Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ phần xi măng Sông Đà - pdf 23

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu: 1
2. Mục đích nghiên cứu: 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2
4. Phương pháp nghiên cứu: 2
5. Kết cấu của báo cáo: 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC. 3
I. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH CỦA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC. 3
1. Khái niệm: 3
2. Mục đích: 3
3. Tầm quan trọng và sự cần thiết phải cải tiến đánh giá thực hiện công việc 4
3.1. Tầm quan trọng của đánh giá thực hiện công việc 4
3.2. Vai trò của bộ phận chuyên trách về nguồn nhân lực trong công tác Đánh giá thực hiện công việc. 5
3.3. Sự cần thiết phải cải tiến đánh giá thực hiện công việc: 6
II. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA MỘT HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÚNG. 8
1. Các yếu tố cơ bản của một hệ thống ĐGTHCV. 8
1.1 Các tiêu chuẩn thực hiện công việc: 8
1.2 Đo lường sự thực hiện công việc: 9
1.3 Thông tin phản hồi: 10
2. Mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống ĐGTHCV. 10
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC VÀ TIẾN TRÌNH ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC. 12
1. Lựa chọn và xây dựng phương pháp ĐGTHCV 12
1.1 Phương pháp thang đo đánh giá đồ hoạ: 12
1.2 Phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng: 13
1.3 Phương pháp đánh giá bằng thang đo dựa trên hành vi 14
1.4 Phương pháp văn bản tường thuật 14
1.5 Các phương pháp so sánh: 15
1.6 Phương pháp quản lý bằng mục tiêu: 16
2. Một số vấn đề cần quan tâm khi xây dựng một hệ thống đánh giá thực hiện công việc. 18
2.1 Các nhân tố chính xây dựng một chu trình đánh giá 18
2.2 Việc đánh giá thường diễn ra như thế nào? 18
2.3 Sử dụng kết quả đánh giá thực thi công việc như thế nào? 19
3. Lựa chọn và đào tạo người đánh giá: 20
3.1 Lựa chọn người đánh giá 20
3.2 Đào tạo người đánh giá 21
4. Phỏng vấn đánh giá: 21
4.1 Mục tiêu của phỏng vấn đánh giá: 21
4.2 Các hình thức tiến hành phỏng vấn: 22
4.3 Trình tự tiến hành phỏng vấn: 23
5. Các yêu cầu đối với một hệ thống ĐGTHCV: 24
5.1 Tính phù hợp 24
5.2 Tính nhạy cảm: 24
5.3 Tính tin cậy (Tính nhất quán 24
5.4 Tính được chấp nhận: 24
5.5 Tính thực tiễn: 24
6. Một số lỗi cần tránh khi thực hiện một chương trình ĐGTHCV: 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÔNG ĐÀ. 27
I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC. 27
1 Quá trình hình thành và phát triển. 27
2. Đặc điểm của sản phẩm. Quy trình công nghệ sản xuất. 29
2.1 Đặc điểm của sản phẩm. 29
2.2 Quy trình công nghệ sản xuất. 29
3 Cơ cấu và đặc điểm của đội ngũ lao động. 29
3.1 Mô hình bộ máy quản lý của công ty. 29
3.2 Nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn từng phòng ban trong bộ máy quản lý. 33
3.2.1 Khối văn phòng .33
3.2.2 Khối các phân xưởng 37
4 Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 38
4.1 Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh. 38
4.2 Đặc điểm về cơ sở sản xuất. 40
4.2.1 Cơ sở sản xuất kinh doanh. 40
4.2.2 Hệ thống văn phòng công ty 41
5 Tình hình về nguồn lao động hiện nay của doanh nghiệp 41
II. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY 43
1. Quan điểm, mục đích đánh giá: 43
2. Nguyên tắc đánh giá: 43
3. Đối tượng đánh giá: 43
4. Thẩm quyền đánh giá: 44
5. Nội dung, quy trình đánh giá: 44
5.1 Đánh giá tháng 44
5.2 Đánh giá quý: 47
5.3 Đánh giá năm. 50
6. Một số lưu ý khi tổ chức đánh giá CB-CNV: 52
6.1 Trường hợp các đơn vị không đủ người 52
6.2 Đối với các trường hợp CB-CNV thay đổi vị trít 53
7. Tổ chức thực hiện: 53
III. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC ĐẢNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÔNG ĐÀ. 53
1. Điểm mạnh: 53
2. Điểm yếu: 54
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 55
TẠI CÔNG TY XI MĂNG SÔNG ĐÀ. 55
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 55
1. Về thị trường. 55
2. Đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh. 55
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY. 55
1. Hoàn thiện chương trình phân tích công việc. 55
2. Xác định rõ mục tiêu đánh giá thực hiện công việc. 56
3. Xác định rõ tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc. 57
4. Đào tạo huấn luyện người làm công tác đánh giá thực hiện công việc. 58
5. Tuyên truyền, giải thích cho người lao động về chương trình đánh giá thực hiện công việc. 58
6. Hoàn thiện công tác thông tin phản hồi và sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc. 59
KẾT LUẬN 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu:
Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra nhanh chóng, quyết liệt và trở thành xu thế phát triển không thể đảo ngược của nền kinh tế thế giới hiện nay. Nhận thức rõ về xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã xác định rõ sự cần thiết phải tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Gia nhập WTO đã đặt ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức. Trong bối cảnh đó, việc phát triển kinh tế là một trong những chiến lược đặt nên hàng đầu. Con người là một nguồn lực không thể thiếu và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển ấy. Vì vậy, quản lý nguồn nhân lực là một hoạt động quan trọng trong tổ chức.
Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quản lý nhân sự quan trọng thường được tiến hành một cách có hệ thống và chính thức trong các tổ chức nhằm hoàn thiện sự thực hiện công việc của người lao động và giúp người quản lý đưa ra quyết định nhân sự đúng đắn. Người lao động là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển tổ chức. Hoạt động đánh giá thực hiện công việc được thực hiện tốt sẽ tạo động lực cho người lao động, khuyến khích và giúp đỡ họ làm việc tốt hơn, đem lại hiệu quả công việc cao hơn.
Đánh giá thực hiện công việc là một quá trình phức tạp và chịu nhiều ảnh hưởng bởi tình cảm của con người vì nó dựa trên đánh giá chủ quan của người đánh giá kể cả khi tổ chức đã xây dựng và sử dụng một hệ thống cá tiêu chuẩn khách quan trong thực hiện công việc. Lựa chọn phương pháp đánh giá thực hiện công việc hợp lý sẽ giúp cho công tác đánh giá diễn ra tốt hơn. Vì vậy cần nghiên cứu và đưa ra các phương pháp đánh giá phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của từng tổ chức và từng công ty.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu các vấn đề về lý thuyết của công tác đánh giá thực hiện công việc trong doanh nghiệp. Từ đó nâng cao nhận thức và hiểu sâu hơn về các vấn đề trong công tác đánh giá thực hiện công việc.
Tìm hiểu thực tế công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ phần xi măng Sông Đà. Từ đó nêu ra được điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra hướng hoàn thiện công tác đánh giá tại công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty cổ phần xi măng Sông Đà.
Phạm vi nghiên cứu: Các phòng ban, xí nghiệp trực thuộc công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh sự thực hiện công việc. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp quan sát và công cụ Excel.
5. Kết cấu của báo cáo:
Báo cáo có kết cấu gồm hai chương:
Chương I: Cơ sở lý luận của đánh giá thực hiện công việc
Chương II: Thực trạng đánh giá thực hiện công việc tại Công ty cổ phần xi măng Sông Đà.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ phần xi măng Sông Đà.
Trong quá trình thực hiện đề tài, cùng với sự cố gắng của bản thân, tui xin Thank sự hướng dẫn của thầy giáo Vũ Huy Tiến cùng với sự giúp đỡ của toàn thể các bác, các chú và các anh, chị của Công ty Cổ phần xi măng Sông Đà đã giúp tui hoàn thành báo cáco này. Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên bài nghiên cứu của tui không tránh khỏi những thiếu xót rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung.
tui xin chân thành cảm ơn!

bhixx4FXrWRLbil
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status