Bài thuyết trình - Đền Quán Thánh - pdf 23

Download miễn phí Bài thuyết trình - Đền Quán Thánh



Theo sách sử ghi chép lại, Lý Nam Đế tên thật là Lí Bí sống ở thế kỷ thứ 6, là người Việt Nam đầu tiên xưng đế, khẳng định chủ quyền và lòng tự hào dân tộc. Ông đã tuyên bố dựng lên một nước mới, đặt Quốc hiệu là Vạn Xuân. Sử cũ bình luận rằng, với quốc hiệu mới, người đứng đầu nhà nước Vạn Xuân có ý “mong xã tắc được vững bền muôn đời”. Vua Lý Nam Đế sau khi lập ra nhà nước mới, đã cho xây dựng một ngôi chùa lớn, sau trở thành một trung tâm Phật giáo và Phật học lớn của Vịêt Nam. Đó là chùa Khai Quốc, tiền thân của chùa Trấn Quốc . Ngay cái tên, chùa Mở nước cũng hàm chứa nhiều ý nghĩa.





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Lời Nói Đầu
Bất cứ một du khách nào khi đến một điểm du lịch của Việt Nam ở một mức độ nào đó đều muốn được tìm hiểu về những nét văn hóa, con người nơi đó.
Điểm đến của chúng tui lần này là Chùa Trấn Quốc và đền Quán Thánh. Đây là hai ngôi chùa nằm trên đường Thanh Niên, nằm cách nhau không xa.Từ đền Quán Thánh – nằm ở đầu đường Thanh Niên, chỉ với 5 phút đi bộ là du khách đã có thể đến chùa Trấn Quốc, trên đường đi du khách có thể vừa đi vừa ngắm cảnh hồ Tây và hồ Trúc Bạch. Vì nằm ở khu trung tâm của thành phố Hà Nội, lại có khuôn viên rất đẹp, thoáng mát nên rất nhiều du khách đến đây để tham quan, cúng vái, làm lễ, … hay chỉ đến để vãn cảnh chùa, tận hưởng sự thanh thoát, thoải mái, nhẹ nhàng nơi cửa Phật. Cũng có những du khách nước ngoài đến vì tò mò, vì muốn biết đến những nét văn hóa đền chùa của người Việt, muốn biết những câu chuyện lịch sử của ngôi chùa.
Bài thuyết trình này của chúng tui nhằm cung cấp cho du khách những thông tin cơ bản nhất, giúp du khách hiểu được những giá trị văn hóa, lịch sử của người Việt gắn với lịch sử của hai ngôi chùa.
Chúng tui rất mong sự đóng góp của quý bạn đọc gần xa. Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả.
Bài thuyết trình - đền Quán Thánh
Khi nói đến Hồ Tây, hồ Trúc Bạch và đường Thanh Niên, thì chắc hẳn người dân Hà Nội sẽ nhớ đến bánh tôm Hồ Tây, phở cuốn hồ Trúc Bạch và nhiều người sẽ nghĩ đến đền Quán Thánh và chùa Trấn Quốc. Đây là hai địa điểm khá được nhiều sự ưu ái của du khách bởi vị trí ở gần khu trung tâm thành phố Hà Nội, phong cảnh rất thanh tịnh và những giá trị lịch sử - văn hóa lâu đời.
Đền Quán Thánh nằm ở góc đường Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên) và phố Quán Thánh trông ra hồ Tây. Đền còn được gọi là Trấn Vũ quán (quán là nơi tu luyện của các đạo sĩ) thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ.
Hình 1: Toàn cảnh đền Quán Thánh
1. Lịch sử hình thành và xây dựng đền
Đền được xây dựng vào năm 1010 dưới triều Lí Thái Tổ sau khi rời đô về Thăng Long để chấn phương Bắc. Đền được liệt vào Thăng Long tứ trấn (4 vị thần trấn thành Thăng Long).
Năm Vĩnh Trị thứ 2 dưới triều Lê Hy Tông (1677) Trịnh Tạc sai thị thần Nguyễn Đình Luân bỏ tượng gỗ đúc tượng đồng.
Trải qua nhiều lần sửa chữa, đến năm 1856 thời Tự Đức đền có đợt trùng tu lại nhà chính diện, đình Thiệu Hương, nhà đại bái, gác chuông. Xây thêm 2 toà tả hữu hành lang và đắp lại 4 pho tượng đại nguyên suý và 1 pho tượng đương niên hành.
2. Kiến trúc của đền
Đền có cổng tam quan uy nghi đường bệ được dựng trên những tấm đá lớn với gác chuông ở phía trên cùng. Phía trước có bốn cây cột lớn được đắp nổi bằng những hình nghê, phượng và mặt hổ phù.
Hình 2: Cổng tam quan đền Quán Thánh.
Bước chân qua cổng tam quan là sân rộng, trong sân có bể cá vàng và hòn giả sơn.
Hình 3: Sân đền Quán Thánh
Cấu trúc đền gồm hai lớp. Lớp ngoài là nhà Đại Bái cao ráo, lộng lẫy với hệ thống cột, xà, cửa võng sơn son thếp vàng.
Hình 4: Hệ thống cột xà sơn son thếp vàng
Những nét chạm khắc gỗ tinh xảo mang đậm dấu ấn nghệ thuật thời Lê trên các chi tiết gỗ của đền Quán Thánh.
