Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại Sở Giao Dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - pdf 23

Download miễn phí Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại Sở Giao Dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam



MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Lý luận về cho vay và chất lượng cho vay của Ngân hàng
thương mại. 2
1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại. 2
1.1.1 . Khái niệm về NHTM 2
1.1.2. Nghiệp vụ của NHTM 3
1.2. Lý luận về hoạt động cho vay. 3
1.2.1. Khái niệm hoạt động cho vay 3
1.2.2. Phân loại cho vay 4
1.3. Chất lượng cho vay của NHTM 6
1.3.1.Khái niệm chất lượng cho vay của NHTM 6
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay của NHTM 7
a. Chỉ tiêu định tính 7
b. Chỉ tiêu định lượng 8
1.3.3 Ý nghĩa của nâng cao chất lượng cho vay 10
a. Đối với NHTM 10
b. Đối với nền kinh tế quốc dân 10
c. Đối với khách hàng 11
Chương II: Thực trạng chất lượng cho vay tại Sở Giao Dịch Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt nam 12
2.1 Khái quát về Sở Giao Dịch 12
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 12
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 13
2.2 Thực trạng chất lượng cho vay tại SGD trong thời gian 2003-2005 14
2.2.1 Doanh số cho vay và dư nợ 14
2.2.2 Hiệu quả cho vay 17
2.2.3 Một số rủi ro trong hoạt động cho vay 19
2.3 Đánh giá chất lượng cho vay 21
2.3.1 Kết quả 21
2.3.2 Tồn tại 22
2.3.3 Nguyên nhân 22
Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại Sở Giao
Dịch 25
3.1 Định hướng công tác cho vay của SGD năm 2006 25 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay 26
3.2.1 Tăng cường công tác huy động vốn 26
3.2.2 Thẩm định chặt chẽ dự án cho vay 27
3.2.3 Đảm bảo quy trình cho vay 27
3.2.4 Kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay 28
3.2.5 Tư vấn cho đơn vị vay vốn để sử dụng vốn có hiệu quả 28
3.2.6 Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ SGD 29
3.2.7. Tích cực xử lý nợ quá hạn 30
3.3 Một số kiến nghị 30
3.3.1.Kiến nghị với NHNN 30
3.3.2.Kiến nghị với NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam 31
3.3.3.Kiến nghị với các cơ quan địa phương 31
Kết luận 33
Tài liệu tham khảo 34
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


