Đề án Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - pdf 23

Download miễn phí Đề án Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa



MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Nội dung 2
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường 2
1. Các quan điểm về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế 2
2. Tính tất yếu khách quan cần có vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế 4
2.1. Thực trạng về vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước về kinh tế 4
2.2. Cơ chế thị trường - đặc trưng và những ưu, khuyết điểm của nó 6
2.2.1. Khái niệm cơ chế thị trường 6
2.2.2. Các đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường 6
2.2.3. Ưu điểm và khuyết tật của cơ chế thị trường 7
2.3.4 Vai trò quản lý và điều tiết kinh tế của Nhà nước 8
3. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 10
3.1. Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta 10
3.2. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta 12
4. Mục tiêu và các chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế 13
4.1. Các mục tiêu kinh tế vĩ mô 13
4.2. Chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước về kinh tế 15
II. Một số giải pháp cơ bản nhằm đổi mới và tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước ta hiện nay 16
1. Tiếp tục đổi mới nhận thức và hoàn thiện tốt chức năng lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước với chức năng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp 16
2. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế 16
3. Đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhà nước 17
4. Đẩy mạnh đấu tranh chống tệ quan liêu và nạn tham nhũng 17
5. Tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 17
6. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước 18
 
Kết luận 20
Tài liệu tham khảo 21
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


