Sự vận dụng chính sách kinh tế mới NEP ở Việt Nam - pdf 23

Download miễn phí Tiểu luận Sự vận dụng chính sách kinh tế mới NEP ở Việt Nam



 
I. Lý do chọn đề tài nghiên cứu:
1.Lý do chọn đề tài và tầm quan trọng của đề tài
2.Vai trò của tiểu luận với việc nghiên cứu quá trìng CNH – HĐH
II. Mục lục III.Nội dung:
A.Chính sách kinh tế mới của Lênin:
1.Điều kiện ra đời của NEP:
2.Nội dung và biện pháp chủ yếu của chính sách kinh tế mới
3.ý nghĩa và thành tựu của NEP
B. Sự vận dụng chính sách kinh tế mới NEP ở Việt Nam:
1. Quá trình vận dụng:
 2. Thành tựu và những vấn đề còn tồn tại:
IV. Kết luận
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


I. Lý do chọn đề tài nghiên cứu:
1.Lý do chọn đề tài và tầm quan trọng của đề tài
Trong quá trình CNH - HĐH nền kinh tế của nước ta đã áp dụng những mô hình kinh tế của Liên Xô về cả mặt lý thuyết và quá trình thực hiện đều cho thấy cả ưu điểm và một số hạn chế nhất định. Công cuộc cảI cách kinh tế đất nước diễn ra trong những năm qua bắt đầu từ sau đại hội VI của Đảng năm 1986 đến nay, là sự tận dụng có sáng tạo “chính sách kinh tế mới” (NEP) của Lê Nin. Đây là một chính sách có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. ở nước Nga, trong một thời gian ngắn đã tạo ra một bước phát triển quan trọng biến “nước Nga đói” thành một đất nước có nguồn lực dồi dào. Từ đó, nó khắc phục khủng hoảng chính trị, củng cố lòng tin cho nhân dân vào sự thắng lợi tất yếu và bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội theo những nguyên lý mà V.I.Lênin vạch ra.
Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin còn đánh dấu một bước phát triển mới về lý luận nền kinh tế xã hội chủ nghĩa và có ý nghĩa quốc tế to lớn đối với các nước phát triển theo định hướng XHCN, trong đó có nước ta.
2.Vai trò của tiểu luận với việc nghiên cứu quá trìng CNH – HĐH
Nghiên cứu về (NEP) để góp phần hiểu rõ thêm chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin và ý nghĩa của nó, đồng thời để thể hiện về sự vận dụng chính sách đó vào Việt Nam của Đảng và Nhà nước ta.
Em xin chân thành Thank cô giáo Đỗ Thị Kim Hoa đã giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này.
IV. Kết luận
A. Chính sách kinh tế mới của Lênin:
1.Điều kiện ra đời của NEP:
Từ sau sự thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga, việc thực hiện kế hoặch xây dựng CNXH bị gián đoạn do cuộc nội chiến 1918 – 1920. Trong thời kỳ này, Lênin đã áp dụng chính sách cộng sản thời chiến. Nội Dung cơ bản của chính sách này là chưng thu lương thực thừa của nông dân sau đó dành lại cho họ mức ăn tối thiểu. Đồng thời xoá bỏ quan hệ hàng hoá - tiền tệ, việc tự do mua bán lương thực trên thị trường, thực hiện chếe độ cung cấp hiện vật cho quân đội và nhà nước. Chính sách này đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi của Liên Xô.
Tuy nhiên khi hoà bình lập lại thì chính sách này không còn thích hợp. Nó trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trong hoàn cảnh đó, chính sách kinh tế mới (NEP) của Lênin ra đời.
2.Nội dung và biện pháp chủ yếu của chính sách kinh tế mới
Trước hết,NEP nhằm vào mục tiêu cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp,khuyến khích sản xuất nông nghiệp, với việc thay thế chính sách trưng thu lưong thực bằng chính sách thuế lưong thực, nông dân chỉ phảI nộp một phần lương thực cố định theo quy định trên tổng số lương thực mà họ sản xuất ra và được toàn quyền sử dụng phần còn lại. Chính sách này sẽ khuyến khích người nông dân có trách nhiệm và tích cực hơn trong sản xuất.
Cùng với chính sách thuế lương thực, nhà nứoc Xô Viết cũng cho phép tự do trao đổi hàng hoá,đẩy mạnh lưu thông,thiết lập hệ thống ngân hàng –tàI chính-tín dụng,phát triển thương nghiệp,xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Thực hiện hạch toán kinh doanh trong các xí nghiệp quốc doanh,cho phép tư nhân thuê mua một số xí nghiệp nhỏ.
