Tổng hợp các bài tập về thừa kế - chia tài sản - pdf 22

Chia sẻ cho anh em Ket-noi

KINH NGHIỆM LÀM BÀI TẬP CHIA THỪA KẾ - CHIA DI SẢN.
Chia di sản thừa kế, đây là một phần bài tập mà hầu hết các bài thi hết học phần môn dân sự đều có ở tất cả cơ sở đào tạo luật, tùy vào cách phân chia của tổ bộ môn mà phần này có thể nằm ở phần I hay phần II của chương trình đào tạo.

Đây cũng là một vấn đề nan giải đối với các bạn sinh viên khi mới bước vào học phần thừa kế, nhằm chia sẻ kinh nghiệm của mình cho các bạn sinh viên, trong phạm vi bài viết này tác giả xin đưa ra một số phương pháp và một số lưu ý khi tiến hành chia thừa kế.
Để làm bài tập thừa kế thì tác giả thường đi theo các bước sau:

Bước 1: Xác định di sản người chết để lại.
- Để làm được bước này cần chú ý đến, người chết là người độc thân hay đã kết hôn, nếu đã kết hôn thì cần xem tài sản nào là tài sản riêng, tài sản nào là tài sản chung, phần tài sản chung thì pháp áp dụng nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng theo quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân gia đình ( về nguyên tắc là chia đôi).

- Các nghĩa vụ người chết để lại: Thông thường trong các bài tập chia thừa kế thì có phần chi phí mai táng, chi phí này sẽ được trừ vào số di sản của người chết.
- Các khối tài sản khác của người chết có được: Có thể người nhận được một phần di sản thừa kế của người khác trong cùng một tình huống, vì vậy cần chú ý để cộng thêm khoản này vào khối di sản.
Bước 2: Vẽ sơ đồ phả hệ:
- Đây là một bước không thể thiếu khi làm bài tập chia thừa kế, mặc dù trong bài làm chúng ta không cần đưa vào, nhưng việc vẻ phả hệ sẽ giúp chúng ta xác định được những người có quyền thừa kế theo pháp luật, giúp ta không bỏ sót người thừa kế.
Bước 3: Xác định có di chúc hay không? Di chúc có hợp pháp hay không? Có hiệu lực toàn bộ hay một phần?
- Để làm được bước này bạn cần xem dữ kiện bài ra xem có di chúc để lại hay không? Nếu có thì bạn phải xem di chúc đó có hợp pháp về mặt nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật hay không? Tham khảo Điều 652 BLDS. Xem trong những người nhận thừa kế còn sống tại thời điểm mở thừa kế hay không? ( đối với cá nhân), còn tồn tại hay không? ( đối với tổ chức).
- Nếu sau khi xem xét thấy có di chúc hợp pháp thì chia thừa kế theo di chúc, nếu không có di chúc thì chia theo pháp luật. Tùy trường hợp cụ thể cần xem xét di chúc đã định đoạt hết toàn bộ di sản hay chưa? Nếu có phần chưa được định đoạt hay không có hiệu lực thì phải tiếp tục chia theo pháp luật.
Những lưu ý khi chia thừa kế theo di chúc:
Thông thường nếu bài tập cho dữ kiện có di chúc thì di chúc đó là di chúc có hiệu lực một phần, 1 phần sẽ không phát sinh hiệu lực do có người chết trước hay chết cùng hay di chúc đã không cho những người được bảo vệ ở Điều 669 hưởng đủ 2/3 1 suất thừa kế theo pháp luật.
Trường hợp 1:
Có người chết trước hay chết chết cùng thời điểm: Trong trường hợp này thì sau khi chia theo phần di chúc có hiệu lực thì tiếp tục chia thừa kế theo pháp luật phần di sản còn lại, tuyệt đối không áp dụng thừa kế thế vị ( Điều 677) trong trường hợp này.
Trường hợp 2:
Sau khi chia theo di chúc và pháp luật mà có người thừa kế thuộc Điều 669 thì cần cho họ hưởng đủ 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật, trong trường hợp này phải tính một suất thừa kế theo pháp luật, sau đó xác định phần họ còn thiếu để đủ 2/3 một suất thừa kế. Vấn đề là lấy phần còn thiếu này từ đâu thì hiện tại vẫn tồn tại 02 quan điểm:
Quan điểm 1: Lấy theo tỉ lệ của những người thừa kế theo di chúc.
Quan điểm 2: Lấy theo tỉ lệ của những người được hưởng thừa kế theo di chúc và theo pháp luật.
tui theo quan điểm thứ 2. (vấn đề này sẽ được lý giải ở một bài viết khác).
Những lưu ý khi chia thừa kế theo pháp luật:
Việc chia thừa kế theo pháp luật thì không quá phức tạp như chia thừa kế theo di chúc, tuy nhiên cần lưu ý:
- Những trường hợp chia thừa kế theo pháp luật.
các bạn tham khảo Điều 675 Bộ luật Dân sự 2005.
- Xác định hàng thừa kế theo quy định tại Điều 676 BLDS.
Đối với trường hợp này cần lưu ý, khi đề bài cho tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ 1 đều đã chết hay còn những họ đã từ chối nhận di sản hay bị tước quyền hưởng thừa kế nhưng lại có người để thừa kế thế vị thì chúng ta ưu tiên những người hưởng thừa kế thế vị trước chứ không chia cho hàng thừa kế thứ 2.

