Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường EU mở rộng - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường EU mở rộng



 
CHƯƠNG 1 4
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT, HỘI NHẬP 4
KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG EU 4
1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ HÌNH THỨC LIÊN KẾT HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 4
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của liên kết kinh tế quốc tế 4
1.1.1.1 Khái niệm 4
1.1.1.2 Đặc trưng của liên kết kinh tế quốc tế 4
1.1.2 Bản chất và tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế 5
1.1.2.1 Khái niệm và bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế 5
1.1.2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng khách quan. 6
1.1.3 Các tác động của liên kết, hội nhập kinh tế quốc tế 7
1.1.3.1 Những tác động tích cực 7
1.1.3.2 Những tác động tiêu cực 8
1.1.4 Các loại hình liên kết, hội nhập kinh tế quốc tế 8
1.2 Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của EU 10
1.2.1 Sự ra đời của Cộng đồng châu Âu 10
1.2.2 Sự hình thành liên minh tiền tệ châu Âu 10
1.2.3 Thể chế của liên minh Châu Âu 11
1.2.4 Mục đích mở rộng của EU 12
1.3. SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - EU 15
1.3.1 Về phía EU 15
1.3.2 Về phía Việt Nam 15
1.4 THỊ TRƯỜNG EU 17
1.4.1 Đặc điểm của thị trường EU 17
1.4.1.1 Tập quán, thị hiếu tiêu dùng và kênh phân phối 18
1.4.2 Chính sách ngoại thương của EU 21
1.4.2.1 Biểu thuế quan thống nhất (CCT – Common Custom Tariff) 22
1.4.2.2 Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU 22
1.4.2.3 Chính sách chống bán phá giá 26
1.4.2.4 Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng của Liên minh châu Âu 27
1.4.3 Các yêu cầu của thị trường EU đối với hàng xuất khẩu 28
1.4.3.1 Thứ nhất là tiêu chuẩn chất lượng 28
1.4.3.2 Thứ hai là tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm 29
1.4.3.3 Thứ ba là tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng 29
1.4.3.4 Thứ tư là tiêu chuẩn bảo vệ môi trường 30
1.4.3.5 Thứ năm là tiêu chuẩn về lao động 30
CHƯƠNG 2 32
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI 32
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM 32
SANG THỊ TRƯỜNG EU MỞ RỘNG 32
2.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2000 – NAY 32
2.1.1 Về kim ngạch 33
2.1.2 Về cơ cấu thị trường 35
2.1.3 Về cơ cấu xuất khẩu 36
2.2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2000 ĐẾN NAY 37
2.2.1 Về kim ngạch 37
2.2.2 Về cơ cấu thị trường từng nước EU 40
2.2.3 Về cơ cấu mặt hàng giày dép 44
2.3 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2000 ĐẾN NAY 48
2.3.1 Về kim ngạch 48
2.3.2 Về cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường các nước EU mở rộng giai đoạn 2000 – 2005 51
2.3.3 Về cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính sang thị trường EU mở rộng giai đoạn 2000 – 2005 53
2.4 THỜI CƠ CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU MỞ RỘNG 56
2.4.1 Cơ hội chung 56
2.4.1.1. EU mở rộng là thị trường thống nhất, có sức mua rất lớn, ổn định và phát triển với những chính sách và quy định chung cho tất cả các nước thành viên 56
2.4.1.2. EU dành cho Việt Nam sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật trong quá trình phát triển kinh tế 59
2.4.1.3. EU mở rộng đang quan tâm và hướng hoạt động sang Châu Á 60
Trên nền tảng như vậy, một bên là EU và các nước thành viên, bên kia là ASEAN và các nước Đông Nam Á có thể phát triển một quan hệ đối tác vững mạnh, vừa nâng cao quan hệ khu vực với khu vực, vừa tăng cường mạng lưới cácquan hệ song phương của mình. 62
2.4.1.4 Sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu đối với tiến trình ra nhập WTO của Việt Nam 62
2.4.1.5 Các nước thành viên mới của EU25 vốn là thị trường truyền thồng của Việt Nam 65
2.4.1.6 Sự ra đời của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – EU đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác 2 bên 68
2.4.2 Riêng đối với mặt hàng giày dép 70
2.4.3 Riêng đối với mặt hàng thủy sản 72
2.5 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU MỞ RỘNG 76
2.5.1 Khó khăn, thách thức chung 76
2.5.2 Đối với hàng giày dép 80
2.5.2 Đối với hàng thủy sản 83
CHƯƠNG 3 88
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU 88
HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG EU TỪ NAY ĐẾM NĂM 2010 88
3.1 TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU MỞ RỘNG 88
3.1.1 Nhân tố tác động 88
3.1.2 Triển vọng 89
3.2 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU – KIM CHỈ NAM XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU TỪ NAY ĐẾN 2010 VÀ TẦM NHÌN 2020 91
3.3 ĐỊNH HƯỚNG CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN 2010, TẦM NHÌN 2020 92
3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU MỞ RỘNG 94
3.5 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN 2020 96
3.5.1 Giải pháp tổng thể 96
3.5.1.1 Giải pháp từ phía Nhà nước 96
3.5.1.2 Các giải pháp từ phía doanh nghiệp 100
3.5.1.3. Giải pháp khác 101
3.5.2 Giải pháp cho hàng giày dép 103
3.5.2.1 Giải pháp từ phía Nhà nước 103
3.5.2.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 105
Hộp 12: Những lời khuyên cho các nhà xuất khẩu giày dép sang EU 108
Xu hướng thời trang 108
Mỗi thị trường, mỗi cơ hội 108
3.5.3 Giải pháp cho hàng thủy sản 109
3.5.3.1 Giải pháp từ phía Nhà nước 109
3.5.3.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 111
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


khẩu 10.000 tấn so với chưa đầy 1.000 tấn trong cùng kỳ năm 2005. Triển vọng về khả năng phát triển hơn nữa của các sản phẩm cá tra, basa vẫn có vẻ sáng sủa. Về mặt sản lượng, sự thích nghi với tình hình của thị trường tầm cỡ lớn sẽ vẫn là thách thức chủ yếu đối với ngành cá tra, basa của Việt Nam trong thời gian tới.
