Đề án So sánh chủng loại, chất lượng và giá cả hàng hóa trong các siêu thị với các loại hình bán lẻ truyền thống - pdf 22

Download miễn phí Đề án So sánh chủng loại, chất lượng và giá cả hàng hóa trong các siêu thị với các loại hình bán lẻ truyền thống



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN 1: THỰC TRẠNG CHỦNG LOẠI,CHẤT LƯỢNG VÀ GIÁ CẢ HÀNG HÓA TRONG CÁC SIÊU THỊ Ở HÀ NỘI THEO QUAN ĐIỂM CỦA KHÁCH HÀNG. 3
1. Khái niệm về siêu thị 3
2. Sự hình thành và phát triển của hệ thống siêu thị tại Việt Nam. 4
3. Đánh giá chung về hệ thống siêu thị hiện nay ở Việt Nam. 5
PHẦN 2: SO SÁNH CHỦNG LOẠI,CHẤT LƯỢNG VÀ GIÁ CẢ HÀNG HÓA TRONG CÁC SIÊU THỊ VỚI CÁC LOẠI HÌNH BÁN LẺ TRUYỀN THỐNG. 8
1. Những đặc trưng nổi bật phân biệt siêu thị 8
2. Siêu thị trong mạng lưới phân phối bán lẻ hiện đại. 10
3. Bảng phân tích swot giữa siêu thị và chợ truyền thống. 11
PHẦN 3:MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO CÁC SIÊU THỊ. 13
1. Những căn cứ chính để định hướng phát triển siêu thị tại Việt Nam. 15
2. Những giải pháp cần thiết cho việc phát triển mạng lưới siêu thị ở Việt Nam. 16
2.1. Mô hình tương lai của siêu thị Việt Nam: 16
2.2. Các giải pháp từ phía Chính phủ: 17
2.3. Những giải pháp từ phía doanh nghiệp: 19
KẾT LUẬN 23
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c thành phố và đô thị lớn trong cả nước và các siêu thị đã góp phần không nhỏ vào việc tạo ra một diện mạo mới cho thương mại bán lẻ ở Việt Nam, góp phần nâng cao văn minh thương nghiệp, đáp ứng được nhu cầu mua sắm của các đối tượng khách hàng là tầng lớp trung lưu của Việt Nam...
Tuy nhiên, do là một lĩnh vực kinh doanh còn khá mới mẻ ở nước ta cho nên kinh doanh siêu thị không thể tránh khỏi những hạn chế và bỡ ngỡ đối với cả nhà kinh doanh và người mua sắm. Có thể khái quát những tồn tại và hạn chế của hệ thống siêu thị Việt Nam trên các điểm sau đây:
- Mô hình phổ biến của siêu thị: Nhìn chung, đa phần các siêu thị ở Việt Nam đều có quy mô nhỏ hẹp và mới chỉ dừng ở mức độ các cửa hàng tự chọn chứ chưa phải là tự phục vụ, đúng với nghĩa của "Supermarket".
- Hàng hóa trong siêu thị: Nếu nhìn vào số lượng hàng hóa của mỗi siêu thị thì có thể thấy đa số các siêu thị có danh mục hàng tương đối phong phú song xét về chủng loại thì vẫn còn cùng kiệt nàn. ở các nước công nghiệp phát triển, siêu thị được coi là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho người tiêu dùng. 70% thực phẩm của người Pháp được mua tại các siêu thị và đại siêu thị, còn lại là tại các cửa hàng tiện dụng và cửa hàng tự phục vụ nhỏ. Trong khi đó, ở Việt Nam cũng như nhiều nước châu á khác, siêu thị chỉ cung cấp lượng nhỏ thực phẩm hàng ngày của người tiêu dùng.
Chất lượng hàng hóa trong siêu thị nhìn chung tốt. Hầu hết hàng bày bán trong siêu thị có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ nhãn mác và được kiểm tra chất lượng một cách nghiêm ngặt. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng người tiêu dùng mua phải hàng quá hạn sử dụng hay chất lượng chưa đảm bảo...
Việc quản lý và trưng bầy hàng hóa trong các siêu thị vẫn còn nhiều vấn đề, rất ít siêu thị mà toàn bộ hàng hóa được quản lý theo mã vạch. Nhiều hàng hóa được gắn mã số, có nơi mã số được viết bằng tay. Quản lý hàng bằng mã số gây cản trở rất nhiều trong việc tính toán, lưu giữ số liệu, vừa mất thời gian lại rất dễ có sai sót... Hệ thống máy quét scanner, máy tính quản lý hàng hóa chưa được trang bị thích đáng nhằm tăng hiệu quả của công tác quản lý lưu kho, nhập hàng và lượng hàng tồn, hàng mất mát...
- Giá cả: Một điều trái ngược mà ta có thể thấy rõ là trong khi các siêu thị ở các nước thường bán với mức giá thấp và trung bình thì giá hàng hoá trong các siêu thị Việt Nam thường cao hơn so với giá ở bên ngoài của các cửa hàng bách hoá hay giá chợ.