- Thừa kế thế vị: Cần lưu ý thừa kế thế vị chỉ áp dụng khi con của người để lại di sản chết trước hay chết cùng thời điểm với người chết chứ không áp dụng đối với trường hợp người con chết sau người để lại di sản. Và cháu, chắt để được hưởng thừa kế phải là con ruột của người con đã chết, có thể hiểu nôm na là không áp dụng đối với “cháu nuôi”, “chắt nuôi”. Thừa kế thế vị cũng chỉ áp dụng đối với trường hợp chia thừa kế theo pháp luật, không áp dụng đối với trường hợp chia thừa kế theo di chúc. Khi di chúc có phần để lại cho người đó nhưng người đó chết thì phần đó sẽ không phát sinh hiệu lực và được chia theo pháp luật, lúc này người cháu/chắt mới được hưởng thừa kế thế vị.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân, trong giới hạn bài viết tác giả không thể đi hết tất cả các trường hợp liên quan mà chỉ đi vào những tình huống cơ bản nhất, mong quý vị độc giả có thêm ý kiến phản hồi nhằm góp phần hoàn chỉnh vấn đề hơn. Tác giả sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc trong thời gian sớm nhất.Trân trọng!

BÀI TẬP MẪU.
Đây cũng là một bài tập đã có nhiều ý kiến trái chiều nhau, sau đây tác giả sẽ đưa ra quan điểm giải quyết của mình.
- Đề bài:
Ông A kết hôn với bà B vào năm 1980 tai Hà Nôi và có 3 người con là C, D, E.
C có vơ là M và có con là X và Y.
D có vơ là N và có con là K và H.
Năm 1999 ông A chung sống với bà Q và có con chung là P.
Tháng 5 năm 2008 ông A và C cùng chết trong môt tai nan giao thông. Trước khi chết ông A lâp di chúc để lai toàn bô tài sản cho bà B và C, D, E.
Hãy chia di sản của ông A, biết rằng tài sản chung của ông A và bà B là 400Tr, trong thời gian chung sống ông A và bà Q có tài sản chung là 400Tr.
Moi người giúp mình chia bài này với.
-----------------------
Trả lời:
-----------------------
Di sản của ông A sẻ là bao nhiêu?
A với B có 400 ta chia đôi mỗi người 200tr.(cái này không bàn, sở hữu chung hợp nhất)
A với Q là 400 tạm thời chia đôi nha,( sở hữu chung theo phần)
Ta thấy quan hệ hôn nhân của A với B vẫn đang tồn tại nên 200 triệu mà A có với Q sẻ có 1 nữa là của B vì thế di sản của ông A sẻ là 300
Chia thừa kế
A chết để lại di chúc ta chia theo di chúc.
Xét di chúc ta thấy di chúc bị không có hiệu lực một phần (theo điểm a khoản 2 điều 667) phần của C (C chết cùng thời điểm với A)
Di sản của A sẻ được chia như sau, B=D=E=300/4=75 triệu
Phần còn lại chia theo pháp luật (phần của C)
Theo điểm a khoản 1 điều 676 thì những người sẻ được hưởng thừa kế gồm: B(vợ) D, E, P, C(X,Y) X và Y sẻ thế vị vào vị trí của C để nhận di sản của A(ông nội) theo điều 677
B=D=E=P=C(X+Y)= 75/5= 15 triệu
Ta thấy:
B, D,E mỗi người được hưởng 90 triệu
X+Y= 15 triệu
P=15 triệu
Dựa vào đề bài ta có thể suy ra P chưa thành niên nên sẻ được điều 669 bảo vệ. P sẻ được nhận cho đủ 2/3 của 1 suất thừa kế theo pháp luật.
1 suất thừa kế theo pháp luật ở đây là 300/5=60 triệu
2/3 của 1 suất =2/3*60=40 triệu
như vậy ta cần cho P hưởng thêm 40-15= 25 triệu
25 triệu này sẻ được trích từ các đông thừa kế theo tỉ lệ họ được hưởng
B,D,E,(X,Y) theo thứ tự là 6:6:6:1 để lấy ra 25 triệu vì vậy X và Y sẻ trích ra 1 khoản là 25/19=1.31 ta làm tròn là 1,5 cho dể tính nha
B=D=E= (25-1.5)/3 =7,5 triệu
như vậy :
Di sản mỗi người được hưởng cụ thể như sau
P 40 triệu
B =D=E= 82,5 triệu (B có thêm 300 triệu kia nữa)
X=Y=1/2 *13.5 triệu

