Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Truyền tải điện 1 - Tập đoàn Điện Lực Việt Nam - pdf 23

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 1
1.1. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 1
1.1.1. Khái niệm đánh giá thực hiện công việc 1
1.1.2.Mục tiêu đánh giá thực hiện công việc 2
1.2. HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 3
1.2.1. Tiêu chuẩn thực hiện công việc 3
1.2.2. Đo lường thực hiện công việc 6
1.2.3. Thông tin phản hồi về kết quả đánh giá 6
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 7
1.4. NHỮNG VIỆC CẦN LÀM ĐỂ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP 9
1.4.1. Lựa chọn và thiết kế phương pháp đánh giá, chu kỳ đánh giá 9
1.4.2. Lựa chọn người đánh giá và đào tạo người đánh giá 10
1.4.3. Thông tin phản hồi 10
1.5. VAI TRÒ PHÒNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÔNG TÁC ĐÁNHGIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC .11
1.6. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP 12
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 14
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 14
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 14
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Truyền tải điện 1 15
2.1.2.1 Chức năng 15
2.1.2.2 Nhiệm vụ 16
2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Truyền Tải Điện 1 16
2.1.3.1. Sản lượng điện truyền tải 17
2.1.3.2. Tổn thất điện năng 17
2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 18
2.2.1 Đặc điểm sản phẩm, dịch vụ và quy trình công nghệ 18
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty 19
2.2.3 Đặc điểm về lao động của Công ty Truyền Tải Điện 1 21
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1- EVN 24
2.3.1.Tổng quan về đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Truyền tải điện 1 24
2.3.1.1.Các hệ thống đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Truyền tải điện1 24
2.3.1.2.Nhận thức của lãnh đạo công ty về đánh giá thực hiện công việc 25
2.3.2. Hệ thống đánh giá thực hiện công việc 25
2.3.2.1. Triển khai hệ thống đánh giá thực hiện công việc 25
2.3.2.2. Mục đích của hệ thống 38
2.3.3. Hệ thống chấm điểm vận hành an toàn 41
2.3.3.1. Triển khai hệ thống chấm điểm vận hành an toàn 41
2.3.3.2. Mục đích của hệ thống 49
2.3.4. Nhận xét về công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Truyền tải điện 1 50
2.3.4.1.Nhận xét của người lao động 50
2.3.4.2 Nhận xét chung 53
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1- TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM 56
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 56
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 57
3.2.1.Xây dựng các văn bản phân tích công việc 57
3.2.2.Đối tượng đánh giá, chu kỳ đánh giá 59
3.2.3.Tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc 59
3.2.4. Phương pháp đánh giá thực hiện công việc 62
3.2.5 Lựa chọn người đánh giá và phương pháp đánh giá.82
3.2.6 Phỏng vấn đánh giá.83
3.2.7 Mục đính của hệ thống đánh giá 86
3.3. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI BAN LÃNH ĐẠO CÔNG TY VÀ VỚI CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG TRONG CÔNG TY 87
3.3.1. Kiến nghị với lãnh đạo công ty 877
3.3.2. Kiến nghị với các phòng ban chức năng trong công ty 88
3.3.2.1. Kiến nghị với phòng tổ chức lao động- tiền lương 88
3.3.2.2. Kiến nghị với các phòng ban khác 89
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU

Con người ngày càng được coi là yếu tố quan trọng nhất của xã hội vì chính con người là yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của quốc gia hay tổ chức chứ không phải là các yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, công nghệ… Vì thế hoạt động quản trị nhân lực ngày càng đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Trong các hoạt động quản trị nhân lực thì công tác đánh giá thực hiện công việc được coi là quan trọng nhất vì nó là cơ sở để hoàn thiện công tác thực hiện công việc của người lao động và là cơ sở để đưa ra các quyết định nhân sự khác như tuyển dụng, đào tạo, thù lao lao động...
Công ty Truyền tải điện 1 thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam với nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo an toàn, ổn định lưới điện quốc gia. Điều này đòi hỏi Công ty cần có một đội ngũ lao động giỏi, gắn bó với Công ty. Để đạt được mục tiêu đó, Công ty cần thực hiện tốt công tác quản trị nhân lực mà cốt yếu là công tác đánh giá thực hiện công việc. Tuy nhiên, tại Công ty Truyền tải điện 1 đánh giá thực hiện công việc còn mang tính cảm tính, chủ quan của nhà lãnh đạo, chương trình đánh giá chưa hoàn thiện, chưa được thực hiện nghiêm túc. Đánh giá thực hiện công việc chưa thực sự là cơ sở để đưa ra các quyết định nhân sự.
Vì vậy, với mục đích học tập thực tế, tổng kết lý luận và ứng dụng vào hoạt động quản trị nhân sự tại Công ty Truyền tải điện 1 , em quyết định chọn chuyên đề thực tập là : “Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Truyền tải điện 1 - Tập đoàn Điện Lực Việt Nam ”.
Với mục tiêu nghiên cứu đề tài gồm lý luận chung về đánh giá công việc; tìm hiểu, phân tích thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Truyền tải điện 1 đề xuất một số các giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Truyền tải điện 1.
Phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin và phương pháp xử lý, phân tích thông tin.
Đối tượng nghiên cứu là công tác đánh giá thực hiện công việc cho người lao động tại Công ty Truyền tải điện 1- Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu gồm
- Đánh giá thực hiện công việc đối với lao động quản lý điều hành, chuyên viên khối phòng ban chức năng, lao động trực tiếp ở khối sản xuất.
-Phạm vi thời gian: 2005, 2006, 2007
Ngoài phần mở đầu, kết luận, chuyên đề thực tập kết cấu gồm có 3 chương là:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về đánh giá thực hiện công việc.
Chương 2: Phân tích thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Truyền tải điện 1 .
Chương 3: Một số các giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Truyền tải điện 1.





CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
1.1. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
1.1.1. Khái niệm đánh giá thực hiện công việc
Theo giáo trình Quản trị nhân lực:“ đánh giá thực hiện công việc thường được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động” . Như vậy, đánh giá thực hiện công việc chính là so sánh sự thực hiện công việc của người lao động với kỳ vọng, mục tiêu mà nhà quản lý đề ra trước đó.
Đánh giá thực hiện công việc cần có tính hệ thống và tính chính thức. Tính hệ thống thể hiện ở việc tiến hành đánh giá thực hiện công việc theo các bước cụ thể, rõ ràng, có khoa học để đảm bảo hiệu quả, tính chính xác khi đánh giá thực hiện công việc. Tính chính thức thể hiện qua việc tổ chức phải quy định rõ ràng, công khai các thủ tục, phương pháp đánh giá để người lao động, người quản lý có nghĩa vụ thực hiện theo những quy định đó.
Đánh giá thực hiện công việc có vai trò rất quan trọng trong một tổ chức, là hoạt động không thể thiếu. Vì hiện nay, vốn quan trọng nhất của công ty là con người, người lao động có cống hiến hết mình cho tổ chức hay không, tổ chức có thể thu hút và giữ chân người tài hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản trị nhân sự. Trong khi đó, công tác quản trị nhân sự lại phụ thuộc vào công tác đánh giá thực hiện công việc do kết quả đánh giá thực hiện công việc phản ánh mức độ hoàn thành công việc của người lao động, việc cung cấp thông tin phản hồi cho người lao động còn giúp họ rút kinh nghiệm và thực hiện công việc ngày một hiệu quả hơn, quan trọng nhất kết quả của công tác đánh giá thực hiện công việc còn là cơ sở quan trọng để ra các quyết định nhân sự.
1.1.2.Mục tiêu đánh giá thực hiện công việc
Mục tiêu đánh giá thực hiện công việc chủ yếu hướng tới 2 mục tiêu cơ bản là cải tiến công việc của người lao động và giúp cho nhà quản lý có thể đưa ra những quyết định nhân sự đúng đắn.
Người lao động làm việc đã hợp lý chưa, đã đạt tiêu chuẩn chưa… Để trả lời những câu hỏi đó đòi hỏi cần thực hiện công tác đánh giá thực hiện công việc của người lao động chỉ ra cho người lao động thấy được hiệu quả công việc mà họ đang thực hiện đạt được đến đâu, người quản lý thấy được người lao động cần những kỹ năng gì, thiếu những kỹ năng gì. Từ đó, người quản lý lao động sẽ có cơ sở đề ra các biện pháp, chiến lược phát triển nhân sự trong tương lai như các lời khuyên giúp cho người lao động nâng cao hiệu quả lao động của mình, triển khai các kế hoạch đào tạo, huấn luyện người lao động, đưa ra kế hoạch về phát triển nghề nghiệp cho người lao động, sắp xếp, bố trí lại lao động, sa thải… Hơn nữa đánh giá thực hiện công việc tốt còn khẳng định sự thừa nhận thành quả của người lao động, tạo sự công bằng giữa những người lao động.
Tóm lại, đánh giá thực hiện công việc càng đúng đắn càng làm tăng xác suất ra quyết định đúng đắn của nhà quản trị nhân lực gồm tuyển dụng, trả lương, thăng chức, thuyên chuyển, đào tạo…
Mục tiêu của tổ chức có đạt được hay không phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của công tác đánh giá thực hiện công việc vì có đánh giá thực hiện công việc mới giúp cho công tác quản lý nhân sự của tổ chức thành công, trên cơ sở đó có thể mở rộng mục tiêu của tổ chức.


HdcMlIGRbGhH564
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status