cao thì ngân hàng thương mại càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỷ lệ nợ quá hạn càng cao, chất lượng tín dụng càng thấp.
Nợ quá hạn được chia làm hai loại:
Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: là những khoản nợ quá hạn được ngân hàng đánh giá là khách hàng vẫn có khả năng tiếp tục trả nợ, những khoản nợ quá hạn làm giảm chất lượng cho vay vì thời gian thu hồi nợ bị kéo dài. nguyên nhân của những khoản nợ chậm trễ này do ngân hàng định kỳ trả nợ không phù hợp không phù hợp, hay khách hàng gặp phải những rủi ro bất ngờ làm cho dòng tiền từ hoạt động kinh doanh không trùng với thời hạn trả nợ.
Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi: là những khoản nợ quá hạn mà khách hàng không còn khả năng trả nợ, nếu chỉ tiêu này cao sẽ ảnh hưởng trực tiếo đến sự tồn tại của ngân hàng. Nguyên nhân của những khoản nợ có khả năng mất vốn này là do sự yếu kém của ngân hàng trong khâu thẩm định, phân tích dự án hay do đạo đức của khách hàng.
1.3.3 ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng cho vay
Đối với Ngân hàng thương mại
Cho vay là hoạt động chính, đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng nhưng khả năng rủi ro rất lớn. Nếu một khoản vay nào đó thất thoát thì trước tiên làm ngân hàng không còn khả năng thanh toán cho người gửi tiền. Ngân hàng cũng có trách nhiệm với các cổ đông đảm bảo mức chia lãi cổ phần hợp lý cũng như mức lương nhất định đối với nhân viên. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng cho vay để có một khoản dư nợ tốt mang lại sự an toàn và hiệu quả tài chính cao đối với ngân hàng rất quan trọng.
Đối với nền kinh tế quốc dân
Hoạt động cho vay đảm bảo đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân trong nền kinh tế, góp phần giảm chi phí lưu thông, ổn định thị trường. Nâng cao hoạt động cho vay đồng nghĩa với việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế đúng hướng, hiệu quả hơn làm cho khả năng trả nợ Ngân hàng cao hơn, giảm được những khoản nợ xấu, nợ không có khả năng chi trả, giảm được chi Ngân sách Nhà nước cho khoản dự phòng rủi ro. Nhờ vào hoạt động cho vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng có thể tăng cường kiểm tra, giám sát với khách hàng vay vốn, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế chung của nền kinh tế quốc dân.
Đối với khách hàng
Hoạt động cho vay cung cấp nguồn vốn quan trọng, mang tính chất quyết định cho các doanh nghiệp. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng chịu sự ảnh hưởng của chất lượng khoản vay rất nhiều. Một khoản vay có chất lượng cao với lãi suất hợp lý, thời gian giải ngân và thu nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng làm cho khoản vay có khả năng sinh lời cao đối với cả khách hàng và Ngân hàng.
Chương 2
Thực trạng cho vay tại sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam
2.1 Khái quát về Sở giao dịch.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một trong bốn Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất ở Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước.
Trong quá trình hoạt động và trưởng thành, Ngân hàng được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước:
Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957
Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990
Đầu năm 1991, thực hiện các quyết định của Nhà nước và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) triển khai hoạt động theo mô hình tổ chức mới. Ban lãnh đạo Ngân hàng đã xác định: Vốn là mặt trận phía trước, tín dụng là trung tâm với phương châm: ”Hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV”. Đồng thời bước đầu triển khai các dịch vụ ngân hàng, mở rộng quan hệ đối ngoại và thanh toán quốc tế, đi vào tin học. Song song với việc tổ chức và đạo tạo cán bộ, BIDV cũng bước đầu mở thêm một số lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ mới như: Huy động vốn, Phát hành kỳ phiếu đảm bảo giá trị theo vàng, thanh toán quốc tế, cho vay XNK, cho vay và làm nhà ở… Trước những yêu cầu của nhiệm vụ mới, Ban lãnh đạo BIDV đã bàn bạc kỹ về đặc điểm của lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, đặc điểm của BIDV cũng như của khách hàng nhất là trong giai đoạn bước đầu thực hiện nhiệm vụ mới của một ngân hàng thương mại. Từ đó đã đi đến kết luận rằng cần thiết phải xin phép Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập Sở giao dịch
Sở giao dịch (SGD) được thành lập năm 1991 theo quyết định số 76/QĐ-TCCB ngày 28-3-1991 của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu Tư và phát triển Việt Nam về việc thành lập SGD Ngân hàng Đầu Tư và phát triển Việt Nam. Theo quyết định này, SGD là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, thực hiện hạch toán nội bộ, có bảng cân đối tài sản riêng, có con dấu riêng trực tiếp giao dịch với khách hàng. Trụ sở của SGD đặt tại toà tháp A Vincom City Towers, 191 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, SGD đã trải qua ba thời kỳ chính:
Thời kỳ 1991 –1995 : Thời kỳ bước đi chập chững với nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát vốn ngân sách cho các dự án đầu tư của các Bộ, Ngành.
Thời kỳ 1995 - 2000 : Giai đoạn khởi động chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh, hạch toán kinh tế chủ động, tự trang trải.
Thời kỳ 2000 đến nay : Giai đoạn trưởng thành, SGD đã tách ra, nâng cấp thêm bốn đơn vị thành viên chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển trên địa bàn với tổng tài sản mỗi đơn vị trên 1000 tỷ đồng.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức.
Sơ đồ về cơ cấu tổ chức của Sở Giao Dịch
Ban giám đốc
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng nguồn vốn kinh doanh
Phòng dịch vụ khách hàng DN
Phòng dịch vụ khách hàng CN
Phòng tín dụng
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng điện toán
Phòng kế
toán tài chính
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Phòng thẩm định
Phòng giao dịch I và phòng giao dịch II
Nhìn vào sơ đồ trên mặc dù ta thấy các phòng ban đều độc lập với nhau nhưng thực chất các phòng lại luôn có quan hệ tác động qua lại, giúp đỡ, cùng phối hợp với nhau đảm bảo cho mọi hoạt động của SGD được tiến hành một cách nhanh chóng, thuận lợi, hướng tới mục đích chung là làm cho SGD phát triển ổn định, bền vững.
Thực trạng chất lượng cho vay tại Sở Giao Dịch trong thời gian 2003- 2005
Doanh số cho vay và dư nợ.
Trong năm 2004 và 2005 tình hình lãi suất huy động tăng đã dẫn đến lãi suất cho vay cũng phải tăng theo. Đây là khó khăn mà SGD gặp phải nhưng với những biện pháp hợp lý đã làm cho hoạt động cho vay thực sự phát triển lớn mạnh cả chiều rộng và chiều sâu. Đó là việc mở rộng quan hệ khách hàng trên nguyên tắc “Hợp tác- Phát triển- Bền vững” đi đôi với việc phục vụ khách hàng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status