Hướng tới việc nâng cao hiệu lực các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Hướng tới việc nâng cao hiệu lực các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam



MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Phần I: Lý thuyết chung 3
I- Chính sách tiền tệ: 3
1. Khái niệm chính sách tiền tệ: 3
2. Vai trò & tầm quan trọng của chính sách tiền tệ: 3
3. Tác động của chính sách tiền tệ: 4
4. Mục tiêu của chính sách tiền tệ: 5
II. Ngân hàng trung ương : 6
1. Quá trình phát triển: 6
2. Vai trò của NHTƯ trong việc thực hiện chính sách tiền tệ: 7
III. Hệ thống các công cụ của chính sách tiền tệ của NHTƯ: 8
A. Các công cụ truyền thống: 8
1. Dự trữ bắt buộc: 8
2. Lãi suất chiết khấu: 13
3. Nghiệp vụ thị trường tự do 19
B. Các công cụ bổ trợ: 23
1. Chính sách ngoại hối & tỉ giá: 23
2. Hạn mức tín dụng & lãi suất tín dụng: 28
Phần II: Thực trạng trong việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt nam. 33
I- Đánh giá tổng quát quá trình thực hiện : 33
1. Những thành công: 33
2. Những hạn chế trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam: 36
IIĐánh giá chung việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của NHTƯ 37
1. Dự trữ bắt buộc: 37
2. Lãi suất tái chiết khấu: 39
3. Nghiệp vụ thị trường mở: 42
4. Công cụ lãi suất: 44
5. Công cụ tỉ giá & chính sách ngoại hối của NHTƯ: 47
Phần III: Hướng tới việc nâng cao hiệu lực các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam. 51
I- Những yêu cầu chung : 51
1. Phát triển thị trường tài chính: 51
2. Hoàn thiện hệ thống ngân hàng: 52
II- Các giải pháp cụ thể áp dụng đối với một số các công cụ của CSTT 53
1. Dự trữ bắt buộc: 54
2. Nghiệp vụ thị trường mở: 55
Kết Luận 57