Khải và Bà Ba kết hôn với nhau năm 1935 và có 3 con là anh Hải, anh Dũng, chị Ngân. Chị Ngân kết hôn với anh Hiếu và có con chung là Hạnh. Năm 2006, Ông Khải chết có để lại di chúc cho con gái và cháu ngoại được hưởng toàn bộ di sản của ông trong khối tài sản chung của ông và bà Ba. Một năm sau bà Ba cũng chết và để lại toàn bộ di sản cho chồng, các con người em ruột của chồng tên Lương. Năm 2009, anh Dũng chết do bệnh nặng và có di chúc để lại tất cả cho anh ruột là Hải. Sau khi Dũng chết thì những người trong gia đình tranh chấp về việc phân chia di sản.
Hãy giải quyết việc tranh chấp, biết rằng bà Ba và ông Khải không còn người thân thích nào khác, anh Hải có lập văn từ chối hưởng di sản của bà Ba và anh dũng theo đúng qui định của pháp luật, chị Ngân cũng từ chối hưởng di sản của anh Dũng, tài sản chung của ông Khải và bà Ba cho đến thời điểm ông Khải chết là 1.2tỷ, sau khi ông Khải chết, bà Ba còn tạo lập một căn nhà trị giá 300triệu

Giải:

Tình huống của bạn có vài chỗ không ổn, này nhé:
- Thứ nhất, anh Dũng di chúc toàn bộ tài sản lại cho anh Hải, vậy có nghĩa là không có tên chị Ngân trong di chúc của anh Hải, vậy tại sao lại có chj chị Ngân từ chối hưởng tài sản anh Dũng để lại?
- Thứ hai,"các con người em ruột của chồng tên Lương", chỗ này bạn viết như thế người đọc dễ hiểu nhầm, theo P hiểu thì đó là các con của bà Ba và người em ruột của chồng tên là Lương.
Rắc rối nhỉ. Theo P, khi ông Khải chết đã di chúc lại toàn bộ tài sản của mình trong khối tài sản chung của 2 ông bà cho con gái và cháu ngoại, như vậy một số tài sản của ông Khải (tạm xác định là 1/2x1,2t tỷ) sẽ được chia đều cho con gái vá cháu ngoại, mỗi người 300 triệu.
vậy, sau khi thực hiện di chúc của ông Khải, số tiền còn lại thuộc tài sản của bà Ba là 600 + 300 = 900 triệu. Bà Ba chết để lại tài sản cho các con và người em ruột của chồng là Lương (tổng cộng 4 người), vậy số tiền 900 triệu sẽ được chia đều tiếp cho 4 người, mỗi người 225 triệu.
Anh Dũng thừa kế từ bà Ba 225 triệu, sau khi anh chết, di chúc toàn bộ tài sản này cho anh Hải, vậy anh Hải được hưởng thêm số tài sản này.
Nhưng anh Hải từ chối hưởng di sản của bà Ba và anh Dũng, vì vậy còn dư ra 500 triệu. 500 Triệu này theo P sẽ được chia tiếp theo pháp luật, theo hàng thừa kế thứ nhất gồm chị Ngân, vợ con anh Hải (nếu có)

