Hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Thanh Hóa - pdf 22

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 3
I. Lý luận chung về đầu tư xây dựng cơ bản 3
1. Khái niệm, vai trò và phân loại ĐT&XD trong nền kinh tế: 3
2. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của ĐTXDCB 5
3. Khái niệm vốn đầu tư, các nguồn vốn đầu tư và vốn đầu tư xây dựng cơ bản 7
II. Nội dung quản lý nhà nước về ĐTXDCB 13
1. Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư XDCB 13
2. Nội dung quản lý Nhà nước về ĐTXDCB 13
3. Vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý ĐTXDCB 14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 16
CƠ BẢN TẠI TỈNH THANH HOÁ 16
I. Khái quát chức năng, nhiệm vụ quản lý ĐTXDCB và tình hình thực hiện ĐTXDCB của tỉnh Thanh Hóa 16
1. Chức năng và nhiệm vụ của Sở kế hoạch đầu tư 16
1.1. Chức năng 16
1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 16
1.3. Chức năng, nhiệm vụ quản lý ĐTXDCB của Sở kế hoạch đầu tư 17
2. Khái quát tình hình ĐTXDCB tại tỉnh Thanh Hóa 18
2.1. Giai đoạn 2001-2005 18
2.2. Giai đoạn 2006 đến nay 20
2.3. Nhận xét chung về ĐTXDCB của tỉnh Thanh Hóa 23
II. Thực trạng quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản 25
1. Khái quát tình hình đầu tư phát triển trên địa bàn 25
2. Thực trạng quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 26
2.1. Về huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 26
2.2. Về lập và quản lý kế hoạch ĐTXDCB 30
2.3. Về giám sát các dự án ĐTXDCB 32
2.4. Về Công tác quản lý, hướng dẫn đầu tư xây dựng .34
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QLNN VỀ ĐTXDCB TẠI TỈNH THANH HOÁ 39
I. Dự báo nhu cầu ĐTXDCB của tỉnh Thanh Hóa 39
1. Mục tiêu khái quát của tỉnh 39
2. Mục tiêu ĐTXDCB 46
II. Các giải pháp 49
1. Xác định đúng đắn sự phát triển của tỉnh làm cơ sở xác định mục tiêu, nhu cầu ĐTXDCB. 49
2. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện kế hoạch hoá công tác ĐTXDCB 50
3. Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý ĐTXDCB của tỉnh 50
4. Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống chỉ tiêu hiệu quả 47
5. Những giải pháp cụ thể khác 53
KẾT LUẬN 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57


MỞ ĐẦU

Thanh Hóa là tỉnh đất rộng, người đông, có bề dầy lịch sử; là nơi phát tích nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Thanh Hóa nằm trên trục giao lưu Bắc Nam - Đông Tây của đất nước, có đường sắt xuyên Việt và các tuyến quốc lộ quan trọng chạy qua, có cảng biển nước sâu và cửa khẩu quốc tế thông thương với nước bạn Lào; có ba vùng kinh tế: miền núi - trung du, đồng bằng và ven biển; nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ văn hóa cao. Với những tiềm năng và lợi thế đó, Thanh Hóa có nhiều khả năng phát triển một nền kinh tế phong phú, đa dạng bao gồm cả sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp và dịch vụ, nhất là du lịch.
Trước yêu cầu CNH-HĐH đất nước nói chung,tỉnh Thanh Hóa nói riêng,công cuộc đầu tư xây dựng cơ bản(ĐTXDCB) ngày càng lớn về quy mô lẫn trình độ công nghệ.Chính vì vậy việc quản lý ĐTXDCB hiệu quả có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của từng địa phương,từng ngành và cả nước,phục vụ đời sống nhân dân.Công tác quản lý ĐTXDCB đã phát huy vị trí và vai trò của mình tạo cơ sở vật chất,phát triển từng ngành.Tuy nhiên so với yêu cầu của tình hình và thực trạng phát triển đòi hỏi công tác này phải vươn lên một tầm mới, có tính khoa học,khách quan và hiệu quả hơn,khắc phục những mặt tồn tại.Do đó để sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả,việc tìm giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về ĐTXDCB có ý nghĩa lý luận và thực tiễn bức xúc trên nhiều mặt cả về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, môi trường, cả ngắn hạn lẫn dài hạn.
Vì vậy, em đã chọn đề tài: Hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Thanh Hóa làm đề tài chuyên đề thực tập của mình.
Nội dung cụ thể được trình bày và phân tích qua 3 phần chính sau:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý nhà nước trong đầu tư xây dưng cơ bản.
Chương II: Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Thanh Hóa.
Chương III: Giải pháp góp phần hoàn thiện QLNN về ĐTXDCB tại tỉnh Thanh Hóa.
Mặc dù đã tham khảo rất nhiều tài liệu có giá trị cũng như sự giúp đỡ tận tình của các thấy cô hướng dẫn nhưng cũng không tránh được những sai sót trong các vấn đề đưa ra. Em mong có sự đóng góp của các thầy cô để chuyên đề được chính xác và có tính khoa học hơn.
Em xin chân thành Thank cô giáo PGS.TS Đoàn Thu Hà đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành Chuyên đề này!