Như vậy, có thể đánh giá triển vọng xuất khẩu của ngành thuỷ sản là hết sức khả quan vì dây là ngành mà Việt Nam chủ động được cả khâu nguyên liệu và chế biến. Để xuất khẩu thuỷ sản phát triển bền vững, ổn định, và tăng cường được vị thế trên các thị trường xuất khẩu quan trọng như EU thì Việt Nam cần tiếp tục thực hiện các biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của thuỷ sản nước nhà.
2.4 THỜI CƠ CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU MỞ RỘNG
2.4.1 Cơ hội chung
2.4.1.1. EU mở rộng là thị trường thống nhất, có sức mua rất lớn, ổn định và phát triển với những chính sách và quy định chung cho tất cả các nước thành viên
Qua 5 lần mở rộng từ các năm 1973, 1983, 1986, 1995 và đặc biệt mở rộng sang phía đông tháng 5 năm 2004 lên 25 thành viên, EU đã bao quát gần hết lãnh thổ châu Âu, trở thành một trong các trung tâm hàng đầu thế giới về chính trị, kinh tế, thương mại, tài chính, khoa học và công nghệ.
Thị trường EU rộng lớn với gần 490 triệu người tiêu dùng có thu nhập cao với tổng thu nhập quốc dân đạt trên 11.000 tỉ USD, đứng thứ 2 trên thế giới sau Mỹ, chiếm 27,8% tổng GDP của cả thế giới, 1/3 tổng giá trị thương mại thế giới và gần 1/2 luồng đầu tư trực tiếp toàn cầu. Với ưu thế của một thị trường thống nhất, áp dụng chính sách kinh tế thương mại chung và đồng tiền chung và với sức mạnh về kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ hàng đầu, EU trở thành mục tiêu trong chiến lược đối ngoại của nhiều nước.
Chính sách thương mại của EU luôn hướng tới xoá bỏ các hạn chế thương mại, giảm thuế và tạo thuận lợi cho buôn bán toàn cầu phát triển bằng cách kết hợp chính sách đa phương, song phương và khu vực. Trong nhiều thập niên qua, quan hệ chính trị và ngoại giao giữa Việt Nam với EU 15 đang trong thời kỳ phát triển. Phần lớn các nước thành viên EU mới quan hệ gần gũi, chặt chẽ với Việt Nam trong Hội đồng Tương trợ kinh tế trước đây. Sau khi EU mở rộng lần thứ năm, các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam tiếp tục được hưởng thuế ưu đãi GSP không phải ở 15 nước mà ở 25 nước.
Những thành viên mới thực hiện biểu thuế nhập khẩu chung của EU, nhìn chung thấp hơn mức thuế cũ. Trước đây, thuế nhập khẩu hàng công nghiệp vào các nước Trung và Đông Âu (CEEC) là từ 0 đến 42%, mức trung bình là khoảng 10 - 12% trong khi thuế nhập khẩu của EU15 là từ 0 đến 36,6%, với mức trung bình đối với hàng công nghiệp là 4,1%. Tuy nhiên, một số sản phẩm nông nghiệp vào EU lại có mức thuế quan cao hơn vào CEEC. Song, những mặt hàng có mức thuế vào EU cao hơn vào CEEC thì Việt Nam lại chưa có điều kiện xuất khẩu như sữa và sản phẩm sữa, trứng và thịt gia cầm. hay một số sản phẩm EU áp dụng hạn ngạch như đường, chuối,... thì những mặt hàng này Việt Nam chưa có đủ khả năng xuất khẩu.
