Hoàn thiện kế toán nguyên liệu - vật liệu tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Tư vấn đầu tư Trường Thành - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện kế toán nguyên liệu - vật liệu tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Tư vấn đầu tư Trường Thành



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRƯỜNG THÀNH 3
1. Khái quát sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần Xây dựng và Tư vấn đầu tư Trường Thành. 3
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Xây dựng và Tư vấn đầu tư Trường Thành. 2.1. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh 5
2.2. Đặc điểm về sản phẩm sản xuất 6
2.3. Đặc điểm về quy trình công nghệ 7
3. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Xây dựng và Tư vấn đầu tư Trường Thành 8
4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Xây dựng và Tư vấn đầu tư Trường Thành 11
4.1. Nhiệm vụ của phòng Kế toán 11
4.2. Nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán 13
4.3. Hệ thống chứng từ và hình thức sổ kế toán tại Công ty cổ phần Xây dựng và Tư vấn đầu tư Trường Thành 14
5. Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây 17
PHẦN II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRƯỜNG THÀNH 19
1. Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu tại công ty 19
1.1. Đặc điểm 19
1.2. Phân loại nguyên vật liệu 20
2. Tính giá nguyên vật liệu 21
2.1. Tính giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho 21
2.2. Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho 23
3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty 23
3.1. Chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán nguyên vật liệu tại Công ty 23
3.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 24
4. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 39
4.1. Tài khoản sử dụng 39
4.2. Phương pháp hạch toán tổng hợp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Tư vấn đầu tư Trường Thành 40
4.2.1. Kế toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu 40
4.2.2. Kế toán tổng hợp giảm nguyên vật liệu 43
PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRƯỜNG THÀNH 46
1. Nhận xét và đánh giá về kế toán nguyên vật liệu tại Công ty 46
1.1. Ưu điểm 47
1.2. Những tồn tại 48
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Tư vấn đầu tư Trường Thành 49
KẾT LUẬN 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


kế từng công trình – hạng mục công trình. Theo đánh giá thì giá trị nguyên vật liệu chiếm khoảng 60 – 80% giá trị công trình của Công ty. Do đó, nguồn NVL của Công ty chủ yếu do Công ty tự khai thác hay mua ngoài ( trong nước và nhập khẩu ), cũng có thể là do khách hàng giao cho theo thỏa thuận trước đã ký trong hợp đồng.
Nguồn NVL mua ngoài, gồm:
NVL sử dụng trong nước: xi măng, sắt thép, cát đá xây dựng, sơn, gỗ ván, gạch xây dựng, bê tông, vật tư điện nước, trang trí nội thất …
NVL nhập khẩu: Vật liệu xây dựng như: gạch ceramic, cáp điện tấm lợp, thiết bị vệ sinh, tấm trần kim loại, thang máy ….; Hàng trang trí nội – ngoại thất, như: tấm trần, thảm, tấm ốp trang trí, tấm masonate, ván ép, vách ngăn nhà vệ sinh …
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây Công ty đã tận dụng những NVL sẵn có trong nước nhằm hạ bớt giá thành công trình mà vẫn không làm giảm chất lượng theo cam kết. Đây cũng là một lỗ lực rất lớn của Công ty nhằm hạn chế việc phụ thuộc vào NVL nhập khẩu. Mặt khác, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng về chất lượng công trình không chỉ bền chắc mà còn phải mang tính thẩm mỹ cao: tiện nghi và đẹp. Để đáp ứng được những nhu cầu đó, Công ty đã không ngừng tìm kiếm những NVL đầu vào mới nhằm đáp ứng kịp thời cho công việc, cũng như tạo ra những lợi thế nhất định cho công việc.
Ngoài ra, chi phí xây dựng chịu nhiều ảnh hưởng bởi sự biến động giá cả vật liệu xây dựng, như: sắt – thép, xi măng, cát, gạch … khi có sự gia tăng giá đột biến của vật liệu xây dựng thì ảnh hưởng rất lớn tới NVL đầu vào, do đó tác động lớn tới các hợp đồng thi công dài hạn đã ký và có thể ảnh hưởng tới quá trình thì công công trình có khi bị đình trệ do vốn không đủ đáp ứng kịp thời. Nên công tác quản lý và hạch toán NVL rất quan trọng đối với Công ty nhằm theo dõi kịp thời số lượng tồn kho và chi phí NVL đầu vào cho các công trình cũng như đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời nhằm tận dụng được NVL khi giá chưa bị đẩy lên quá cao cũng như đáp ứng kịp thời cho công tác thi công, đảm bảo tiến độ công trình.
