Làng nghề Hà nội với tiến trình hội nhập kinh tế - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Làng nghề Hà nội với tiến trình hội nhập kinh tế



MỤC LỤC
Trang
I .Lời nói đầu 1
II.Làng nghề hà nội 2
 1.Tìm hiểu chung về làng nghề Hà Nội 2
 2.Vai trò , ý nghĩa của làng nghề 2
 a.Về giá trị kinh tế 2
 b.Về giá trị văn hoá -xã hội 3
III.Thực trạng làng nghề Hà nội những năm gần đây 4
 A.Sự khôi phục , phát triển 4
 1.Các làng nghề ngày càng mở rộng qui mô 4
 2.Tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động 5
 3.Sản phẩm phát triển , đẩy mạnh xuất khẩu 6
 B.Những khó khăn , thách thức 7
 1.Đầu ra của sản phẩm chưa ổn định 7
 2.Thiếu vốn sản xuất , kinh doanh 8
 3.Kỹ thuật , công nghệ còn lạc hậu 8
 4.Vấn đề truyến nghề 9
 5.Vấn đề môi trường 9
 6.Công tác quản lý của Nhà nước đối với
 làng nghề thiếu đồng bộ về cơ chế , chính sách 10
IV.Phát triển làng nghề với tiến trình hội nhập kinh tế 11
 A.Giải pháp trước mắt 11
 *.Đối với làng nghề 11
1.Đổi mới nhận thức về làng nghề phù hợp với
 quan điểm của Đảng ta về CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn 11
2.Ứng dụng rộng rãi tiến bộ KHCN mới vào các làng nghề 12
3.Tăng cường đào tạo,nâng cao chất lượng đội ngũ lao động 14
4.Nâng cao giá trị thẩm mỹ,nghệ thuật của sản phẩm làng nghề 15
5.Phát triển dịch vụ đi kèm,hình thành "làng nghề-làng văn hoá,du lịch" 16
6.Mở rộng thị trường , hướng ra xuất khẩu 17
 *.Đối với Nhà nước 18
1. Giải quyết tốt vấn đề vốn cho làng nghề dựa trên
 cơ sở quy hoạch và kế hoạch đã được duyệt 18
2. Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất 18
3. Bổ sung và hoàn thiện qui hoạch các làng nghề làm
căn cứ cho công tác kế hoạch , đầu tư và thị trường . 20
 B. Định hướng phát triển làng nghề trong xu thế hội nhập kinh tế 20
V.Kết luận 22
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


10 - 20 triệu đồng.
Tóm lại, với chính sách hội nhập và phát triển kinh tế về thương mại, dịch vụ của nhà nước, tận dụng nguồn nguyên liệu, lao động, phát huy nghề truyền thống các sản phẩm làng nghề Hà nội ngày một phong phú đa dạng, được bạn hàng thế giới ưa chuộng.
B - Những khó khăn, thách thức
Trong điều kiện khắc nghiệt của kinh tế thị trường với sự phát triển vượt bậc về công nghệ, kỹ thuật, các làng nghề Hà nội phải liên tục đối mặt với những khó khăn, thách thức.
1/ Đầu ra của sản phẩm chưa ổn định
Mặt hàng mà các làng nghề sản xuất , kinh doanh rất phong phú, đa dạng: đồ gốm, đồ gỗ, đồ đồng, chạm khắc, sơn mài, bánh kẹo, dệt may, giấy, tranh cổ ... được các bạn hàng thế giới rất ưa chuộng. Tuy nhiên, sản phẩm thường mang tính đồng loạt, mẫu mã ít thay đổi, sản phẩm lại phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu không ổn định. Khi có những hợp đồng với số lượng lớn, việc đảm bảo thực hiện đúng số lượng khiến nhiều doanh nghiệp lúng túng. Nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ mỹ nghệ ( Ví dụ: đồ gỗ ) thường hoạt động theo kiểu mùa vụ, có đơn hàng mới " chạy " nguyên liệu, số lượng lao động lại không cố định, nên lúc cần không huy động kịp, đặc biệt là những công đoạn đòi hỏi người thợ có trình độ chuyên môn, tay nghề nhất định. Chính vì vậy, nhiều khi chúng ta đã bị mất những đối tác kinh doanh nhiều tiềm năng.
