.2.Đầu tư phát triển DNVVN tạo ra sự năng động ,linh hoạt cho toàn bộ nền kinh tế, trong việc thích nghi với những thay đổi của thị trường trong nước và quốc tế. 8
4.3.Đầu tư phát triển DNVVN là nhằm đảm bảo sự cạnh tranh trong nền kinh tế. 8
II. Thực trạng và giải pháp phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta. 10
1. Thực trạng của các DNVVN ở nước ta 10
1.1 Đánh giá khái quát 10
1.2 Đánh giá các mặt quản trị 13
1.3 Đánh giá hỗ trợ từ nhà nước 14
1.4 Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của của hạn chế. 15
2. Giải pháp phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta 17
2.1 Đổi mới quan điểm , cách hỗ trợ 17
2.2. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ. 21
Kết luận 28
Danh mục tài liệu tham khảo
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Sự hỗ trợ của nhà nước đối với DNVVN chính là để đảm bảo sự bình đẳng trong hoạt động kinh tế chống lại sự bành trướng ,độc quyền trong kinh doanh của các công ty, nhằm đẩy các DNVVN vào tình trạng phá sản do mất thị trường.
Như vậy, đầu tư và phát triển DNVVN chính là để duy trì sự cạnh tranh trong nền kinh tế, tức là duy trì động lực cho kinh tế thị trường phát triển.
Những lý do chủ yếu trên đã chứng tỏ sự cần thiết phải đầu tư phát triển DNVVN trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.
II. Thực trạng và giải pháp phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta.
1. Thực trạng của các DNVVN ở nước ta
1.1 Đánh giá khái quát
Mức độ quốc tế hóa của nền kinh tế Việt Nam đã tăng mạnh từ khi thực hiện cải cách kinh tế vào cuối thập niên 80. Quá trình này đã tăng tốc kể từ giữa thập niên 90 với việc bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ (từ đó dẫn đến việc ký kết hiệp định thương mại song phương vào năm 2001), gia nhập ASEAN, tiếp nhận vốn FDI với lượng lớn, gia tăng nhanh chóng thương mại quốc tế và đàm phán gia nhập WTO. Các đối tượng chính trong quá trình quốc tế hóa này là các doanh nghiệp lớn: vào đầu thập niên 90, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế, nhưng tỷ trọng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DNĐTNN) và doanh nghiệp tư nhân (DNTN) cũng dần dần tăng lên. Ví dụ, tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các DNĐTNN gần đây đã vượt trên 50%. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) cũng nắm giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước.
a. Về số lượng
Theo thống kê của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư hiện nay ở nước ta , DNVVN chiếm trên 95% trong tổng số 349.309 DN trong cả nước vốn đăng kí 1.339.000 tỷ đồng tương đương 84 tỷ USD. Đến cuối năm 2006 cả nước có khoảng 160.000 DNVVN, đóng góp 40% GDP, tạo trên 12 triệu việc làm cho xã hội. Riêng địa bàn khu vực thành phố Hà Nội có tới trên 61.400 DN đang hoạt động , trong đó có khoảng trên 58.000 DNVVN. Việc thành lập mới các DN đang diễn ra với tốc độ rất nhanh.
Sản phẩm của khu vực kinh tế tư nhân (hầu hết là DNVVN ) khoảng 25-28% GDP .Nộp ngân sách , chỉ tính riêng khoản thu thuế công,thương nghiệp ngoài quốc doanh hàng năm bằng 30% thu thuế từ kinh tế quốc doanh (khoảng 8000 tỷ đồng năm 2001). DNVVN chiếm khoảng 31% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp hằng năm .Chiếm 78% tổng mức bán lẻ của ngành thương nghiệp và 64% tổng lượng vận chuyển hành khách và hàng hoá.Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế , tăng hiệu quả kinh tế ,tăng tốc độ ápdụng công nghệ mới trong sản xuất.
Bảng 4: Số DN đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình DN
Năm
02
03
04
05
06
Tổng số
62908
72012
91756
112950
131319
DN Nhà nước
5363
4845
4597
4086
3706
Ngoài Nhà nước
55237
64526
84003
105167
123392
DN có vốn đầu tư nước ngoài
1525
2308
2641
3156
4220
Qua bảng số liệu ta thấy khu vực DN ngoài Nhà Nước chiếm trên 90% trong tổng số DN đang hoạt động, mà trong đó chủ yếu là DNVVN. Số DN ngoài Nhà Nước tăng nhanh trong thời gian từ năm 2002 dến 2006 , tăng từ 55237 lên tới 123392 DN, tăng gấp 2,23 lần. Đặc biệt từ năm 2005 đến 2006 số DN tăng từ 105167 Dn lên 123392 DN tức là tăng 1,7 lần so với năm 2005.