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


có thể sửa lại lập tức bằng cách tiến hành nghiệp vụ bán trên thị trường.
Thứ tư là nghiệp vụ thị trường tự do có thể được tiến hành hiệu quả do không gặp phải những trở ngại về mặt thủ tục hành chính. Lệnh của NHTƯ về việc mua hay bán các giấy tờ có giá sẽ được thực hiện ngay sau khi nhà giao dịch chứng khoán nhận được lệnh.
Thứ năm là nghiệp vụ thị trường tự do có tính an toàn cao. Giao dịch trên thị trường này hầu như không gặp rủi ro cho cả NHTƯ lẫn NHTM vì cơ sở đảm bảo cho các giao dịch này trên thị trường là những giấy tờ có giá, tính thanh khoản cao.
Chính nhờ những ưu điểm quan trọng của nghiệp vụ thị trường tự do mà ngày nay, công cụ này ngày càng được sử dụng rộng rãi trong việc thực thi chính sách tiền tệ ở mỗi quốc gia và kết quả của nó không chỉ dừng lại ở hiệu quả điều hành của NHTƯ mà còn góp phần vào sự phát triển của thị trường liên ngân hàng, thị trường chứng khoán...qua đó thúc đẩy quá trình hiện đại hoá nền kinh tế.
B. Các công cụ bổ trợ:
Ngoài những công cụ chủ yếu để điều hành chính sách tiền tệ, ngày nay, với sự phát triển và hoàn thiện không ngừng của nền kinh tế nói chung và nghiệp vụ ngân hàng nói riêng, bên cạnh các công cụ truyền thống, NHTƯ còn sử dụng một hệ thống các công cụ trung gian nhằm nâng cao hiệu quả của việc quản lý. Trong khuôn khổ tiểu luận xin được giới thiệu các công cụ: chính sách ngoại hối & tỉ giá và hạn mức tín dụng & lãi suất.
1. Chính sách ngoại hối & tỉ giá:
1.1. Giới thiệu chung:
Như phần trên đã trình bày, NHTƯ có thể điều tiết lượng tiền trong lưu thông qua hai kênh chính thức. Kênh thứ nhất được thể hiện qua hình thức cho vay tái chiết khấu và cấp vốn cho các tổ chức tín dụng, kênh thức hai qua mua bán trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và mua bán các giấy tờ có giá trên thị trường mở. Trên thực tế, hiệu quả của kênh thứ hai được đánh giá rất cao và chính sách ngoại hối có một vai trò rất quan trọng trong việc quản lý lưu thông và cung ứng tiền tệ của NHTƯ. Đó là một công cụ hữu hiệu để NHTƯ thực thi chính sách tiền tệ, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
Chính sách ngoại hối có liên quan đến việc mua bán và gửi tiền bằng các đồng tiền riêng biệt của NHTƯ. Nghiệp vụ này được tiến hành trên thị trường ngoại hối. Thị trường ngoại hối là thị trường quốc tế mà chính trên thị trường này, các giao dịch được thực hiện để xác định tỉ giá và theo đó, các đồng tiền được trao đổi với nhau từ đồng tiền này sang đồng tiền khác. Đồng tiền khác này, đến lượt mình lại xác định giá mua hàng hoá và tài sản chính nước mình. Vậy, theo những tính chất trên, tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền để tính ra một đồng tiền khác hay còn gọi là mức giá tại đó hai đồng tiền chuyển đổi cho nhau.
Tỉ giá hối đoái là giá của một đồng tiền để đổi ra một đồng tiền khác. Tỉ giá hối đoái rất quan trọng bởi nó tác động đến giá cả tương đối của hàng hoá trong nước và nước ngoài. Khi đồng tiền của một nước tăng giá so với các đồng tiền khác thì hàng hoá của nước đó tại nước ngoài sẽ trở nên đắt hơn và hàng hoá của nước ngoài tại nước đó sẽ trở nên rẻ hơn. Chính vì tỉ giá là một mắt xích quan trọng trong mối quan hệ giữa đồng nội tệ và ngoại tệ nên NHTƯ các nước tìm mọi cách can thiệp khi tỉ giá biến động bằng cách mua và bán các đồng tiền, nhằm chống lại nguy cơ khủng hoảng tiền tệ.
Việc can thiệp trên thị trường hối đoái nhằm đạt được hai mục tiêu trực tiếp là đưa tỉ giá vào quĩ đạo đã định trong ý đồ chính sách tiền tệ của một giai đoạn nào đó và điều khiển cung ứng tiền tệ quốc gia. Muốn sử dụng công cụ can thiệp thị trường hối đoái NHTƯ phải có một chính sách tỉ giá dựa trên những điều kiện cụ thể của mình.
Có những cơ chế tỉ giá hối đoái khác nhau. Đó là một tổng hoà những điều kiện, trong đó chính phủ các quốc gia cho phép ấn định các tỉ giá hối đoái, như tỉ giá hối đoái cố định - NHTƯ cố định mức tỉ giá chuyển đổi & tỉ giá hối đoái thả nổi - xác định bằng mức cân bằng tỉ giá trên thị trường tự do mà không có sự can thiệp của NHTƯ bằng dự trữ quốc tế. Mỗi một cơ chế có những đặc điểm riêng, nhưng cơ chế tỉ giá cố định có nhiều nhược điểm. Điển hình cho cơ chế này là hệ hống Bretton Woods. Sự thất bại của B.W là do IMF đòi hỏi các nước thiếu hụt dự trữ quốc tế phải theo đuổi việc phá giá hay các chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng lại không thể đòi hỏi các quốc gia dư thừa dự trữ quốc tế nâng tỉ giá của họ hay theo đuổi một chính sách tiền tệ nới lỏng.
Tác động của tỉ giá :
Như ta đã thấy, chính sách ngoại hối của NHTƯ có thể gây ra những thay đổi trong tỉ giá hối đoái. Tỉ giá hối đoái thay đổi có tác động to lớn đến lưu thông tiền tệ và thanh toán quốc tế. Tác động của nó thể hiện rõ rệt nhất trên cán cân thanh tóan quốc tế.
Cán cân thanh toán quốc tế là một tài khoản tổng hợp sự chuyển dịch ngoại tệ ra vào quốc gia trong một thời kì nhất định, bao gồm cán cân thanh toán vãng lai (hàng hoá-dịch vụ) và cán cân vốn.
Cán cân vốn thực chất là một bản cân đối các khoản đi vay và cho vay tín dụng thực hiện bằng ngoại tệ. Khi tỉ giá cao lên, tức là đồng nội tệ mất giá so với đồng ngoại tệ sẽ khuyến khích đầu tư nước ngoài vào và ngược lại, khi tỉ giá giảm sẽ hạn chế việc đầu tư.
Cán cân vãng lai phản ánh tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá giữa các nước và phần quan trọng nhất của cán cân vãng lai chính là chênh lệch xuất nhập khẩu. Khi tỉ giá giảm, tức là đồng nội tệ tăng giá so với đồng ngoại tệ, hàng hoá nước ngoài giảm giá trong khi hàng hoá trong nước tăng giá. Điều này sẽ khuyến khích giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu. Ngược lại, khi tỉ giá tăng, đồng nội tệ mất giá so với đồng ngoại tệ sẽ dẫn đến việc gia tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu. Tỉ giá tác động mạnh mẽ tới các cân thanh toán quốc tế, nhưng nó cũng chịu sự tác động ngược trở lại. Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh mức cung cầu về ngoại tệ, do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ giá hối đoái bởi vì tỉ giá hối đoái được xác lập trên cơ sở cân đối giữa cung và cầu về ngoại tệ.
Việc xác lập một tỉ giá thấp hay cao hơn giá cân bằng đòi hỏi NHTƯ bù lỗ bằng cách bán hay mua trên thị trường một khối lượng ngoại tệ tương ứng, nếu không sẽ gây ra tình trạng giá chợ đen cao, gây mất ổn định và đình trệ cho mọi mặt của nền kinh tế.
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái:
Bất kì nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi tức dự tính về tiền gửi nứơc ngoài và tiền gửi trong nước đều có ảnh hưởng đến tỉ giá, ở đây xin dược trình bàyvề hai nhân tố, đó là cung tiền và lãi suất.
* Lãi suất:
Lãi suất trong nước thường được coi là nhân tố chính ảnh hưởng đến tỉ giá. Ta biết rằng lãi suất thực tế bằng lãi suất danh nghĩa - tỉ lệ lạm phát dự tính. Nếu như lãi suất thực tế trong nước tăng lên và tỉ lệ lạm phát dự kiến không thay đổi ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status