Hai bên tả hữu treo biển đồng chữ bạc của vua Thiệu Trị (1841-1847) ban và một khánh đồng (bên trong có bài thơ ca tụng công đức thần) do một Đại Đô đốc thời Tây Sơn cung tiến vào năm Cảnh Thịnh thứ 2 (1795).
Hình 5: Chiếc khánh cổ trong đền Quán Thánh.
3. Tượng đồng đen Huyền Thiên Trấn Vũ
Điều đặc biệt và đáng chú ý nhất mà chắc ai trong quí vị dù chưa đến đây hay đến đây không phải lần đầu đều biết đến đó là tượng đồng đen Huyền Thiên Trấn Vũ. Tượng cao 3m96 nặng 4 tấn, (chu vi phần bệ tượng là 8m) tay trái bắt quyết, tay phải cầm gương có rắn quấn chống lên lưng rùa (rắn tượng trưng cho sức mạnh, rùa tượng trưng cho sự trường tồn).
Hình 6: Tượng đồng đen Huyền Thiên Trấn Vũ
Tương trưyền rằng Huyền Thiên Trấn Vũ là vị thiên thần trấn cửa Bắc môn thiên phủ vào thời nhà Tuỳ (589-600) giáng sinh đầu thai vào làm con vua nước Tinh Lạc bên Trung Quốc. Lớn lên Huyền Thiên bỏ ngôi Hoàng Tử đến tu ở núi Vũ Dương ( Trung Quốc) học đạo. Sau 42 năm tu luyện, Huyền Thiên đắc đạo sang du ngoạn nước ta đến sông Nhị Hà làng Long Đô ( Hà Nội ngày nay) vào tu luyện tại một ngôi đền bên Hồ Tây dùng đạo phép trừ các loại yêu quá để cứu dân. Do đó người ra nhớ ơn lập đền thờ ở phường Đông Xuân huyện Thọ Xương gọi là Huyền Thiên quán.
Một truyền thuyết nữa lại cho rằng vào đời Hùng Vương (2879-258) trước công nguyên tại làng Long Đô có rừng ‘Thiên lâm’ ở đây có con hồ tinh ( cáo thành tinh ) chín đuôi làm hại dân rất nhiều. Ngọc Hoàng sai thần Huyền Thiên hạ giáng dùng phép thuật giết hồ tinh rồi cả khu Thiết Lâm sụp xuống thành hồ tức là Hồ Tây ngày nay. Vì thế vua Lí Thái Tổ sau khi xây dựng thành Thăng Long đã cho lập đền thờ ở phía tây bắc thành để trấn yêu quái, đồng thời dùng thần quyền để mê hay lòng người, củng cố nền thống trị phong kiến.
Tượng đồng Trấn Vũ lúc đầu là bằng gỗ, đến năm Vĩnh Trị thứ 2 đời vua Lê Hy Tông (1677) mới được đúc thành đồng đen.
Đến năm 1892 tượng được nâng lên bệ đá xanh. Tượng đồng Trấn Vũ uy nghiêm hùng dũng được thờ phía bắc thành Thăng Long mang ý nghĩa lớn lao với tự về quốc gia, nó biểu thị cho sức mạnh quật cường của dân tộc qua các cuộc chiến tranh chống Tống, bình Chiêm, đuổi Minh qua mấy thế kỉ trước.
Tượng là công trình nghệ thuật đặc sắc của các nghệ nhân đúc đồng làng Ngũ Xã thế kỉ 17.
Với người Việt Nam đi đền chùa đầu năm là để cầu may và mỗi lần đến thăm đền Quán Thánh du khách thường xoa tay lên chân thánh và vuốt lên mặt mình sẽ đem lại may mắn và an lành cho mọi người trong cả năm.
Hình 7: Đặt tay lên chân tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được xem như là một nghi thức cầu may.
Ngoài ra quí vị có thể thấy pho tượng đứng trong lòng khám ở phía tả nhà đại bái, tượng này có thuyết cho tằng đó là viên thái giám coi đức tượng Huyền thiên, có thuyết lại cho rằng đó là ông tổ của nghề đúc đồng, người đã góp công lớn khi đúc tượng đồng Huyền Thiên nên khi ông mất các học trò của mình tạc tượng ông để tưởng niệm.
Ngoài nghệ thuật đúc đồng, đền Quán Thánh còn nổi tiếng với vẻ đẹp của nghệ thuật chạm khắc gỗ. Trên các bộ phận kiến trúc bằng gỗ của ngôi đền các đề tài như tứ linh, dơi, cá, tùng, trúc, cúc, mai, lẵng hoa, bầu rượu, thanh gươm, cảnh sinh hoạt của trần gian và thượng giới... được chạm khắc một cách tinh xảo mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê.
Hình 8: Bia đá ghi trùng tu
Không chỉ là một công trình có giá trị về mặt lịch sử và kiến trúc, đền Quán Thánh còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa nổi tiếng của người dân Hà Nội xưa và nay. Trải qua gần một thiên niên kỷ nhưng ngôi đền vẫn còn nguyên vẹn, duyên dáng bên hồ Tây thơ mộng và tồn tại trong lòng người Hà Nội.
Vâng, hi vọng sau buổi tham quan đền quí vị có thể hiểu hơn về lịch sử ngôi đền và tích Huyền Thiên Trấn Vũ. Và bây giờ dư
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status