Tiết kiệm là quốc sách - Lý luận và thực tiễn - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Tiết kiệm là quốc sách - Lý luận và thực tiễn



MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I- TIẾT KIỆM LÀ QUỐC SÁCH 2
I- Khái niệm tiết kiệm và nguyên nhân phải tiết kiệm 2
1. Khái niệm 2
2. Nguyên nhân phải tiết kiệm 2
II- Mối quan hệ đầu tư - tiết kiệm 3
1. Các quyết định kinh tế của hộ gia đình 4
2. Các quyết định vay mượn và đầu tư của các hãng 5
3. Tiết kiệm của Chính phủ 5
4. Sự cân bằng giữa cho vay (Tiết kiệm) và vay (Đầu tư ) 6
III- Mối quan hệ giữa tích luỹ và tiết kiệm 8
1. Vấn đề chung về tích luỹ 8
2. Mối quan hệ giữa tích luỹ và tiết kiệm 10
IV- Tiết kiệm là quốc sách 11
 
CHƯƠNG II- NGUYÊN NHÂN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THỰC HÀNH TIẾT KIỆM CHỐNG LÃNG PHÍ 14
I- Trong lĩnh vực chi tiêu hành chính 14
II- Thực trạng của việc tiết kiệm trong xây dựng cơ bản 16
III- Thực trạng tình hình sử dụng tài sản công, tài nguyên thiên nhiên 19
IV- Trong lĩnh vực sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp Nhà nước 22
V- Trong lĩnh vực chi tiêu của dân cư 25
 
CHƯƠNG III- NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ 27
I- Trong lĩnh vực chi tiêu hành chính sự nghiệp và kinh phí dự án 27
II- Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản 29
III- Trong mua sắm sử dụng tài sản công và sử dụng ngân sách Nhà nước tài nguyên thiên nhiên 31
IV- Trong lĩnh vực sử dụng vốn và tài sản tại doanh nghiệp Nhà nước 34
V- Tiết kiệm chống lãng phí trong sản xuất - tiêu dùng của nhân dân 36
Kết luận 38
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


