Một số quy chế pháp lý về hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường nước - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Một số quy chế pháp lý về hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường nước



Mục lục
Lời nói đầu .1
Chương I : Tổng quan về tài nguyên nước .2
1.Tài nguyên nước thế giới .3
2.Tài nguyên nước ở Việt Nam .4
3.Ô nhiễm nguồn nước 6
Chương II : Quy chế pháp lý về hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam hiện nay .8
I- Thực trạng ô nhiễm môi trường nước Việt Nam hiện nay .8
1.Ô nhiễm nước sinh hoạt .9
2.Ô nhiễm môi trường nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh .12
II- Một số quy định pháp lý về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam .22
1Nghĩa vụ của nhà nước trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường nước .23
2.Nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ , phát triển tài nguyên nước .28
3.Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.31
Chương III : Hiện trạng thực thi pháp luật.Một số kiến nghị 42
I- Hiện trạng thực thi pháp luật .42
II- Một số kiến nghị .44
Kết luận .48
Danh mục các tài liệu tham khảo .49
 
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


bẩn tràn lên đường phố, chảy vào các hộ gia đình, ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường sống của người dân. Các thành phố đa phần chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hầu hết sông ngòi trong cả nước tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các đô thị ở khu dân cư, nhà hàng; nước thải của các cơ sở y tế, cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, … chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép đổ vào. Hiện nay, việc đầu tư và áp dụng các công nghệ xử lý nước thải chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường. 70% các khu công nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải tập trung, hay một số cơ sở sản xuất có xử lý nước thải nhưng không đạt tiêu chuẩn cho phép. Qua kiểm tra các cơ sở sản xuất hóa chất trên toàn quốc cho thấy, chỉ có 12% các cơ sở xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Các làng nghề ở đô thị với nhiều loại hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp như: chế biến thực phẩm, cơ khí, thủ công mỹ nghệ, chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng phát triển góp phần cải thiện đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở này đều phát triển tự phát theo nhu cầu của thị trường với thiết bị và công nghệ sản xuất lạc hậu, không đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải trực tiếp qua các hệ thống cống rãnh. Kiểm tra 3 làng nghề tái chế nhựa ở Triều Khúc, dệt nhuộm Tân Triều và bún Phú Đô Hà Nội cho thấy nước thải tại mương thải chung của các làng nghề, trước khi thải ra ngoài bị ô nhiễm nghiêm trọng, các chất hữu cơ BOD vượt đến 14,4 lần; COD vượt 10,8 lần, chất rắn lơ lửng vượt 1,4 lần, dầu mỡ vượt 5,5 lần.
Ông Đặng Dương Bình, trưởng phòng môi trường - khí tượng thủy văn Sở Tài Nguyên môi trường và nhà đất Hà Nội cho biết: Xử lý nước thải đang là một thách thức lớn, thành phố với hơn 2,7 triệu dân tổng lượng nước thải của thành phố khoảng hơn 500.000 m3/ngày đêm, trong đó lượng nước thải sinh hoạt khoảng 400.000 m3, nước thải công nghiệp 85.000- 90.000m3. Hà Nội có 5 khu công nghiệp tập trung, 13 cụm công nghiệp vừa và nhỏ, mới có khu vực Bắc Thăng Long, Sài Đồng có trạm xử lý nước thải. Nước thải qua hệ thống cống, mương đô thị chảy ra 4 con sông thông nối nhau: Tô Lịch , sông Lừ, sông Sét , Kim Ngưu , theo dòng sông Châu giang chảy vào sông Nhuệ - Đáy , hồ Yên Sở ra các tỉnh lân cận. Nhưng dòng sông này, nước bị ô nhiễm do các chất hóa học, hữu cơ. Hàm lượng DO ở các điểm đo trên các sông Nhuệ , Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét dao động từ 1,6 -5 mg/l, trong đó DO ở sông Lừ, Kim Ngưu và Tô Lịch đều có giá trị thấp hơn 2 mg/l. Trên 99% các điểm quan trắc chất lượng nước mặt trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy có hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ không đảm bảo tiêu chuẩn đối với nguồn nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt .
