Đề án Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế ở nước ta - pdf 23

Download miễn phí Đề án Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế ở nước ta



MỤC LỤC
Trang
I- sở hữu và cơ cấu sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 3
1. Sở hữu và tầm quan trọng của sở hữu về tư liệu sản xuất 3
1.1. Sở hữu 3
1.2. Tầm quan trọng của sở hữu về tư liệu sản xuất trong đời sống kinh tế - xã hội. 4
2. Cơ cấu sở hữu ở nước ta hiện nay 5
2.1. Sở hữu nhà nước. 5
2.2. Sở hữu tập thể 6
2.3. Sở hữu tư bản tư nhân 7
2.4. Sở hữu cá thể tiểu chủ 7
2.5. Sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài 8
2.6. Sở hữu hỗn hợp 8
II- Cơ cấu thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta 10
1. Tính tất yếu tồn tại các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta 10
2. Cơ cấu các thành phần kinh tế ở nước ta 10
2.1. Kinh tế nhà nước 10
2.2. Kinh tế tập thể (hợp tác) 11
2.3. Kinh tế cá thể, tiểu chủ 11
2.4. Kinh tế tư bản tư nhân 12
2.5. Kinh tế tư bản nhà nước 12
2.6. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 13
3. Thực tiễn giải quyết quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế ở nước ta vừa qua 13
III- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế ở nước ta 16
1. Tiếp tục đổi mới kinh tế nhà nước 16
2. Mở rộng và phát triển kinh tế tập thể trong đó hợp tác xã là nòng cốt 17
3. Tạo điều kiện để kinh tế tư nhân tư bản chủ nghĩa phát triển trong các ngành nghề luật pháp không cấm 18
4. Phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ, nhất là kinh tế trang trại 18
5. Mở rộng và nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 19
6. Phát triển các hình thức kinh tế tư bản nhà nước 19
C - Kết luận 21
tài liệu tham khảo 22
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