BT2: Năm 1972, Ô A kết hôn với bà B. Ô bà sinh được 3 con là M, N, C. Năm 1995, M kết hôn với E sinh được H & X. N lấy chồng sinh được con là K & D. Tháng 3/1997 Ô A chết để lại di chúc cho X & N. Qua quá trình điều tra thấy rằng Ô A lập di chúc không hợp pháp. Biết rằng tài sản của ông A là 200 triệu VNĐ. Tài sản chung của Ô bà là 100 triệu VNĐ. Bà B mai táng cho ông A hết 40 triệu. Hãy chia tài sản thừa kế.

Giải: Theo đề bài ta được các dữ kiện sau:
Tài sản riêng của ông A là 200.
Tài sản chung của ông A và B là 100.
Di sản của ông A là 200 + (100/2)=250.
Do bà B làm mai táng cho ông A hết 40 nên di sản của ông A còn lại là 250-40=210.
Theo luật định những người được hưởng tài sản thừa kế của ông A gồm bà B, M, N và C: 210/4=52,5.

BT3: Năm 1950, Ô A kết hôn với bà B. Ô bà sinh được 2 người con gái là chị X (1953) & chị Y (1954). Sau một thời gian chung sống, giữa Ô A & bà B phát sinh mâu thuẫn, năm 1959 Ô A chung sống như vợ chồng với bà C. A & C sinh được anh T (1960) & chị Q (1963). Tháng 8/1979, X kết hôn với K, anh chị sinh được 2 con là M & N (1979-sinh đôi). Năm 1990, trên đường về quê chị X bị tai nạn chết. Năm 1993, Ô A mắc bệnh hiểm cùng kiệt & đã qua đời. Trước khi chết, Ô A có để lại bản di chúc với nội dung cho anh T thừa hưởng toàn bộ tài sản do ông A để lại. Không đồng ý với bản di chúc đó, chị Y đã yêu cầu tòa án chia lại di sản của bố mình. Qua điều tra tòa án xác định khối tài sản của Ô A và bà B là 500 triệu đồng. Hãy xác định hàng thừa kế đối với những người được hưởng di sản thừa kế của chị X & Ô A?

Giải: Theo dữ kiện bài ta thấy năm 1959 ông A chung sống như vợ, chống với bà C thì việc này pháp luật vẫn thừa nhận ông A và bà C là vợ chồng hợp pháp.
Năm 1990,chị X chết nhưng đề bài không nói tài sản của chị X là bao nhiêu nên xem bằng 0.
Năm 1993 ông A mất và có lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho anh T.
Tài sản của ông A và bà B có được là 500
Tài sản của ông A và bà C đề bài không nêu nên ta xem như bằng 0.
Di sản của ông A là 500/2=250.
250 chính là giá trị tài sản mà ông A có quyền định đoạt.
Tài sản của anh T được hưởng là 250. Tuy nhiên theo quy định pháp luật thì những người sau đây được hưởng thừa kế gồm bà B và bà C mỗi người được hưởng 2/3 giá trị của một suất chia theo pháp luật.
Người được hưởng thừa kế chia theo pháp luật gồm bà B, bà C, anh T, Q, X, Y: 250/6=41,6
Như vậy bà B=bà C=2/3 (250/6)=27,7
Tài sản của anh T còn lại là 250-(27,7x2)=194,6
Các trường hợp còn lại không được hưởng vì X đã mất, Y, Q đã thành niên và không bị mất năng lực hành vi.


Tài liệu DOC, 15 trang

079iQv1rYq79L4I
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status