Hoàn thiện bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện An Dương – Thành phố Hải Phòng - pdf 23

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) 3
1.1.1 Vai trò của hoạt động cho vay của NHTM 3
1.1.2 Các hình thức cho vay của NHTM 3
1.1.3 Sự cần thiết của bảo đảm tiền vay tại NHTM 8
1.2 CÁC HÌNH THỨC BẢO ĐẢM TIỀN VAY 10
1.2.1 Cầm cố 11
1.2.2 Thế chấp 13
1.2.3 Bảo lãnh 17
1.3 CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA BẢO ĐẢM TIỀN VAY 18
1.4 CÁC BƯỚC CHO VAY CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO CỦA NHTM. 19
CHƯƠNG II 22
THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NHNo&PTNT HUYỆN AN DƯƠNG 22
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHNo& PTNT HUYỆN AN DƯƠNG 22
2.1.1 Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ 22
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 24
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện An Dương 25
2.2 THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NHNo& PTNT HUYỆN AN DƯƠNG 34
2.2.1 Các hình thức bảo đảm tiền vay tại NHNo&PTNT huyện An Dương. 34
2.2.2 Các loại tài sản đảm bảo 37
2.2.3 Các bước thực hiện bảo đảm tín dụng tại NHNo&PTNT huyện An Dương 39
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NHNo&PTNT HUYỆN AN DƯƠNG 42
2.3.1 Thành tựu của bảo đảm tiền vay tại NHNo&PTNT huyện An Dương. 43
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện bảo đảm tiền vay tại NHNo&PTNT huyện An Dương. 45
CHƯƠNG III 48
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NHNo&PTNT HUYỆN AN DƯƠNG 48
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT HUYỆN AN DƯƠNG 48
3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh 48
3.1.2 Định hướng về bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng củ NHNo&PTNT huyện An Dương. 51
3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NHNo&PTNT HUYỆN AN DƯƠNG 51
3.2.1 Xây dựng quy trình cho vay và quy trình kiểm tra tài sản đảm bảo. 51
3.2.2 Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng trong việc thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay 52
3.2.3 Nâng cao công tác quản lý tài sản đảm bảo. 52
3.2.4 Phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ tín dụng đối với việc thẩm định tài sản đảm bảo 53
3.2.5 Cần thiết lập hệ thống thông tin trong nội bộ ngân hàng 53
3.2.6 Cần có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương 53
KẾT LUẬN 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

LỜI NÓI ĐẦU

Sau nhiều năm đổi mới, nền kinh tế nước ta chuyển đổi dần từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường có định hướng của Nhà nước đã có những bước tiến đáng kể và đang dần thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, tiến tới hòa nhập vào cộng đồng kinh tế thế giới. Ngân hàng thương mại là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế với chức năng là trung gian tài chính, tạo phương tiện thanh toán và trung gian thanh toán, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của cả đất nước.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của mình, các ngân hàng thương mại thường gặp rất nhiều rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro đạo đức… nhất là rủi ro tín dụng đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của ngân hàng, gây ra nhiều tổn thất mà các ngân hàng phải gánh chịu. Một trong những biểu hiện của rủi ro tín dụng gây nên tổn thất cho ngân hàng là nợ tồn đọng (nợ khó đòi) là nợ khó có khả năng thu hồi, nợ xấu và một số nguyên nhân gây nên nợ xấu là cơ chế bảo đảm tiền vay trong các ngân hàng còn thực hiện chưa tốt mà đặc biệt hiện nay do có sự tham cạnh tranh mạnh mẽ của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế buộc các ngân hàng phải thực hiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và để thực hiện được điều đó thì đòi hỏi hoạt động của ngân hàng phải có sự quản lý tốt sao cho kết quả đạt được là cao nhất. Vì vậy các ngân hàng thương mại phải thực hiện tốt cơ chế bảo đảm tiền vay thì sẽ giảm thiểu rủi ro, tạo nguồn thu nợ dự phòng tương đối chắc chắn cho ngân hàng đồng thời giúp cho vốn tín dụng được sử dụng có hiệu quả do các hình thức bảo đảm tiền vay gắn chặt với lợi ích vật chất của khách hàng. Do vậy, vấn đề bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại là một vấn đề rất quan trọng luôn đặt ra những yêu cầu phải giải quyết đầy đủ và chặt chẽ để kết quả kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
Trong quá trình thực tập tại NHNo&PTNT huyện An Dương, được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo và các cô chú trong ngân hàng em đã chọn đề tài:
“Hoàn thiện bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện An Dương – Thành phố Hải Phòng”
Chuyên đề của em gồm 3 chương:
Chương 1: Bảo đảm tiền vay trong hoạt động kinh doanh của NHTM
Chương 2: Thực trạng bảo đảm tiền vay tại NHNo&PTNT huyện An Dương – TP Hải Phòng.
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện bảo đảm tiền vay tại NHNo&PTNT huyện An Dương – TP Hải Phòng.









CHƯƠNG I
BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM)
1.1.1 Vai trò của hoạt động cho vay của NHTM
Trong nền kinh tế thị trường, cung cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản của Ngân hàng. Đối với hầu hết các Ngân hàng, dư nợ tín dụng thường chiếm tới hơn 1/2 tổng tài sản và thu nhập từ tín dụng chiếm khoảng 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của Ngân hàng . Vả lại, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có xu hướng tập trung chủ yếu vào danh mục tín dụng. Khi ngân hang rơi vào trạng thái tài chính khó khăn nghiêm trọng, thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Việc ngân hang không thu hồi được vốn, có thể là do ngân hàng buông lỏng quản lý cấp tín dụng không minh bạch, áp dụng những chính sách tín dụng kém hiệu quả, hay do nền kinh tế đi xuống không lường trước .Vì vậy điều không ngạc nhiên là cán bộ thanh tra xuống ngân hàng, họ luôn kiểm tra toàn bộ danh mục tín dụng, bao gồm phân tích chi tiết các hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tín dụng đối với các khoản tín dụng lớn, kiểm tra các khoản tín dụng vừa và nhỏ, trên cơ sở đó đánh giá chính sách tín dụng của ngân hàng nhằm bảo đảm lành mạnh và hiệu quả để bảo vệ những người gửi tiền và cổ đông của ngân hàng.

6Br9Ls1k1mrE6zr
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status