Tại thành phố Việt Trì, nước thải công nghiệp cũng được đổ trực tiếp vào sông Hồng không qua xử lý làm cho hàm lượng kim loại nặng, các chất hữu cơ đặc biệt là hợp chất phenol được clo hóa, BOD, COD rất cao. Sông Hồng tiếp nhận gần 100.000m3 /ngày đêm của thành phố Việt trì, trong đó nước thải công nghiệp chiếm 30 % .
Ở thành phố Hồ Chí Minh, lượng nước thải công nghiệp xả ra môi trường hơn 400.000 m3 ngày đêm. Theo sở tài nguyên môi trường TP Hồ Chí Minh, trong đó số 12 KCN trên địa bàn, mới có KCN Lê Minh Xuân, Tân Tạo có hệ thống xử lý nước thải, còn lại các KCN với khoảng hơn 30.000 m3/ngày đêm thải ra sông ngòi, kênh rạch. Thành phố với gần 5 triệu dân, tổng lượng nước thải sinh hoạt khoảng 600.000 m3/ ngày đêm, chỉ 60% được xử lý sơ bộ. Nước thải xả trực tiếp ra các kênh Nhiêu Lộc, kênh Tân hóa lan tỏa đi các sông Sài Gòn – Đồng Nai, Nhà Bè, chợ Đệm, sông Tranh … Hiện nay, lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai bị ô nhiễm trên diện rộng với mức độ tăng dần từ thượng lưu đến hạ lưu, chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ, vi sinh vật và bị axit hóa, một số khu vực hạ lưu bị ô nhiễm nặng. Qua các kết quả phân tích chất lượng nước tại các trạm dầu nguồn sông Sài Gòn – Đồng Nai bị ô nhiễm hữu cơ, đặc biệt là ô nhiễm dầu.
Tính chung trên địa bàn cả nước, lượng nước thải các loại chưa được xử lý nhưng vẫn xả thẳng ra môi trường hàng năm lên tới 1,5 tỷ mét khối; trong đó các khu đô thị và khu công nghiệp mỗi ngày thải khoảng hơn 3 triệu mét khối nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất xả trực tiếp vào nguồn nước mặt. Với hàm lượng các chất gây ô nhiễm, khối lượng nước thải này đã và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng cho rất nhiều con sông, mà chính những dòng sông đó lại là nguồn cấp nước chủ yếu cho các nhà máy nước công suất lớn và trạm cấp nước quy mô nhỏ hơn phục vụ cấp nước sinh hoạt và sản xuất hàng ngày tại các đô thị, các khu tập chung đông dân cư.
c. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước do các hoạt động dịch vụ
Cùng với sự phát triển của các nghành công nông nghiệp, dịch vụ ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần vào việc phát triển kinh tế. Đi cùng với nó là nạn ô nhiễm môi trường nước do các hoạt động dịch vụ như vận tải đường sông, hoạt động kinh tế … Và đặc biệt là các hoạt động du lịch làm cho biển Việt Nam đạng bị đục hóa và ô nhiễm nghiêm trọng. Vịnh Hạ Long, đầm Lăng Cô, vịnh Nha Trang .. . là minh chứng rõ nhất của những tác hại này.
Gần đây nhất, việc phát triển du lịch lặn ở biển Nha Trang cũng khiến các rạn san hô bị gãy nát, sinh vật biển mất hang sinh sống, chất hàng loạt, ảnh hưởng trầm trọng đến đa dạng sinh học. Theo thống kê, mỗi ngày có trên 40 tàu thuyền du lịch, khoảng 600 khách lặn xem san hô chính là tác nhân của tình trạng “đau đầu” này. Theo kết quả khảo sát của các nhà khoa học trong và ngoài nước, 80% tài sản vô giá của biển Việt Nam như rạn nứt san hô, hệ sinh thái thảm cỏ biển … đang nằm trong tình trạng rủi ro và 50% trong số đó cảnh cáo là rủi ro cao, khó có thể khôi phục được.
Hằng năm vào mùa mưa, từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch, những vùng Nam Trung Bộ, đặc biệt là Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, ... bờ biển trở nên trắng xóa do hiện tượng “bột báng” kết thành từ hàm lượng phù sa lơ lửng, xác chết, sinh vật và rác thải … nổi lềnh bềnh khiến nước bốc mùi hôi.
Theo PGS-TS Nguyễn Chu Hồi, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản – Bộ thủy sản thì tại nhiều bãi biển bị ô nhiễm của Việt Nam, có hơn 20 giống ký sinh trùng thuộc 2 nhóm vi nấm ký sinh gây u, viêm cơ quan nội tạng dẫn đến tử vong. Có bãi biển đã gặp nấm ký sinh trên 100% số mẫu phân tích. Sự xuất hiện của vi nấm ký sinh bãi biển thường liên quan đến ô nhiễm phân rác, nước thải không xử lý và do người tắm biển mang đến.
Không chỉ ở những biển du lịch mà ở nhiều vùng biển khác từ Bắc đến Nam, rác thải có chu kỳ phân hủy chậm như bao nhựa, polymel vứt bừa bãi. Khi con người tự do xả rác xuống chúng sẽ tạo ra những màng ngăn, khiến cho quá trình trao đổi khí giữa nước và đáy không thực hiện được, vùng đáy biển từ thoáng ký trở thành yếm khí, phát sinh ra khí sunphua hyddro (H2S), gây mùi thối, biến vùng nước sống thành nước chết. Một khi đã biến thà...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status