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
I. Lý luận chung về đầu tư xây dựng cơ bản
1. Khái niệm, vai trò và phân loại ĐT&XD trong nền kinh tế:
• Đầu tư là quá trình sử dụng, là sự hi sinh các nguồn lực (tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ và các tài sản vật chất khác ) ở hiện tại để tiến hành hoạt động: tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, của địa phương, của ngành, của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, các cơ quan QLNN, xã hội và các cá nhân nhằm thu lợi lớn hơn cho người đầu tư trong tương lai.
Kết quả trong tương lai đó có thể là sự tăng tr¬ưởng về tài sản tài chính, tài sản vật chất hay tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực cần thiết cho nền sản xuất xã hội.
• Những kết quả đạt được trên đây, nhất là kết quả trực tiếp từ sự hi sinh tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực, có vai trò quan trọng trong mọi hoàn cảnh, với không chỉ người bỏ vốn mà với toàn bộ nền kinh tế. Các công trình xây dựng, cấu trúc hạ tầng như nhà máy, hầm mỏ, đường xá, cầu cống, bến cảng…mà các thành quả đầu tư sẽ tiến hành hoạt động ngay tại nơi chúng được tạo ra sẽ chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nơi xây dựng. Ngược lại, hiệu quả mà các công trình mang lại cũng không nhỏ.
Mỗi khi nhà đầu tư thực hiện một hoạt động đầu tư nào đều có ảnh hưởng tới nền kinh tế. Không những, tài sản vật chất của người đầu tư trực tiếp tăng, mức lợi nhuận tăng mà tài sản vật chất, tiềm lực sản xuất của nền kinh tế tăng thêm. Đồng thời thoả mãn nhu cầu tiêu dùng tăng thêm, đóng góp cho ngân sách, giải quyết việc làm, giảm tệ nạn xã hội … Ngoài ra, người lao động đầu tư hay được đầu tư để tăng trình độ chuyên môn làm tăng vị thế bản thân và còn bổ sung nguồn nhân lực kỹ thuật cho nền kinh tế, góp phần nâng cao trình độ công nghệ và kỹ thuật của nền sản xuất quốc gia.
Với từng cá nhân, đơn vị, đầu tư là điều kiện quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ. Đối với nền kinh tế, đầu tư là yếu tố quyết định sự phát triển nền sản xuất xã hội, là chìa khoá của sự tăng trư¬ởng.
• Phân loại hoạt động đầu tư:
Xuất phát từ bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư mang lại, có thể phân biệt thành ba loại đầu tư¬ như¬ sau:
- Đầu tư tài chính: Là loại đầu tư¬ trong đó người đầu tư¬ bỏ tiền ra cho vay hay mua các chứng chỉ có giá để h¬ưởng lãi suất định tr¬ước hay lãi suất tuỳ từng trường hợp vào kết quả hoạt động của công ty phát hành.
- Đầu tư th¬ương mại: Là loại đầu tư¬ trong đó người có tiền bỏ tiền ra để mua hàng hoá sau đó bán ra với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi bán.
- Đầu tư tài sản vật chất và sức lao động: Trong đó, người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng sửa chữa nhà cửa, các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực… Loại đầu tư¬ này gọi chung là đầu tư¬ phát triển.
Tất cả các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân bỏ vốn đầu tư¬, gọi chung là nhà đầu tư hay chủ thể đầu tư¬.



UmD7J2wM83SMJB5
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status