Sử dụng sức mạnh kinh tế nhiều thành phần, các hình thức kinh tế quá độ như khuyến khích phát triển sản xuất hàng hoá nhỏ nông dân, thợ thủ công...
3.ý nghĩa và thành tựu của NEP
a. ý nghĩa của chính sách kinh tế mới NEP:
+ Khôi phục được nền kinh tế Xô Viết sau chiến tranh. Chỉ trong thời gian ngắn đã tạo được bước phát triển quan trọng biến “nước Nga đói” thành một nước có nguồn lương thực dồi dào. Từ đó,khắc phục được khủng hoảng kinh tế, chíng trị: củng cố lòng tin cho nhân dân vào sự thắng lợi tất yếu và bản chất tốt đẹp của CNXH theo nguên lý mà Lênin đã vạch ra.
+ Đánh dấu một bước phát triển mới về lý luận kinh tế XHCN. Theo tư tưởng này, nền kinh tế nhiều thành phần, các hình thức kinh tế quá độ, việc duy trì và phát triển quan hệ hàng hoá - tiền tệ, quan tâm tới lợi ích kinh tế cá nhân trước hết là người nông dân, là nhưng vấ đề có tính chất ngyên tắc trong việc xây dựng mô hình kinh tế XHCN.
+ Trong một nước kinh tế lạc hậu, việc phát triển cách mạng XHCN không thể bằng con đường trực tiếp mà phải trải qua nhiều bước đi trung gian, những biện pháp quá độ đặc biệt V.I.Lê nin chỉ ra rằng: “Không nghi ngờ gì nữa, ở một nước trong đó những người sản xuất tiểu nông chiếm tuyệt đại đa số dân cư, chỉ có thể thực hiện cách mạng XHCN bằng một loạt những biện pháp quá độ đặc biệt, hoàn toàn không cần thiết ở nước tư bản phát triển”. Tư tưởng đúng đẵn đó trở thành cơ sở lý luận xuất phát và phương pháp luận của đường lối cách mạng XHCN ở những nước lạc hậu, trong đó có Việt Nam.
b.Thành tựu của chính sách kinh tế mới NEP:
Sau một thời gian áp dụng chính sách kinh tế mới, nền kinh tế của nước Nga Xô Viết đã đạt được một số thành tựu nổi bật, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phát triển, nền kinh tế được khôI phục, liên minh công - nông được củng cố vững chắc.
Về nông nghiệp, đến cuối năm 1922 về cơ bản đã xoá được nạn đói. Từ năm 1922 đến năm 1925, sản lượng ngũ cốc tăng từ 56,4 - 74,7 triệu tấn, củ cảI đường tăng từ 1,9 - 9 triệu tấn, gia súc tăng từ 45,8 -,62,1 triệu con. Đến hết năm 1925, tổng sản lượng nông nghiệp tăng so với mức trước chiến tranh là 12%, sản phẩm chăn nuôI là 21%.
Ngành công nghiệp phát triển mạnh, tổng sản lượng công nghiệp năm 1925 bằng 75,5% so với trước chiến tranh, đến năm 1926 bằng 100% so với năm 1913. Nhiều ngành đạt và vượt so với mức trước chiến tranh như: điện, cơ khí chế tạo, công nghiệp nhẹ và thực phẩm. Công nghiệp quốc doanh linh hoạt và sáng tạo hơn, thành phần kinh tế tư nhân có nhiều đóng góp lớn.
Thương nghiệp được mở rộng, mức độ lưu thông hàng hoá năm 1926 bằng 2 lần năm 1924. Các doanh nghiệp trong nước đã mở rộng buôn bán với 40 nước trên thế giới. Xuất khẩu tăng từ 2,5 triệu rúp lên 11,3 triệu rúp; ngân sách nhà nước được củng cố trong những năm 1925 – 1926, thu cho ngân sách tăng gấp 5 lần so với năm 1922 – 1923. Thị trường tàI chính tiền tệ và giá cả ổn định, năm 1921 ngân hàng nhà nước được lập lại và thực hiện đổi tiền làm cho giá trị của đồng tiền tăng. Chính sách này có tác dụng rõ rệt trong khôI phục kinh tế.
Chính trị xã hội ổn định, bạo loạn giảm hẳn, kinh tế thay đổi bộ mặt, phục hồi nhanh, đưa Liên Xô lên đứng vị trí thứ 2 về kinh tế trên thế giới. Gây dựng được vị thế chính trị xã hội trên trường quốc tế, củng cố lòng tin của nhân dân, xứng đáng là một nước xã hội chủ nghĩa đứng đầu.
Bên cạnh đó, việc áp dụng NEP trong thực tế cũng đã vấp phảI một số khó khăn. Nguyên nhân là do xuất phát điểm của nền kinh tế là thấp mà NEP lại chủ trương phát triển công nghiệp nặng và gây ra một sự lạc hậu tương đối giữa ngành nông nghiệp và công nghiệp. Thêm vào đó là sự chống phá của kẻ thù từ những nước tư bản chủ nghĩa và bọn phản động trong nước đã gây ra không ít những bất lợi cho nền ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status