Nguyên nhân của sự chênh lệch này được lý giải theo nhiều cách. Siêu thị phải chịu chi phí lớn như: tiền thuê mặt bằng, cải tạo và xây dựng thành cửa hàng, trang thiết bị, tiền điện nước, lương nhân viên, thuế... Mặt khác, nhiều siêu thị phải nhập hàng với giá cao do siêu thị bán nhiều mặt hàng khác nhau mà số lượng mỗi loại cũng không nhiều đủ để làm đại lý cho các hãng sản xuất, do đó phải nhập hàng từ các đại lý khiến cho giá bị đội lên. Hiện nay, tình trạng hàng bị mất cắp xảy ra khá phổ biến, các siêu thị phải cộng thêm cả tỉ lệ mất mát vào giá bán, khiến giá bán cao lên...
Có thể nói giá bán cao tại các siêu thị đang là thách thức lớn. Giá bán cao khi các siêu thị đã trở nên phổ biến và điều kiện cạnh tranh gay gắt hơn khiến các siêu thị gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thu hút được khách hàng từ các loại hình bán lẻ truyền thống như chợ, cửa hàng tạp hoá ...
- Một thực trạng đáng lo ngại về hoạt động của các siêu thị hiện nay là lượng khách hàng rất ít và có xu hướng giảm. Nguyên nhân chính của vấn đề này có lẽ là do các siêu thị vẫn coi khách hàng mục tiêu của mình là tầng lớp trung lưu trở lên và tập trung khai thác chứ ít chịu tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng, mở rộng cơ sở và nâng cao chất lượng phục vụ.
- Nguồn nhân lực: Không có gì là ngạc nhiên khi nguồn nhân lực kinh doanh siêu thị ở Việt Nam (kể cả các nhà quản lý và nhân viên siêu thị) chưa có kinh nghiệm và thiếu tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực hoạt động này. Tính thiếu chuyên nghiệp biểu hiện ở đặc điểm về quy mô và tổ chức của siêu thị, ở đội ngũ nhân viên siêu thị chưa qua trường lớp cơ bản về nghiệp vụ siêu thị cũng như dịch vụ khách hàng do các siêu thị cung cấp còn cùng kiệt nàn, chất lượng thấp, hoạt động quảng cáo chưa được tiến hành theo các chương trình bài bản và mạnh mẽ, việc sắp xếp trưng bày hàng hóa chưa trở thành yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng ...
Tóm lại, có thể nhận định rằng mạng lưới siêu thị của Việt Nam hiện nay mới đang ở giai đoạn đầu hình thành và phát triển, tuy đã đạt được những thành công nhất định, nhưng để phát triển mạng lưới kinh doanh siêu thị văn minh hiện đại ở Việt Nam còn cần các nỗ lực mạnh mẽ từ cả phía nhà nước, doanh nghiệp và toàn xã hội.
PHẦN 2: SO SÁNH CHỦNG LOẠI,CHẤT LƯỢNG VÀ GIÁ CẢ HÀNG HÓA TRONG CÁC SIÊU THỊ VỚI CÁC LOẠI HÌNH BÁN LẺ TRUYỀN THỐNG.
1. Những đặc trưng nổi bật phân biệt siêu thị
- Siêu thị trước hết là cửa hàng bán lẻ: Mặc dù được định nghĩa là "chợ" song đây được coi là loại "chợ" ở mức phát triển cao, được quy hoạch và tổ chức kinh doanh dưới hình thức những cửa hàng bề thế, có trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại, văn minh, do thương nhân đầu tư và quản lý, được Nhà nước cấp phép hoạt động. Siêu thị thực hiện chức năng bán lẻ - bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng chứ không phải để bán lại.
- Siêu thị sáng tạo và áp dụng cách tự phục vụ:
Khi nói đến siêu thị người ta không thể không nghĩ tới "tự phục vụ", một cách bán hàng do siêu thị sáng tạo ra, được ứng dụng trong nhiều loại cửa hàng bán lẻ khác và là cách kinh doanh chủ yếu của xã hội văn minh công nghiệp hóa... ở đây cũng cần phân biệt giữa cách tự chọn và tự phục vụ:
+ Tự chọn: khách hàng sau khi chọn mua được hàng hoá sẽ đến chỗ người bán để trả tiền hàng, tuy nhiên trong quá trình mua vẫn có sự giúp đỡ, hướng dẫn của người bán.
+ Tự phục vụ: khách hàng xem xét và chọn mua hàng, bỏ vào giỏ hay xe đẩy đem đi và thanh toán tại quầy tính tiền đặt gần lối ra vào. Người bán vắng bóng trong quá trình mua hàng.
Chính thức ra đời từ những năm 1930, tự phục vụ đã trở thành công thức chung cho ngành công nghiệp phân phối ở các nước phát triển. Tự phục vụ đồng nghĩa với văn minh thương nghiệp hiện đại. Nó có nhiều ưu điểm so với cách bán hàng truyền thống: doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí bán hàng, đặc biệt là chi phí tiền lương cho nhân viên bán hàng (thường chiếm tới 30% tổng chi phí kinh doanh). Tự phục vụ giúp người mua cảm giác thoải mái khi được tự do lựa chọn, ngắm nghía, so sánh hàng hóa mà không cảm giác bị ngăn trở từ phía người bán.
Do áp dụng cách tự phục vụ, giá cả trong các siêu thị được niêm yết rõ ràng để người mua không phải tốn công mặc cả, tiết kiệm được thời gian và hàng hóa bày bán trong siêu thị thường là những hàng hóa tiêu dùng phổ biến...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status