Bên cạnh đó, đầu ra của sản phẩm phụ thuộc rất nhiều yếu tố: marketing, tìm và mở rộng thị trường, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Trước những vấn đề trọng yếu đấy, nhiều làng nghề Hà nội còn tỏ ra lúng túng. Chúng ta thiếu thông tin chính xác về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị hiếu người tiêu dùng. Có khi những doanh nghiệp lại tiếp nhận thông tin thị trường chủ yếu qua quan hệ cá nhân với tư thương hay cơ quan xuất nhập khẩu ( tức là những cá nhân hay đơn vị mua sản phẩm của họ ). Vì thế những thông tin này thường bị " nhiễu " theo chiều hướng có lợi cho bên mua, thiệt hại cho bên bán.
Không những thế, sản phẩm làng nghề còn bị đe dọa bởi sự cạnh tranh khắc nghiệt của các hàng công nghiệp sản xuất theo dây truyền, kỹ thuật tiên tiến, mẫu mã đẹp, lại hợp túi tiền người tiêu dùng.
Thị trường trong nước tràn ngập sản phẩm nước ngoài bởi nhiều khi " hàng Việt nam quá đắt ". Những năm gần đây, đời sống người dân lên cao, lại luôn có tâm lý " người Việt nam dùng hàng Việt nam ". Tuy nhiên, điều đó chỉ phù hợp với những mặt hàng tiêu dùng như quần áo, giầy dép, thực phẩm ..., còn các sản phẩm mỹ nghệ có giá thành còn cao không phù hợp với mức thu nhập trung bình của người lao động.
2/ Thiếu vốn sản xuất, kinh doanh
Thiếu vốn sản xuất, kinh doanh là hiện tượng khá phổ biến ở các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh. Những năm qua, ngành Ngân hàng ( Ngân hàng nông nghiệp và Phát tiển nông thôn, Ngân hàng phục vụ người nghèo, các tổ chức tín dụng... ) thông qua các chương trình, dự án đã tạo điều kiện khá thuận lợi cho các làng nghề được vay vốn. Nhưng chính sách vay vốn vẫn chưa thật phù hợp với đối tượng sản xuất kinh doanh. Ngân hàng thường chỉ cho vay ngắn hạn ( dưới 6 tháng ) với số lượng ít và thu lãi ngay từng tháng trong khi đó các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh đều có nhu cầu vay vốn với số lượng lớn theo cơ chế vay trung hạn hay vay dài hạn vì khả năng tiêu thụ sản phẩm thường chậm. Thủ tục cho vay vốn rườm rà, phức tạp làm cho lãi suất vay của Ngân hàng cũng chẳng có gì ưu đãi hơn so với lãi suất ở thị trường tự do. Mặt khác, các hộ sản xuất kinh doanh ( kể cả các doanh nghiệp ) do thiếu tài sản thế chấp, thiếu giấy tờ hợp lệ nên Ngân hàng ngại cho vay vốn vì sợ tỷ lệ rủi ro cao.
Sản phẩm chưa được quảng bá, chưa kêu gọi được nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tiềm lực tài chính còn yếu kém, các doanh nghiệp làng nghề gặp không ít khó khăn khi phải cạnh tranh với những doanh nghiệp nước ngoài có tài chính lớn hơn.
