Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng



 
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3
I. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại. 3
1.Khái niệm. 3
2. Hoạt động của Ngân hàng Thương mại. 5
1. Huy động vốn 5
2. Sử dụng vốn. 5
3. Hoạt động kinh doanh khác 7
II. Chất lượng tín dụng của ngân hàng đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. 7
1. Khái quát về thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 7
1.1. Khái niệm: 7
1.2. Vai trò của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong nền kinh tế thị trường. 8
1.3. Cơ chế cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. 8
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng. 13
1. Nhân tố khách quan: 13
2. Nhân tố chủ quan. 14
2.4. Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 16
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG HÀ NỘI 18
I. Quá trình hình thành và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng 18
1. Quá trình hình thành và phát triển. 18
2. Cơ cấu tổ chức - Bộ máy hoạt động của chi nhánh 19
II. Khái quát hoạt động của chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng 21
1. Nghiệp vụ huy động vốn 21
2. Tình hình sử dụng vốn 22
3. Nghiệp vụ kinh doanh khác 24
III. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng. 26
1. Tình hình dư nợ quá hạn 26
2. Vòng quay tín dụng 27
IV. Đánh giá chung về kết quả hoạt động tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. 27
1. Kết quả đạt được: 27
2. Tồn tại và nguyên nhân 27
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG 29
I. Định hướng hoạt động của chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng 29
1. Muc tiêu: 29
2. Giải pháp 29
II. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng. 30
KẾT LUẬN 37
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ộng tín dụng của ngân hàng kém hiệu quả.
Môi trường xã hội: các yếu tố như uy tín, niềm tin, trật tự xã hội cũng ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng.
Môi trường pháp lý: các quy định về luật pháp của Nhà nước, các văn bản pháp quy của tổ chức tín dụng và của ngân hàng phải chặt chẽ, ổn định và đồng bộ để tạo ra một môi trường pháp lý chung đối với tất cả các hoạt động cho vay công bằng và hiệu qủa.
Các nhân tố ảnh hưởng khác: Ngoài các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến chất lượng tín dụng nêu trên còn nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng như: Thiên tai địch hoạ, văn hoá, tập quán, trình độ dân trí, dân số... nhưng đề tài này không đi sâu phân tích.
2. Nhân tố chủ quan.
Về phía ngân hàng, do các yếu tố sau:
+ Hệ thống thông tin.
Hoạt động tín dụng NHTM chứa đầy rủi ro , một mặt do NH có thể chọn nhầm khách hàng để cho vay tức là ngay từ đầu khách hàng đã có dấu hiệu không lành mạnh do không nắm bắt được thông tin, có thể khách hàng do năng lực sản xuất kinh doanh yếu kém, mạo hiểm, có ý lừa đảo... Mặt khác một số khách hàng có thể được đánh giá là tốt song trong quá trình kinh doanh, bản thân họ gặp rủi ro thua lỗ. Do vậy dẫn đến rủi ro tín dụng ngân hàng. Nhiệm vụ quan trọng nhất của ngân hàng là thu thập tổng hợp, phân tích thông tin về khách hàng nhằm loại trừ những khách hàng không đảm bảo được nguyên tắc tín dụng.
+ Năng lực của cán bộ ngân hàng:
Ban lãnh đạo và cán bộ tín dụng là người trực tiếp quyết định cho vay. Năng lực ở đây bao hàm kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ học vấn và cả đạo đức của cán bộ ngân hàng. Sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của NHTM chủ yếu còn phụ thuộc vào năng lực của cán bộ ngân hàng, do đó đây là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng mỗi cán bộ tín dụng phải có sự nhạy cảm và khả năng đánh giá chính xác. Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng đó là quyết định độc lập của riêng mình trong mỗi giao dịch và không hề chịu ảnh hưởng bởi những người có liên quan.
+ Cơ chế tín dụng.
Hoạt động kinh doanh của NHTM chịu sự chi phối của một hệ thống văn bản pháp luật như luật ngân hàng và các văn bản định chế khác, chính sách tín dụng, nó sẽ tạo điều kiện để các NHTM thu hút được khách hàng đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng, phân tán rủi ro ... Vì vậy chất lượng tín dụng tuỳ từng trường hợp vào cơ chế tín dụng có đúng đắn không. Hiện nay cơ chế tín dụng ở nước ta đã đổi mới một cách căn bản, phù hợp với cơ chế thị trường tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề đang được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả.