i mới từ gốc của Đảng ta.
Hiện nay, cơ cấu sở hữu ở nước ta bao gồm 6 hình thức:
2.1. Sở hữu nhà nước.
Trước đây chúng ta thường dùng khái niệm sở hữu toàn dân, một khái niệm rất trừu tượng, mơ hồ.Sở hữu toàn dân có nghĩa là vô chủ, không thuộc ai cả, cũng không có cơ chế nào để thực hiện cơ chế đó. Vì vậy đòi hỏi thay đổi khái niệm thành “sở hữu nhà nước”.
Sở hữu nhà nước bao gồm tất cả các lực lượng kinh tế vật chất trong các doanh nghiệp nhà nước. Trong các ngân hàng, kho bạc, ngân sách, dự trữ quốc gia... mà nhà nước là chủ sở hữu. Trong các xã hội còn tồn tại nhà nước tất yếu tồn tại sở hữu nhà nước. Dưới chủ nghĩa tư bản cũng có sở hữu nhà nước, bởi vậy nó không phải là hình thức sở hữu riêng có của chủ nghĩa xã hội. Sự khác nhau giữa hai hình thức sở hữu nhà nước XHCN và tư bản chủ nghĩa là do tính chất của nhà nước và tính chất của quan hệ phân phối khác nhau quyết định.
Trong tính đa dạng của các hình thức sở hữu, sở hữu nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Khái niệm sở hữu nhà nước có nội dung và phạm vi rộng lớn, trong đó có doanh nghiệp nhà nước. Do vậy, không phải duy nhất chỉ có doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo mà là kinh tế nhà nước trong đó doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận giữ vai trò chủ đạo.
Sở hữu nhà nước có thể tồn tại dưới các hình thức doanh nghiệp 100% vốn của nhà nước, dưới hình thức doanh nghiệp mà vốn của nhà nước nắm đa phần hay nắm tỉ trọng cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt, hay có cổ phần trong các hình thức doanh nghiệp khác với tỉ trọng chưa nhiều.
2.2. Sở hữu tập thể
ở nước ta trước đây, hình thức sở hữu tập thể chủ yếu tồn tại dưới hình thức hợp tác xã (gồm cả hợp tác xã nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp), với nội dung là cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của đối tượng sở hữu đều là của chung, mà các xã viên là chủ sở hữu. Chính vì vậy mà với các hình thức sở hữu này, quyền mua, bán hay chuyển nhượng tư liệu sản xuất, trong thực tế sản xuất và lưu thông ở nước ta đã diễn ra hết sức phức tạp. Tuy nhiên, hợp tác xã là một hình thức sở hữu kinh tế tiến bộ trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.Vì vậy chúng ta cần duy trì và phát triển hơn nữa hình thức sở hữu này khi xây dựng chủ nghiã xã hội . “ Chế độ của những xã viên hợp tác xã văn minh là chế độ xã hội chủ nghĩa”.
Hợp tác xã là nhu cầu thiết thân của kinh tế hộ gia đình, của nền sản xuất hàng hoá. Khi lực lượng sản xuất trong nông nghiệp và công nghiệp nhỏ phát triển tới một trình độ nhất định, nó sẽ thúc đẩy quá trình hợp tác. Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hoá, các nhu cầu kinh tế về vốn, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm... đòi hỏi các hộ sản xuất phải hợp tác với nhau mới có khả năng cạnh tranh và phát triển. Chính nhu cầu đó đã liên kết người lao động lại với nhau và làm nảy sinh quan hệ sở hữu tập thể. Thực tiễn cho thấy, ở nước ta hiện nay, đã có những hình thức hợp tác xã kiểu mới ra đời do nhu cầu tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường. Đó là hình thức hợp tác xã được tổ chức trên cơ sở đóng góp cổ phần và sự tham gia lao động trực tiếp của xã viên, phân phối theo kết quả lao động và theo cổ phần, mỗi xã viên có quyền như nhau đối với công việc chung. Điều này cho thấy, kết cấu bên trong của sở hữu tập thể đã thay đổi phù hợp với thực tiễn ở nước ta hiện nay.
2.3. Sở hữu tư bản tư nhân
Hiện nay, ở nước ta kinh tế tư bản tư nhân đang hình thành và được phép phát triển. Đây là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, sở hữu tư bản tư nhân, bao gồm cả doanh nghiệp của các nhà tư sản và các đơn vị kinh tế mà phần lớn vốn do một hay một số tư nhân góp lại, thuê lao động sản xuất kinh doanh dưới hình thức xí nghiệp tư doanh hay công ty cổ phần tư nhân. Nó cũng bao gồm cả hình thức kinh tế tư bản tư nhân nước ngoài đầu tư 100% vốn, hay nắm giữ tỷ lệ vốn khống chế. Trong thời kỳ quá độ, cách sản xuất tư bản chủ nghĩa không còn nguyên vẹn nữa. Bởi thế, kinh tế tư bản tư nhân ở nước ta chỉ hoạt động với tư cách là một thành phần kinh tế trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, được bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp.
2.4. Sở hữu cá thể tiểu chủ
Trước đây, kinh tế cá thể, tiểu chủ ở nước ta chủ yếu có tính chất tự cấp, tự túc, lại bị trói buộc bởi cơ chế quản lý. Hiện nay, nó đang được khuyến khích phát triển và đang có xu hướng phát triển thuận lợi. Kinh tế cá thể, tiểu chủ có mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế hợp tác xã, vì thế hình thức sở hữu cá thể cũng liên quan mật thiết với hình thức sở hữu tập thể. Kinh tế cá thể, tiểu chủ bao gồm những đơn vị kinh tế và những hoạt động kinh doanh dựa vào nguồn vốn và sức lao động của mỗi cá nhân, nhóm nhỏ là chủ yếu đang chiếm một vị trí quan trọng trong nhiều ngành nghề ở nông thôn cũng như ở thành thị. Nó có điều kiện phát huy nhanh và có hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng nhóm và từng người dân. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã chỉ rõ: “ Kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí quan trọng, lâu dài. Giúp đỡ kinh tế cá thể, tiểu chủ giải quyết các khó khăn về vốn, về khoa học và công nghệ, về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hướng dẫn kinh tế cá thể, tiểu chủ, vì lợi ích thiết thân và nhu cầu phát triển của sản xuất, từng bước đi vào làm ăn hợp tác một cách tự nguyện, hay làm vệ tinh cho các doanh nghiệp nhà nước hay hợp tác xã”.
Kinh tế cá thể, tiểu chủ thực chất là thành phần kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ. Nó được coi là sở hữu tư nhân, nhưng không phải là một chế độ sở hữu độc lập. Bởi vậy, nó không thể tạo ra quan hệ sản xuất, hay thay mặt cho một quan hệ sản xuất mà chỉ là kết quả tất yếu của quan hệ sản xuất đang tồn tại và phản ánh bản chất của quan hệ sản xuất đó.Thành phần kinh tế này cũng luôn chịu tác động của những quy luật kinh doanh và luôn bị phân tán, vì thế cần có các biện pháp kinh tế để tác động, hướng dẫn và cải biến nó theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.5. Sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài
Loại hình sở hữu này mới được thừa nhận, được đưa ra nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư vào nước ta. Cùng với việc chấp nhận hình thức sở hữu này, nhà nước đã từng bước thống nhất khung luật pháp, chính sách và điều kiện kinh doanh áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Hiện nay, số lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khá lớn và ngày càng gia tăng, cơ cấu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng cao. Trong 5 năm 1996 - 2000, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thực hiện đạt khoảng 10 tỷ USD, gấp 1,5 lần so với 5 năm trước. Năm 2000, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra 34% giá trị sản xuất toàn ng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status