Những vấn đề của sự biến đổi xã hội ở Việt Nam sau 15 năm đổi mới - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Những vấn đề của sự biến đổi xã hội ở Việt Nam sau 15 năm đổi mới



M ỤC LỤC
 Trang
Lời nói đầu 1
Phần một: Tổng quan về xã hội học 2
I. Xã hội học là gì? 2
II. Lịch sử phát triển và hình thành của xã hội học 2
III. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học 3
IV. Các chức năng của xã hội học 4
V. Cấu trúc xã hội 5
VI. Các lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học 7
Phần hai: Biến đổi xã hội 8
I. Khái niệm 8
II. Phát triển và biến đổi xã hội 8
III. Sự khác nhau cơ bản của các lý thuyết về sự biến đổi và
 phát triển xã hội từ thế kỷ XIX đến nay 8
IV. Các xu hướng trái ngược nhau trong quá trình biến đổi và
phát triển xã hội 9
Phần ba: Những vấn đề của sự biến đổi xã hội ở Việt Nam sau
 15 n¨m đổi mới 11
I. Khái quát tình hình Việt Nam sau 15 đổi mới 11
II. Sự điều chỉnh xã hội trong chuyển biến xã hội 17
KÕt luËn 18
Tài liệu tham khảo 19
Mục lục 28
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


xã hội loài người. Nhưng chủ nghĩa duy vật lịch sử không nghiên cứu những điều kiện cụ thể, những con đường và những phương pháp nhằm cải biến cách mạng tư bản lên chủ nghĩa cộng sản. Nhiệm vụ đó trước hết là của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Chính trị kinh tế học mác-xít nghiên cứu những mối quan hệ giữa người và người trong sản xuất và phân phối của cải vật chất, nghiên cứu chế độ kinh tế của xã hội qua các giai đoạn phát triển lịch sử, trước hết là xã hội tư bản. Khi nghiên cứu xã hội tư bản, Mác đã rút ra kết luận về sự diệt vong mang tính tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa cộng sản, đồng thời cũng xác định vị thế kinh tế, xã hội và vai trò của giai cấp vô sản hiện đại. Do đó chính trị kinh tế học mác-xít cũng cung cấp những cơ sở lý luận kinh tế cho chủ nghĩa xã hội khoa học.
Cả hai bộ phận đó của chủ nghĩa Mác đều chưa được chỉ ra cho giai cấp vô sản những con đường, những phương pháp để tự giải phóng. Chỉ có chủ nghĩa xã hội khoa học mới là khoa học có nhiệm vụ trực tiếp nghiên cứu những điều kiện, nội dung và bản chất của sự nghiệp giải phóng của giai cấp vô sản. Nghiên cứu những điều kiện lịch sử của những biến đổi ấy, và thực chất của nó và do đó làm cho giai cấp bị áp bức hiện nay có sứ mệnh hoàn thành sự nghiệp ấy, hiểu rõ được những điều kiện và bản chất của sự nghiệp của chính họ, đó chính là nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội khoa học, biểu hiện lý luận của phong trào vô sản.
Đó chính là những luận điểm chúng ta cần nghiên cứu, nó là những vấn đề cơ bản nhất của xã hội học.
IV. Các chức năng của xã hội học :
Nhiệm vụ của xã hội học là thông qua nghiên cứu các quy luật và các tính quy luật của sự hoat động phát triển và tương tác của các chủ thể xã hội. Cùng các hình thức biểu hiện của chúng và cơ chế vận hành của các quy luật đó, nhằm lý giải thoả đáng nội dung và khuynh hướng của các biến đổi của từng xã hội đang diễn ra trên thế giới.
Mang tính cách là một khoa học độc lập, xã hội học thực hiện tất cả các chức năng vốn có của khoa học xã hội. Cho nên xã hội học cũng có những chức năng riêng của nó gồm:
Thứ nhất: chức năng lý luận, thực tiễn (Chức năng phương pháp luận). Xã hội học trang bị những tri thức khoa học về sự phát triển xã hội theo những quy luật vốn có của nó. Xã hội học có nhiệm vụ phân tích lý luận hoạt động nhận thức để xây dựng nên lý luận và phương pháp nhận thức đúng đắn. Xã hội học có nhiệm vụ xác định nhu cầu và phát triển chung cũng như những nhu cầu phát triển riêng của từng yếu tố cấu thành xã hội, tìm ra các hình thức phân phối hợp lý các nhu cầu đó trong các điều kiện phát triển cụ thể của xã hội.
Thứ hai: chức năng miêu tả, dự báo. Xã hội học cung cấp những thông tin chuẩn xác về thực trạng xã hội và dự báo xu thế biến động của xã hội, qua đó thức tỉnh cá nhân, nhóm cộng đồng xã hội và nhân loại để khoa học khắc phục và ngăn chặn tệ nạn và khuyết tật xã hội một cách kịp thời và có hiệu quả.