Ngoài ra, khi luật lệ EU mở rộng ổn định hơn, thống nhất hơn, các doanh nghiệp có thể lập kế hoạch kinh doanh, đầu tư, hợp tác kinh tế thuận lợi hơn, nhất là việc thanh toán các hợp đồng ngoại thương với khu vực Đông Âu sẽ bảo đảm hơn theo thông lệ quốc tế. Đồng thời, sẽ có thể dùng một đồng tiền được tính toán và thanh toán trong toàn khu vực là đồng EURO. Điều này tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện hợp đồng, giảm chi phí, giấy tờ hải quan do khi hàng hóa đã thông quan ở bất kỳ cảng nào thuộc khu vực sẽ được di chuyển khắp lãnh thổ cộng đồng theo hình thức vận tải nội địa.
Quan hệ bạn hàng trước đây của Việt Nam với các nước thành viên EU mới sẽ có điều kiện được khôi phục và phát triển trở lại khi tình hình kinh tế của các nước này được cải thiện.
Ngoài ra, đồng EURO ra đời đã mở ra cơ hội tuận lợi cho việc mở rộng chủng loại và khối lượng hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào EU, mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam tại EU. Các nhà xuất khẩu Việt Nam nay chỉ cần sử dụng một đơn vị tiền tệ là đồng EURO nên việc tính toán trong khi ký kết hợp đồng cũng như trong thương mại hay triển khai các chiến lược thâm nhập thị trường EU sẽ dễ dàng hơn.
Hộp 3: EU mở rộng không phải là khó khăn, trái lại có nhiều thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam
Ông MARKUS CORNARO, Đại sứ EU tại Việt Nam cho rằng: Trước hết tui xin khẳng định, sau khi EU kết nạp thêm các thành viên mới đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác lớn hơn, tạo ra một bước đột phá lớn trong quan hệ kinh tế, thương mại với Việt Nam. Sau sự kiện này, cả EU và Việt Nam sẽ có thêm nhiều yếu tố thuận lợi để làm mạnh thêm quan hệ hợp tác. Ví như, 10 nước thành viên mới sẽ làm phong phú hơn nhiều trong quan hệ với Việt Nam cả về ngôn ngữ, kinh nghiệm và các quan hệ truyền thống vốn mật thiết, cũng như có thêm hiểu biết nhiều hơn về Việt Nam. Đó là cơ sở để tui tin tưởng vào sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn giữa các bên.
Có nhiều ý kiến cho rằng, nhiều mặt hàng của Việt Nam có tiêu chuẩn thấp hơn tiêu chuẩn do EU đề ra sẽ gặp nhiều khó khăn khi xuất sang các nước thành viên mớ, nhưng ông MARKUS CORNARO lại cho rằng: Việc EU mở rộng không phải là khó khăn mà trái lại có nhiều thuận lợi hơn. Cụ thể là: một hệ thống pháp luật thống nhất trên toàn EU sẽ đơn giản hóa và đồng nhất các thủ tục cho hàng hóa Việt Nam vào thị trường này; mức thuế trung bình cho hàng hóa Việt Nam vào EU cũng sẽ thấp hơn, bởi mức thuế chung của các thành viên EU áp dụng cho hàng hóa vào đây thấp hơn mức thuế mà 10 nước thành viên mới đã áp dụng trước đây. Cuối cùng, EU cũng có một hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam – hệ thống này sẽ được mở rộng áp dụng trong các nước thành viên mới.
Ông MARKUS CORNARO cũng cho rằng sau khi mở rộng, 10 nước thành viên mới cũng sẽ áp dụng các quy định ngặt cùng kiệt của EU về: vệ sinh an toàn thực phẩm; các thủ tục thương mại chặt chẽ từ đăng ký, hải quan, thuế quan... Nhưng một khi hàng hóa của Việt Nam đã tới 1 nước trong EU, có nghĩa là chuyến hàng đó đã tới EU và đem lại nhiều điều kiện thuận lợi hơn, cũng như khả năng tiếp cận thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, không có cách nào tốt hơn là Việt Nam phải tăng chất lượng hàng hóa có sức cạnh tranh lên cao hơn.
Trên thực tế, nhiều công ty của Việt Nam đã đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của EU, do đó cùng với việc mở rộng các mặt hàng, hàng hóa Việt Nam đã chiếm lĩnh và có thế mạnh ở châu Âu, Việt Nam có thể phát triển các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, cao su và một số hàng nông sản khác...
Bên cạnh đó, những người Việt Nam đang sinh sống hợp pháp tại các nước vừa mới gia nhập có thể sẽ được tự do đi lại, buôn bán và tìm kiếm cơ hội làm ăn ở 25 quốc gia trong đại gia đình EU.
Như vậy, Vi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status