1.2. Phân loại nguyên vật liệu
NVL mà Công ty sử dụng rất đa dạng và phong phú về chủng loại và quy cách, mỗi loại lại có những vai trò khác nhau khi thi công công trình – hạng mục công trình. Vì vậy, để quản lý hiệu quả các NVL này thì Công ty Cổ phần Xây dựng và Tư vấn đầu tư Trường Thành tiến hành phân loại NVL theo công dụng của chúng, cụ thể như sau:
Nguyên vật liệu chính: Là những NVL sau khi được chế biến sẽ cấu thành nên thực thể của mỗi sản phẩm xây lắp ( công trình – hạng mục công trình ). NVL chính chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị mỗi công trình, như: Sắt – thép, xi măng, gạch, đá, cát …
Nguyên vật liệu phụ: Là những vật liệu có tác dụng phục vụ trong quá trình sản xuất, được sử dụng kết hợp với NVL chính làm tăng chất lượng, mẫu mã của sản phẩm hay được sử dụng để đảm bảo cho công cụ lao động hoạt động bình thường hay dùng để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý, như: Sơn, dầu, vecsni …
Nhiên liệu: Là những thư vật liệu được dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh, như: xăng dầu, khí đốt …
Phụ tùng thay thế: Gồm các loại phụ tùng, chi tiết được sử dụng để thay thế sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải, như: vòng bi, vòng điện …
Vật liệu khác: là các loại vật liệu không được xếp vào các loại kể trên. Chủ yếu là các loại phế liệu thu được trong quá trình thi công hay từ việc thanh lý TSCĐ.
2. Tính giá nguyên vật liệu
Với đặc thù của ngành xây dựng là NVL thường được nhập về theo nhu cầu tại công trình đang xây dựng và cũng được sử dụng ngay chứ không lưu kho lâu ngày. Do đó, Công ty áp dụng phương pháp tính giá cho NVL nhập kho và NVL xuất kho theo phương pháp giá thực tế đích danh. Công ty áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
2.1. Tính giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho
Tất cả các NVL đầu vào của Công ty do tự khai thác hay mua ngoài ( trong nước và nhập khẩu) được tính theo giá thực tế (giá gốc). Cụ thể giá thực tế NVL nhập kho được xác định như sau:
Trường hợp 1: Mua trong nước
Giá thực tế (giá gốc) ghi sổ gồm giá trị mua NVL không bao gồm VAT đầu vào [ là giá ghi trên hóa đơn của người bán sau khi đã trừ đi các khoản triết khấu thương mại và giảm giá hàng mua được hưởng, cộng với các khoản chi phí gia công, hoàn thiện ] và các khoản chi phí thu mua liên quan ( như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, thuê kho bãi … ).
Giá thực tế NVL nhập kho
=
Giá mua ghi trên hóa đơn (không có VAT)
+
Chi phí thu mua liên quan
Ví dụ:
Theo tài liệu của Công ty ngày 05/07/2007 nhập kho 20 tấn xi măng Hoàng Thạch (loại Xi măng PCB.40) theo Hóa đơn số 7349 ngày 04/07/2007 của C.ty Hà Giang vật liệu xây dựng với giá ghi trên Hóa đơn là 890,909 đồng/tấn ( giá chưa bao gồm VAT). Chi phí vận chuyển 1,800,000 đồng
Khi đó:
Giá thực tế Xi măng nhập kho = 20 x 890,909 + 1,800,000 = 19,618,180 đồng
Đơn giá= 19,618,18020= 980,909 đồng/tấn
Như vậy, đơn giá nhập kho thực tế của Xi măng Hoàng Thạch (PCB.40) là 980,909 đồng/tấn.
Trường hợp 2: Nhập khẩu nguyên vật liệu
Trong trường hợp này, giá thực tế NVL nhập kho được tính như sau:
Giá thực tế NVL nhập kho gồm giá hóa đơn ( không gồm VAT), thuế nhập khẩu, chi phí khoán và chi phí liên quan. Trong đó, giá hóa đơn là giá CIF của lô hàng nhập khẩu; chi phí khoán là phần trả cho Trung tâm thương mại để thanh toán các chi phí mua hàng nhập khẩu ( như: Chi phí mở L/C, chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ …), chi phí khoán trả theo thỏa thuận từng lô hàng. Theo đó, giá được tính theo công thức sau:
Giá thực tế NVL nhập kho
=
Giá hóa đơn
( không có VAT)
+
Thuế nhập khẩu
+
Chi phí khoán
+
Chi phí liên quan
Chi phí liên quan ở đây bao gồm: chi phí kho bãi, vận chuyển, bốc dỡ … Trong đó chi phí khoán và chi phí liên quan sẽ được phân bổ theo giá trị NVL nhập khẩu, nếu lô hàng đó chỉ phục vụ cho một công trình thì công ty phân bổ luôn giá thành sản phẩm ( tức Chi phí NVL trực tiếp – TK 621) trong thời gian đó. Còn nếu nhập khẩu cho nhiều công trình hạng mục thì toàn bộ chi phí đó sẽ được phần bổ theo tiêu thức trên ( tức không tính vào luôn giá trị sản phẩm mà tính vào giá trị thực tế nhập kho của NVL). Trên thực tế, thì Công ty chưa hề nhập khẩu bất kỳ NVL nào, có chăng chỉ mua lại của các Công ty thương mại khác.
2.2. Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho
Do nguyên vật liệu sử dụng cho thi công công trình – hạng mục nào thì do các đội thi công công trình đó mua và chuyển thẳng tới tận chân công trình đó, cho nên NVL xuất kho được tính theo phương pháp giá thực tế đích danh. Tức là, khi xuất NVL thuộc lô hàng nào thì sẽ căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho thực tế của lô hàng đó.
3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty
3.1. Chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán nguyên vật liệu tại Công ty
Đối với kế toán chi tiết NVL đòi hỏi phải phản ánh đúng giá trị, số lượng, chất lượng của từng loại NVL một cách chặt chẽ, trung thực về tình hình nhập – xuất – tồn. C...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status