b.Về quy mô
- Thứ nhất chúng ta đi xem xét qui mô vốn của các DN Việt Nam, tính đến thời điểm năm 2006, số DN có vốn dưới 1 tỷ chiếm 29%, dưới 5 tỷ chiếm 49%,và chỉ có 13% DN có vốn trên 10 tỷ, vì vậy có thể nhận thấy qui mô vốn của các DN Việt Nam là rất nhỏ. Mặc dù DNVVN có đặc điểm là chỉ cần ít vốn, chi phí quản lý và đào tạo là không nhiều. Đặc biệt DN có quy mô nhỏ rất nhạy cảm với những biến động trên thị trường. Tuy nhiên , DNVVN cũng có nhiều hạn chế đó là vốn tự có ít , uy tín chưa cao vì vậy đây là nguyên nhân chính khiến ngân hàng e ngại khi cho vay vốn. Thời gian gần đây nhiều ngân hàng đã có động thái quan tâm, dành ưu đãi về vốn vay, mặc dù vậy khó khăn vãn còn nhiều đối với các DN do nếu ngân hàng có cho vay thì cũng đòi hỏi thế chấp chặt chẽ mà hầu hết các DN này khó mà có thể đáp ứng được. Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu thì có tới 56,8% DN rất khó tiếp cận nguồn vốn, 27,78% DN khó tiếp cận nguồn vốn và chỉ có 15,28% DN dễ tiếp cận khi vay vốn tại các ngân hàng. Như vậy có tới 84,72% DN cho biết họ gặp khó khăn khi vay vốn thậm chí là không thể vay được. Bức tranh đó cho thấy rằng các DN VN không những có qu mô nhỏ bé về nguồn vốn mà họ còn gặp khó khăn , bất cập trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng.
- Thêm một yếu tố dánh giá qui mô của DN là về số lượng lao động trong DN. . Hiện nay ở nước ta các DNVVN tuyển dụng gần 1 triệu lao động, chiếm gần một nửa (49%) lực lượng lao động trong tất cả các loại hình doanh nghiệp .Các DNVVN chiếm 65,9% so với tổng số doanh nghiệp nhà nước, chiếm 33,6% so với doanh nghiệp có vốn đầu tư ở nước ngoài .Theo quốc tế thì một DN được coi là DNVVN là có dưới 50 lao động. Cũng theo điều tra năm 2006 thì số DN có dưới 5 lao động chiếm 13%, số DN có dưới 10 lao động chiếm tới 44%, và chỉ có 13% Dn có từ 50 lao động trở nên. Có thể nhận xét 1 điều rằng qui mô của các Dn không phải là vừa hay nhỏ mà là rất nhỏ, chỉ tương đương với một hộ cá thể kinh doanh mà thôi.
Từ bảng 3 các chỉ tiêu phản ánh qui mô và hiệu quả của DN ta nhận thấy qui mô vốn, lao động, tổng tài sản bình quân phân theo khu vực trong cả nước là rất nhỏ. Nguồn vốn bình quân hầu hết là rất thấp dưới 20, chỉ có 2 khu vực là DB sông Hồng (21) và khu vực Đông Nam Bộ (25). Bên cạnh đó chúng ta xét tới tỷ lệ nộp ngân sách so với doanh thu để thấy được sự đóng góp của các DN vào ngân sách nhà nước và phản ánh phần nào hiệu quả hoạt đông kinh doanh của các DN. Dễ thấy tỷ lệ này nói chung là không cao trong cả nước trừ khu vực Đông Nam Bộ là có tỷ lệ đóng góp cao nhất chiếm 9.736 doanh thu của DN.
Bảng 3: Một số chỉ tiêu phán ánh qui mô và hiệu quả hoạt động của DN năm 2006
Khu vực
Số LĐ BQ 1 DN
Nguồn vốn bq 1 DN
TSCĐ và đầu t ư dài hạn bq 1 LĐ
Doanh thu thuần bq1 LĐ
Tỷ lệ nộp ngân sách so với doanh thu
DB Sông Hồng
48
21
149
403
5.92
Đông Bắc
55
11
93
290
4.57
Tây Bắc
40
7
86
143
3.46
Duyên hải miền trung
45
9
93
273
4.97
Bắc trung Bộ
34
9
132
237
4.97
Tây Nguyên
43
13
139
357
3.12
Đông Nam Bộ
56
25
187
447
9.736
ĐBSCL
30
7
79
490
4.1
Không phân vùng
2585
6116
1178
540
4.59
Tổng số
51
26
216
409
7
c. Trình độ quản lý và công nghệ
- Về chất lượng nhân lực trong các DN, theo kết quả diều tra của bộ LĐXH thì tỷ lệ lao động đã qua đào tạo hiện nay là 30% ,trong đó những người thực sự có tay nghề (lao động kỹ thuật ) chiếm 15%, do vậy hầu hết các DN đều phải tiến hành hoạt động đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực cho DN mình.
-Về trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ QTDN, theo kết quả điều tra 6000 DN năm 2005 có 43% chủ DN có trình độ từ sơ cấp trở xuống;12% chủ DN có trình độ trung cấp. Bộ máy quản trị phân tán ,không đồng bộ ,mất cân đối trong DN. Hoạt động của bộ máy...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status