trị, xã hội, đảm bảo tăng trưởng kinh tế khá, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, đưa nước ta cơ bản ra khỏi khủng hoảng; đã mạnh dạn đổi mới cơ chế, chính sách quản lý kinh tế và điều hành, xử lý các tình huống hết sức phức tạp có hiệu quả tốt. Nhà nước cũng đã mạnh dạn đổi mới hệ thống kinh tế nhà nước, đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, từng bước phân định rõ chức năng lãnh đạo của Đảng, quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh; đổi mới và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước phù hợp với cơ chế mới… Do đó, đã góp phần to lớn vào phát triển kinh tế xã hội và thành công của công cuộc đổi mới.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong quá trình đổi mới, quản lý nhà nước về kinh tế còn có nhiều mặt hạn chế và yếu kém:
Quản lý nhà nước chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ mới, chưa phát huy đầy đủ mặt tích cực và hạn chế được tính tự phát, tiêu cực của kinh tế thị trường. Đất đai, vốn và tài sản nhà nước chưa được quản lý chặt chẽ, sử dụng lãng phí và thất thoát nghiêm trọng, chưa tăng cường được vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, chưa nhất quán, thực hiện chưa nghiêm.
Quản lý lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tiền tệ, giá cả, kế hoạch, thương mại, phân phối thu nhập, đất đai, vốn và tài sản nhà nước chưa tốt, chưa hiệu quả và chậm đổi mới.
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước còn nặng nề, quan hệ phân công và hiệp tác chưa rõ ràng và còn nhiều vướng mắc, tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phân tán cục bộ còn nghiêm trọng; cán bộ và công chức nhà nước còn nhiều hạn chế cả về trình độ, năng lực và phẩm chất, chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ.
Thực trạng trên đòi hỏi nhà nước phải tiếp tục đổi mới quản lý, tăng cường vai trò quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế. Đó là một tất yếu khách quan.
2.2. Cơ chế thị trường - đặc trưng và những ưu, khuyết điểm của nó
2.2.1. Khái niệm cơ chế thị trường:
Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế hàng hoá do sự tác động của các qui luật kinh tế vốn có của nó; cơ chế đó giải quyết ba vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế là cái gì, như thế nào, và cho ai. Cơ chế thị trường bao gồm các nhân tố cơ bản là cung, cầu và giá cả thị trường.
2.2.2. Các đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường:
Trước hết, thông qua cơ chế thị trường mà các vấn đề có liên quan đến việc phân bổ sử dụng các nguồn tài nguyên sản xuất khan hiếm như lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên về cơ bản được quyết định một cách khách quan thông qua sự hoạt động của các qui luật kinh tế đặc biệt là qui luật cung cầu. Thông qua qui luật cung - cầu mà hình thành nên giá cả thị trường, giá cả thị trường lên xuống xung quanh giá trị thị trường và nó là kết quả thoả thuận giữa người mua với người bán, nó tạo lên mức lợi nhuận trên thị trường mà từ đó có tác động chuyển dịch cơ cấu đầu tư sản xuất vào các lĩnh vực cho lợi nhuận cao
Thứ hai, trong cơ chế thị trường, tất cả các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế được tiền tệ hoá thông qua giá cả thị trường, làm cho các hoạt động kinh tế phát triển nhanh và dễ dàng hơn.
Thứ ba, trong cơ chế thị trường, động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và lợi ích kinh tế được biểu hiện tập trung ở mức lợi nhuận.
Thứ tư, cơ chế thị trường tạo cho các chủ thể kinh tế tự do lựa chọn phương án sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Dựa trên các qui luật kinh tế và tính tự chủ, các mối quan hệ kinh tế, các nhà sản xuất, kinh doanh lựa chọn cho mình phương án sản xuất và kinh doanh phù hợp nhất để thu được lợi nhuận tối đa, và người tiêu dùng được tự do lựa chọn tiêu dùng vì các quan hệ kinh tế đã được tiền tệ hoá.
Thứ năm, thông qua sự hoạt động của các qui luật kinh tế, đặc biệt là sự linh hoạt của hệ thống giá cả, nền kinh tế thị trường luôn duy trì được thế cân bằng giữa mức cung và cầu của tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ, ít gây ra sự khan hiếm và thiếu thốn hàng hoá.
Thứ sáu, cạnh tranh là môi trường và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả của sản suất. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh diễn ra một cách phổ biến trong cả lĩnh vực sản xuất và trong cả lĩnh vực lưu thông, hình thức và những biện pháp của cạnh tranh có thể rất phong phú nhưng động lực và mục đích cuối cùng cuả cạnh tranh chính là lợi nhuận.
Thứ bảy, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, mối quan hệ giữa mục tiêu tăng cường tự do cá nhân và mục tiêu và công bằng xã hội, giữa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cũng có sự phát triển tương ứng.
Thứ tám, cơ chế thị trường đặt người tiêu dùng vào vị trí hàng đầu. Nhờ sự phát triển sức sản xuất mới và các nhu cầu mới, cơ chế thị trường có xu hướng thoả mãn nhu cầu biến đổi không ngừng của các nhóm dân cư sao cho phù hợp với lối sống của họ, thay cho nguyên tắc sản xuất, cung ứng hàng loạt, bất chấp nhu cầu.
Thứ chín, nhà doanh nghiệp là nhân vật trung tâm trong hoạt động thị trường, là nhân tố sống động của cơ chế thị trường. Nhà nước không đứng ngoài cơ chế thị trường. Không có nhà doanh nghiệp thì không có cơ chế thị trường.
2.2.3. Ưu điểm và khuyết tật của cơ chế thị trường:
Thực tế khó đánh giá đầy đủ những ưu điểm và khuyết tật của cơ chế thị trường. Tuy nhiên, có thể nêu lên những ưu điểm của cơ chế thị trường như sau:
Cơ chế thị trường kích thích hoạt động của các chủ thể kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động tự do của họ. Do đó làm cho nền kinh tế phát triển năng động, huy động được nguồn lực của xã hội vào phát triển kinh tế.
Cạnh tranh buộc những người sản xuất phải giảm hao phí lao động cá biệt đến mức thấp nhất có thể được bằng cách áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, nhờ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng và số lượng hàng hoá.
Sự tác động của cơ chế thị trường đưa đến sự thích ứng tự phát giữa khối lượng và cơ cấu của sản xuất với khối lượng và cơ cấu nhu cầu xã hội, nhờ đó có thể thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân và sản xuất về hàng ngàn, hàng vạn loại sản phẩm khác nhau. Những nhiệm vụ này nếu Nhà nước làm sẽ phải thực hiện một khối lượng công việc khổng lồ, có khi không thực hiện được và đòi hỏi chi phí cao trong việc đưa ra các quyết định.
Cơ chế thị trường mềm dẻo hơn Nhà nước và có khả năng thích nghi cao hơn khi những điều kiện kinh tế thay đổi, làm thích ứng kịp thời giữa sản xuất với nhu cầu xã hội.
Nhờ vậy cơ chế thị trường giải quyết được những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế: Cần sản xuất loại hàng hoá gì với số lượng bao nhiêu do người tiêu dùng quyết định; Lợi nhuận lôi cuốn các doanh nghiệp vào s
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status