+ Kiểm soát nội bộ.
Kiểm soát nội bộ là kiểm tra việc thực hiện và chấp hành các chính sách tín dụng và các thủ tục liên quan đến các khoản cho vay. Để kiểm soát nội bộ có hiệu quả, bảo vệ được tài sản, ngân hàng cần bố trí cán bộ giỏi, am hiểu pháp luật và trung thực để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa những vi phạm, nâng cao hiệu quả tín dụng.
Về phía doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
Năng lực kinh doanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Tư cách, uy tín của Giám đốc doanh nghiệp.
Vốn và vật thế chấp của doanh nghiệp.
Phương án sản xuất kinh doanh.
2.4. Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh
ở nước ta, kinh tế ngoài quốc doanh có một vai trò to lớn và phải được khuyến khích phát triển. Trong việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, kinh tế ngoài quốc doanh góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất, khai thác tiềm năng kinh tế, tạo ra và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Vì vậy, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường khai thác tối đa mọi khả năng kinh tế của mình về vốn, về sức lao động, về trí tuệ để phục vụ sản xuất kinh doanh, đem lại lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô vừa và nhỏ, có tính tự chủ và năng động cao, vì vậy dễ thích nghi với những thay đổi của thị trường, có khả năng linh hoạt thay hướng sản xuất, thay đổi công nghệ để hạ giá thành sản phẩm, đem lại hiệu quả cao.
Từ những vấn đề nêu trên, kinh tế ngoài quốc doanh cần được tiếp tục phát triển và trở thành một đối trọng với kinh tế quốc doanh, thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước sớm có những chuyển biến kịp thời phù hợp với xu thế của nền kinh tế và thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển.
Với ngành Ngân hàng, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là nhóm khách hàng lớn và quan trọng trên các mặt nghiệp vụ như huy động vốn, sử dụng và phát triển dịch vụ ngân hàng. Đại bộ phận tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng là từ các thành phần dân cư trong xã hội, đây là nguồn vốn có tính ổn định cao đối với ngân hàng. Mặt khác nhu cầu sử dụng vốn của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là rất lớn, đối với doanh nghiệp họ có phần rất nhỏ vốn tự có, phần lớn doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải sử dụng vốn vay để hoạt động. Không những thế khi kinh tế ngoài quốc doanh phát triển, nó tạo ra mối quan hệ mua bán, chi trả lớn, tài khoản mở tại ngân hàng sẽ ngày một tăng lên và kéo theo các hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng phát triển. Điều này có nghĩa là sự phát triển kinh tế ngoài quốc doanh kéo theo sự phát triển của ngân hàng thương mại.
Vì vậy, để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động v.v... thì vấn đề là cần phát triển hơn nữa kinh tế ngoài quốc doanh.
Trong nền kinh tế thị trường, lòng tin của khách hàng là thước đo quan trọng đối với chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là đối với ngân hàng - một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực luôn luôn phải lấy chữ tín làm đầu, khi lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng càng tăng, thì quan hệ tín dụng được thực hiện một cách thông suốt và chứng tỏ chất lượng tín dụng được đảm bảo, khi đó tạo cho khách hàng sự tin tưởng vào ngân hàng.
Trong thời gian vừa qua, tín dụng ngân hàng nói chung, tín dụng ngoài quốc doanh nói riêng, tỏ ra bất cập với tình hình thực tế của đời sống kinh tế xã hội, vì vậy phần nào đã không khai thác triệt để tiềm năng của khu vực kinh tế này. Thể hiện ở chỗ tín dụng ngân hàng còn chạy theo lợi nhuận cục bộ, ít quan tâm đến yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế, khu vực kinh tế nào, thành phần kinh tế nào, đầu tư mà có khả năng thu được nợ được lãi cao là đầu tư mà không quan tâm đến lợi ích của toàn bộ nền kinh tế, vì thế có những khu vực kinh tế, nơi này nơi khác ít được quan tâm hay bị bỏ quên.
Trình độ cán bộ tín dụng còn chưa cập với nền kinh tế thị trường, cán bộ tín dụng không được chuyên môn hoá, các lĩnh vực kinh tế đều tham gia đầu tư, từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, xây dựng cơ bản, khoa học kỹ thuật, giao thông vận t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status