3/ Kỹ thuật, công nghệ còn lạc hậu
Phần lớn kỹ thuật công nghệ áp dụng ở các làng nghề Hà nội là công nghệ cổ truyền, còn khá thô sơ, lạc hậu. Công nghệ đó chỉ sử dụng ở quy mô nhỏ, năng suất thấp, ít khả năng phổ biến rộng rãi lại gây ô nhiễm môi trường. Hàng mỹ nghệ ít mẫu mã mới, thường rơi vào tình trạng lai căng, lai tạp ( hình dáng Đức, họa tiết Trung Quốc, Nhật... ). Hình dáng, họa tiết bị trung lập và thiếu tính hiện đại. Đội ngũ thể hiện các bản vẽ ít, thiếu kinh nghiệm, họa sĩ sáng tác mẫu mới không sản xuất được do không có cơ sở khoa học kỹ thuật. Hầu hết công nghệ kỹ thuật hiện đang sản xuất đã có sẵn từ xưa, ít có sự đầu tư, nghiên cứu để cải tiến hay đưa những tiến bộ mới vào thay thế, tính bảo thủ nghề còn rất nặng nề, cơ khí mới sử dụng 37%, còn 63% là thủ công. Đó chính là những nguyên nhân làm cho sản phẩm làng nghề đạt chất lượng thấp, giá thành cao, sức cạnh tranh kém.
4/ Vấn đề truyền nghề
Những khó khăn về đầu ra sản phẩm, cùng với nếp sống ngày nay khiến không ít người con làng nghề nản lòng, tìm kiếm một công việc khác. Chủ yếu lao động hiện nay trong làng nghề có trình độ phổ thông thấp , ít lao động bậc cao, tay nghề giỏi . Những người thợ cả, nghệ nhân bậc thầy ( những người giữ vị trí quan trọng ) ngày càng giảm. Mà khả năng cạnh tranh, sức sống của sản phẩm làng nghề như gốm, sứ, mỹ nghệ, khảm trai, sơn mài, gỗ ... chủ yếu phụ thuộc tài hoa, kinh nghiệm, tay nghề người lao động. Nguyên nhân quan trọng là do chính tư tưởng quan niệm của người dân làng nghề. Họ mong muốn con chăm học hành trở thành kỹ sư, bác sĩ, nhà kinh tế ... không muốn con vất vả học nghề , rồi những người tâm huyết gắn bó với nghề cũng ít dần. Điều này làm cho việc cải tiến mẫu mã nâng cao chất lượng rất khó khăn vì thiếu lực lượng trẻ, khỏe, năng động, thực sự tâm huyết với làng nghề. Hơn nữa, từ nhiều đời nay, chủ yếu nghề truyền thống được dạy theo cách cha truyền con nối, bí quyết gia đình, dòng họ không truyền cho người ngoài ( theo thống kê, cách truyền nghề này chiếm tới 60,15% ở các làng nghề, số thợ ở làng nghề được đào tạo chính quy chỉ chiếm 0,78% ). Vì vậy những bí quyết nhà nghề có nguy cơ bị mai một dần.
5/ Vấn đề môi trường ở các làng nghề
Các làng sắt, đúc đồng, làm giấy tạo ra hàng nghìn m3 nước thải, sút, axit, kim loại nặng ... không hề được xử lý mà được đổ thẳng ra môi trường.
Nhiều cơ sở sản xuất hộ gia đình không quan tâm đến vệ sinh môi trường, bảo hộ lao động cho người lao động. Đa phần các hộ gia đình sử dụng nhà ở làm nơi sản xuất và kho trữ, trong đó chỉ có 20,7% số hộ sản xuất có nhà kiên cố, còn lại là nhà tạm và bán kiên cố, thiếu ánh sáng, thiếu diện tích.
6/ Công tác quản lý của Nhà nước đối với làng nghề thiếu đồng bộ về cơ chế, chính sách
Những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã chú ý khôi phục, phát triển lại hệ thống làng nghề nhưng chỉ là bước đầu, còn thiếu vững chắc . Một trong những lý do dẫn đến tình trạng đó là các cơ quan quản lý Nhà nước...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status