cơ quan chức năng của Nhà nước đã nhiều lần sửa đổi và ban hành các chế đọ về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Vì vậy việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từng bước đi vào hoạt động có nền nếp, nhiều công trình đã được hoàn tất và đưa vào thực hiện suôn sẻ đạt hiệu quả cao như: một số công trình về điện(2 tổ máy thuỷ điện sông Hinh, 2 tổ máy thuỷ điện Yaly, 3 tổ máy Tuốc bin, tổ máy số 1 thuỷ điện Hàm Thuận- Đa My), 2 nhà máy xi măng( Nghi xuân, Hoàng mai), Quốc lộ 1 đoạn Hà nội- Vinh, cầu Mỹ Thuận, các sân bay Cần Thơ, Đà Nẵng, các cảng Hải Phòng, Sài Gòn( giai đoạn 1), một số công trình thuỷ lợi( Đồng bằng sông Hồng, đê Hà nội), trường ĐHQGHN tất cả đều hình thành vào năm 2000 hiện nay đang đi vào hoạt động với chất lượng công trình cao. Tuy nhiên hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản của toàn xã hội nói chung vẫn chưa cao, tình trạng thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản còn lớn. Qua điều tra cho thấy rằng hiện nay mức thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản chiếm từ 10-20% tổng giá trị công trình , cà biệt có công trình lên đến 30% tổng giá trị. Thực trạng trên làm cho chất lượng hầu hết các công trình căn bản chưa được đảm bảo bởi do sự cắt xén vào giá trị của công trình của những người có liên quan. Do đó mà nhiều công trình sau khi đã hoàn thành nhưng khi đi vào hoạt động thì sự cố xảy ra như nhà bị sập, đường xá bị lụt, đê bị vỡ...
Ta có thể kể ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản :
Sai sót trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt khảo sát thiết kế
Khảo sát thiết kế là nhân tố đầu tiên quyết định đến chất lượng, kỹ mỹ thuật công trình . Trên thực tế qua kiểm toán tại các địa phương( tỉnh, thành phố nhất là huyện xã) công tác này bị xem nhẹ, tình trạng chủ đầu tư, ban quản lý dự án hợp đồng với các tổ chức cá nhân không có tư cách pháp nhân, không có giấy phép hành nghề khảo sát thiết kế là phổ biến. Khảo sát thiết kế vẫn được thẩm định phê duyệt, chi phí cho công tác này vẫn ngân sách Nhà nước thanh toán. Do đó tất xảy ra những sự cố khó lường trong khi thi công gây lãng phí tốn kém cho ngân sách Nhà nước . Như tại thành phố Hà nội có công trình trên 5 tỷ đồng thi công được nửa móng thì phát hiện ra một túi bùn lớn, việc khắc phục hậu quả rất khó khăn, tốn kém chi phí này nằm trong khối lượng bổ sung được ngân sách Nhà nước chi trả. Sự cố này làm ảnh hưởng đến thời gian thi công công trình do việc dừng thi công để khảo sát thiết kế lại một lần nữa, gián tiếp làm giảm hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản , ngân sách Nhà nước lại phải thanh toán phần chênh lệch do thời gian dừng thi công quá dài.
Sai sót trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt dự toán
Dự toán thường do các đơn vị thi công lập không loại trừ phần giá trị trùng giữa các công việc, giữa hạng mục, áp giá cao hơn đơn giá qui định. Cơ quan thẩm định, phê duyệt dự toán ở các địa phương do trình độ chuyên môn trách nhiệm, biên chế... hạn chế nên dự toán được thẩm định, phê duyệt chưa chính xác
Khi quyết toán, thẩm định quyết toán cơ quan chức năng thường chấp nhận thanh toán nếu quyết toán bằng dự toán
Ngân sách Nhà nước đã phải trả hết cả chiphí lập thẩm định phê duyệt dự toán , quyết toán thêm cả phần dự toán , quyết toán chưa chính xác
Sai sót trong khâu đấu thầu thi công
Đối với các chương trình phải đấu thầu, các đơn vị thi công thường cố tình bóc tiền lương dự toán thấp hơn so với thiết kế( cố tình bỏ sót một số công việc vật tư, thiết bị...) để thắng thầu. Khi thi công theo thiết kế tất nhiên phát sinh thtêm khối lượng lại duyệt bổ sung, có trường hợp giá thắng thầu cộng giá bổ sung lớn hơn giá trần vẫn được thanh toán trong khi đó nhiều trường hợp lại không trừ tỉ lệ phần trăm giảm giá do đấu thầu cho phần giá trị bổ sung ngân sách Nhà nước phải gánh chịu. Rõ ràng việc tính thiếu dự toán là do đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm, vì trước khi dự thầu và đưa ra giá đấu thầu họ đã được nghiên cứu thiết kế và tự tính tiêu lượng dự toán
Mặt khác, khi tổ chức đấu thầu và xét trúng thầu, bên mời thầu có tình trạng cố tình không đảm bảo qui tắclà khách quan, công khaikhi mở thầu tức là mở thầu chỉ làhình thức mà thức tế đã có những thoả thuậnngầm nào đó để dành cho một đơn vị công ty thân quen. Điều này chắc chắn sẽ khôngcó một công trình chất lượng với giá hợp lý, gây lãng phí lớn cho ngân sách Nhà nước
Sai sót trong khâu thi công
Tình trạng sử sụng vật tư, vật liệu không có chứng chỉ xác nhận qui cách chất lượng không đầy đủ chứng từ hoá đơn do bộ tài chính phát hành là phổ biến ở các địa phương. Nhất là đối với đơn vị thi công là công ty tư nhân, công ty TNHH thậm chí không có sổ sách kế toán, không tập hợp chứng từ gốc hay có chứng từ thì hầu hết đều không hợp pháp, hợp lý, hợp lệ.
Tình trạng khoán trắng cho các đội trực tiếp sản xuất ở các đơn vị thi công( kể cảđơn vị Nhà nước ) rất phổ biến. Chất lượng, khối lượng giá trị vật tư, nhân công, máy, công cụ ... xuất dùng cho công trình không thể quản lý, kiểm soát được. Do đó nhiều đơn vị thi công lập quyết toán bằng cách phô tô lại dự toán
Sai sót trong khâu thẩm định, phê duyệt quyết toán
Thẩm định không kỹ nên quyết toán không chính xác, ngân sách Nhà nước phải chi trả, rõ ràng sai sót này do cơ quan thẩm định quyết toán gây nên và chi phí cho công tác này ngân sách Nhà nước phải thanh toán cho họ.
Tình trạng thẩm định phê duyệt quyết toán quá chậm xảy ra ở hầu hết các tỉnh thành phố, địa phương được kiểm toán ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn đầu tư xây dựng cơ bản , giảm hiệu quả đầu tư , gián tiếp gây thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Đó là một số nguyên nhân chính mà chúng ta cần khắc phục
III. Thực trạng tình hình sử dụng tài sản công, tài nguyên thiên nhiên.
Khi chuyển sang cơ chế mới, chúng ta đã công nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế khác nhau, nền kinh tế điều chỉnh theo cơ chế thị trường có sự quản lý Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì TSNN có khi không phải chỉ có cơ quan Nhà nước mới sử dụng mà còn có các thành phần kinh tế khác. Tài sản công là nguồn tài nguyên chính tiềm năng nó tạo ra nguồn tài chính để đầu tư vào phát triển kinh tế, do vậy tài sản công cần được quản lý một cách có hiệu quả. thế nhưng hiện nay tài sản Nhà nước không phải đã được quản lý tốt ở nhiều nơi. Trong các doanh nghiệp Nhà nước tình trạng lãng phí sử dụng kém hiệu quả diễn ra ở nhiều khâu : từ vốn liếng, tài sản, chi phí gián tiếp làm cho hiệu quả, sức cạnh tranh thấp.
Hiện nay một số cơ quan Nhà nước hoạt động một cách không có hiệu quả. họ sử dụng nguồn lực của mình với hiệu suất thấp, nguyên nhân là do thiếu rõ ràng trong việc phân cấp thực hiện quyền sở hữu. Một điều để thể hiện rõ là các quyết định về nhân sự thường phụ thuộc vào Bộ quản lý chuyên ngành, trong khi quản lý tài chính, thể hiện nỗ lực và kết quả hiệu lực của doanh nghiệp lạ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status