Thứ ba: chức năng thực tiễn-chức năng văn hoá, chức năng quản lý. Chức năng văn hoá của xã hội học chủ yếu là ở chỗ xã hội học đóng vai trò to lớn trong việc hệ thống hoá và hợp lý sự hiểu biết của con người về xã hội và trong việc tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh về xã hội mà các khoa học khác chuyên ngành không có khả năng làm được. Xã hội học có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động thực tiễn của các chủ thể quản lý xã hội và quảng đại quần chúng nhân dân lao động, trên cơ sở những dự báo chính xác khoa học về các quá trình xã hội của xã hội học để vạch ra và thực hiện kế hoạch hoá xã hội.
Thứ tư: chức năng thế giới quan và giáo dục ( chức năng tư tưởng ). Đây là chức năng nảy sinh từ bản chất và vai trò của hệ tư tưởng trong hệ thống xã hội ( bao gồm các quan điểm, triết học, xã hội học, kinh tế chính trị, pháp luật, luân lý, đạo đức, nghệ thuật, thẩm mỹ, tôn giáo....). Chức năng tư tưởng còn biểu thị trong vai trò làm hình thành một hệ thống kiến thức, quan điểm, niềm tin và lý tưởng của xã hội, những cái đó thành chuẩn mực tư tưởng, thành tác nhân kích thích hành động. Chức năng tư tưởng còn thể hiện ở một mặt rất quan trọng ở chỗ xã hội học giúp ta xác định lối sống lành mạnh, trung thực, nhân ái trong cộng đồng xã hội loài người nói chung.
V. Cấu trúc xã hội :
Khái niệm cấu trúc xã hội: xã hội loài người là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận cấu thành, có liên hệ tương tác lẫn nhau theo thứ bậc và theo các dạng quan hệ, cơ cấu xã hội hết đa dạng và phức tạp, vì vậy có nhiều cách tiếp cận để đến với cấu trúc xã hội.
Cơ cấu xã hội là một mô hình của các mối quan hệ giữa các thành phần cơ bản trong một hệ thống xã hội. Những thành phần này tạo nên bộ khung cho tất cả chế độ xã hội này đến xã hội khác. Những thành phần quan trọng nhất của cơ cấu xã hội là nhóm các thiết chế xã hội. Theo bách khoa toàn thư của Liên Xô cũ, cơ cấu xã hội là hệ thống các mối liên hệ ổn định và có sắp xếp giữa các yếu tố của hệ thống xã hội được quy định bởi các mối quan hệ giữa các giai cấp và các nhóm xã hội khác,bởi có sự phân công lao động và bởi có các đặc điểm của các chế độ xã hội nên có sự khác biệt giữa cơ cấu xã hội nói chung bao hàm toàn bộ các mối quan hệ và các lĩnh vực cơ cấu xã hội riêng biệt của nó ( sản xuất, chính trị, văn hoá ).
Chúng ta có thể hiểu cấu trúc xã hội theo góc độ nghiên cứu của xã hội như sau:
Cấu trúc xã hội bao gồm là toàn bộ hệ thống các mối quan hệ xã hội của các yếu tố tạo thành xã hội là một hệ thống tốt, đa cấp bao gồm nhiều hệ thống nhỏ dần, đơn vị cơ bản là con người.
Cấu trúc xã hội bao gồm các lớp của cấu trúc cơ bản nhỏ nhất đến toàn thể lớn nhất và các nhóm cấu trúc với tất cả các quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau, nhiều chiều biến động thường xuyên và phát triển liên tục, không ngừng tiến lên.
Cấu trúc xã hội bao gồm cơ cấu xã hội nằm trong cơ cấu chung của xã hội là nội dung cơ bản quan trọng của cấu trúc xã hội nhưng không phải là tất cả, không thể đồng nhất với cấu trúc xã hội.
Cấu trúc xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với những người quản lý kinh tế bởi: Muốn quản lý kinh tế phải có sự hiểu biết về cấu trúc xã hội trong thời đại lịch sử khác nhau của các chế độ chính trị xã hội khác nhau, những đặc điểm riêng của cấu trúc xã hội do sự tác động của sự phát triển kinh tế. Muốn bảo đảm tính hệ thống trong quản lý kinh tế cần thiết phải hiểu rõ các thành cấu trúc xã hội, vai trò của nó và mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các thành phần. Trên cơ sở nắm trắc cấu trúc xã hội để thực hiện sự phân cấp trong quản lý kinh tế đúng đắn, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý kinh tế. Tính đa dạng và phức tạp của cấu trúc xã hội đòi hỏi người cán bộ quản lý kinh tế phải có sự hiểu biết rộng về mối quan hệ giữa kinh tế chính trị và xã...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status